Chứng Thư Bảo Lãnh Là Gì? Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng Ra Sao?

Chứng Thư Bảo Lãnh Là Gì? Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng Ra Sao?

Không ít người thắc mắc chứng thư bảo lãnh là gì? hay bảo lãnh ngân hàng là gì? Có các loại bảo lãnh ngân hàng nào? Quy trình bảo lãnh ngân hàng diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đâyHoTroVay.Vn giới thiệu đến các bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này.

1. Chứng Thư Bảo Lãnh Là Gì?

Chứng thư bảo lãnh là cam kết của bên ngân hàng bằng văn bản cho các doanh nghiệp về vấn đề: ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay đơn vị kinh doanh trong thời gian giới hạn khi đơn vị này không hoặc chưa thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là đơn vị thứ 3, tức là bên bán hàng.

2. Chứng Thư Bảo Lãnh Tiếng Anh Là Gì?

chung-thu-bao-lanh-la-gi

Chứng thư bảo lãnh trong tiếng Anh là Letter of Guarantee.

3. Nội Dung Của Chứng Thư Bảo Lãnh

Trong chứng thư bảo lãnh sẽ bao gồm các nội dung cụ thể dưới đây:

  • Tên, địa chỉ bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
  • Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ lãi, nợ gốc.
  • Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  • Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh.
  • Hồ sơ liên quan tới việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của đơn vị nhận bảo lãnh với bên bảo lãnh.
  • Quy định những nội dung liên quan tới việc xử lý, giải quyết tranh chấp nếu như phát sinh.
  • Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh cần thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả nợ hoặc trả không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh, phương thức chứng minh đã thực hiện biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo đúng quy định.
  • Các nội dung khác theo thỏa thuận.

4. Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì?

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với đơn vị có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài tính thay khách hàng khi không thực hiện hay thực hiện không đúng với nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

bao-lanh-ngan-hang-la-gi

Khách hàng cần nhận nợ rồi hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả.

4.1. Đặc Điểm

Bảo lãnh ngân hàng có các đặc điểm cụ thể như:

  • Là giao dịch thương mại đặc thù.
  • Bảo lãnh ngân hàng thường do chủ thể là tổ chức tín dụng thực hiện.
  • Trong bảo lãnh ngân hàng tổ chức tín dụng không những có tư cách là người bảo lãnh mà còn có tư cách như một nhà kinh doanh ngân hàng.
  • Bảo lãnh ngân hàng có mục đích, hệ quả tạo lập 2 hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và cam kết bảo lãnh. Chúng có quan hệ nhân quả, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng độc lập về chủ thể và quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.
  •  Đây không phải giao dịch 2 bên hay 3 bên mà là giao dịch kép.
  •  Bảo lãnh ngân hàng được xác lập, thực hiện dựa vào chứng từ, tính chất chứng từ của nó thể hiện khi tổ chức tín dụng phát hành cam kết bảo lãnh, khi người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêu cầu hoặc tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh, các chủ thể bắt buộc thiết lập bằng văn bản.
  •  Bảo lãnh ngân hàng là bảo lãnh vô điều kiện.

4.2. Phân Loại

Bảo lãnh ngân hàng có các cách phân loại như sau:

Phân loại theo phương thức phát hành

• Bảo lãnh trực tiếp.
• Bảo lãnh gián tiếp.
• Bảo lãnh được xác nhận.
• Đồng bảo lãnh.

Phân loại theo hình thức sử dụng

• Bảo lãnh có điều kiện.
• Bảo lãnh vô điều kiện.

Phân loại theo mục đích sử dụng

• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
• Bảo lãnh thanh toán.
• Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay.
• Bảo lãnh dự thầu.
• Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước.
• Bảo lãnh bảo hành.
• Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn.

Các loại bảo lãnh khác

• Thư tín dụng dự phòng.
• Bảo lãnh thuế quan.
• Bảo lãnh hối phiếu.
• Bảo lãnh phát hành chứng khoán.

chung-thu-bao-lanh-la-gi-so-1

5. Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng

Bước 1: Ký hợp đồng với đối tác về thanh toán, dự thầu, xây dựng,… đối tác yêu cầu có bảo lãnh ngân hàng.

Bước 2: Lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh tới Ngân hàng.

Trong hồ sơ gồm có:

  • Giấy đề nghị bảo lãnh.
  • Hồ sơ pháp lý.
  • Hồ sơ mục đích.
  • Hồ sơ tài chính kinh doanh.
  • Hồ sơ TSBĐ.

Bước 3: Bên ngân hàng sẽ thẩm định về tính hợp pháp, khả thi của dự án, năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu như đồng ý bên ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng cấp bảo lãnh cùng thư bảo lãnh.

Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh.

Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính với Ngân hàng .

5.1. Phí Bảo Lãnh Ngân Hàng

Phí bảo lãnh là khoản phí mà bên được bảo lãnh cần trả cho ngân hàng. Phí bảo lãnh cần đảm bảo bù đắp các khoản phí ngân hàng đã bỏ ra có tính cả rủi ro mà ngân hàng có thể gánh chịu. Nếu xét ở góc độ một dịch vụ thì phí bảo lãnh là giá của dịch vụ đó.

6. Chứng Thư Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì?

Chứng thư bảo lãnh là gì? Đó là cam kết của ngân hàng đưa ra bằng văn bản cho đơn vị kinh doanh về việc ngân hàng thực hiện nghĩa vụ tài chính cho đơn vị kinh doanh trong thời gian giới hạn. Khi đơn vị này không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh.

7. Rủi Ro Của Chứng Thư Bảo Lãnh

Có thể kể đến một số rủi ro của chứng thư bảo lãnh là:

  • Điều kiện thanh toán không khả thi, dễ có tranh chấp.
  • Bên bảo lãnh phải thanh toán khoản nợ thay bên được bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh chứng minh được họ đã áp dụng thu hồi nợ mà không được. Ngoài ra cần chứng minh bên bảo lãnh có vi phạm hợp đồng.
  • Chủ thể ký phát hành bảo lãnh không đúng thẩm quyền khiến bên phát hành đưa ra những căn cứ pháp luật nhằm từ chối bảo lãnh.
  • Dễ xảy ra hiện tượng giả danh người có thẩm quyền bên phát hành bảo lãnh bằng việc dùng chữ ký và con dấu giả.
  •  Bên bảo lãnh có thể gặp nguy cơ lớn khó được thanh toán khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.

8. Kết Luận

Trên đâyHoTroVay.Vn vừa giúp các bạn hiểu rõ chứng thư bảo lãnh là gì? Ngoài ra cần hiểu rằng bảo lãnh ngân hàng là nghiệp vụ quan trọng với cả doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế. Nó giúp tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng mối quan hệ thương mại quốc tế.

Share this post