Điều kiện mở quầy thuốc tây cần những gì, bao nhiêu vốn?
Điều Kiện Mở Quầy Thuốc Tây Cần Những Giấy Tờ Gì? Bao Nhiêu Vốn? Đó là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ theo đang thắc mắc. Đặc biệt là những người theo học chuyên ngành y dược. Để giúp bạn giải đáp, HoTroVay.Vn sẽ cung cấp một số kinh nghiệm liên quan đến việc chuẩn bị nguồn tài chính. Cũng như làm sao để có biện pháp kinh doanh thuốc tây một cách hiệu quả nhất . Chúng ta cùng nhau theo dõi nhé!
1. Điều Kiện Mở Quầy Thuốc Tây Cần Những Giấy Tờ Gì?
Thứ nhất, bạn phải là sinh viên đã tốt nghiệp ngành dược và đã được cấp bằng. Có thể là bằng theo chương trình đào tạo đại học, cao đẳng hoặc trung cấp đều được. Bên cạnh đó, cũng có thể chấp nhận trường hợp có bằng đào tạo 18 tháng tại cơ sở dược phù hợp với quy định.
Thứ hai, phải có chứng chỉ hành nghề dược đủ 5 năm do cơ sở y tế cấp phép. Nếu có chứng chỉ ngành Y thì sẽ thuận lợi hơn. Trường hợp bạn chưa có một trong hai loại giấy tờ trên thì nên nhờ người khác đủ điều kiện đứng tên giùm.
Thứ ba, phải có giấy đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Có thể là Ủy ban Nhân dân các cấp (xã, huyện, …) hoặc sở Kế hoạch và Đầu tư. Không chỉ riêng ngành này mà bất cứ trường hợp kinh doanh mặt hàng nào cũng cần tới nó. Hồ sơ này gồm có:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước photo, sao y bản chính. Hoặc nếu có Hộ chiếu còn đủ hiệu lực của mọi thành viên hoặc chủ kinh doanh thì vẫn chấp nhận được.
Cuối cùng, liên quan đến tiêu chuẩn GPP. Cứ 3 năm một lần bạn phải xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề. Việc chuẩn bị những loại giấy tờ trên không phải là vấn đề đơn giản. Chính vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian để hoàn thành chúng sớm. Bởi thiếu bất kì một thứ nào trong số đó, bạn cũng không đủ điều kiện và sẽ tốn nhiều thời gian, công sức hơn.
2. Những quy định bắt buộc khi mở tiệm thuốc tây
Trong luật Dược được ban hành năm 2016 có quy định quầy thuốc tư nhân đảm bảo đầy đủ địa điểm. Bên cạnh đó trang thiết bị, địa điểm cất đồ dùng liên quan, phòng bảo quản, tài liệu, nhân sự cũng không được để thiếu.
Còn trường hợp bạn đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ cần có đầy đủ các bước sau:
- Nếu bạn đặt địa điểm kinh doanh ở huyện nào thì đến cơ quan đăng ký kinh doanh của huyện đó nộp hồ sơ. Hoặc nếu khá xa hay không tiện thì cũng có thể gửi qua đường bưu điện.
- Sau đó cơ quan ấy tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và gửi giấy biên nhận. Đồng thời bạn cũng sẽ được cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tại đây. Kể từ khi nhận hồ sơ, nó sẽ có thời hạn 72 tiếng với một số yêu cầu nhất định.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có nhiệm vụ thông báo cho bạn nếu hồ sơ không hợp lệ trong thời hạn 3 ngày làm việc. Họ sẽ trình bày chi tiết những tài liệu cần bổ sung hoặc những nội dung cần sửa đổi.
- Kể từ ngày đăng ký, nếu quá 72 tiếng làm việc mà bạn không nhận được thông báo. Thì có quyền khiếu nại cơ sở đó theo pháp luật.
3. Mở quầy thuốc tây cần bao nhiêu vốn
Việc kinh doanh mặt hàng nào không phải ai cũng làm được bởi vì nó cần nguồn vốn khá lớn. Đó là con số tầm một trăm cho đến hai trăm triệu.Chi phí này bao gồm mặt bằng, tiền để nhập hàng về, trang trí, quảng cáo, trang thiết bị cơ sở vật chất. Và cả tiền thuê nhân viên, bằng dược sĩ nếu cần thiết. Cụ thể như sau:
Thuê mặt bằng: Tầm 3 đến 5 triệu một tháng tại các tỉnh lẻ, khu vực cấp thị xã trở xuống. Từ 5 đến 7 triệu tại các thành phố lớn, tỉnh thành trung ương. Bạn nên lựa chọn những nơi rộng rãi, ít nhất là 20 m2 và có điều kiện sạch sẽ, an toàn.
Nhập thuốc: Bạn sẽ phải tốn tầm 100 triệu trở lên bởi nguồn thuốc nhập về rất nhiều loại. Thông thường những loại thuốc có hiệu quả tốt sẽ rất đắt. Trường hợp bạn sợ vốn không đủ thì có thể nhập những loại thuốc thông dụng trước đã.
Đầu tư cơ sở vật chất: Chi phí đầu tư trang thiết bị khoảng 40 triệu hoặc phát sinh thêm. Thứ quan trọng mà quán thuốc tây nào cũng cần có là tủ kính. Để sắp xếp các loại thuốc một cách khoa học thì ít nhất bạn cũng cần có 4 chiếc tủ.
Thuê nhân viên: Tùy vào số lượng nhân viên mà chi phí bạn cần phải trả sẽ khác nhau. Trung bình lương của một nhân viên trong một ngày sẽ từ 5 triệu rưỡi đến 6 triệu.
4. Để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cần có giấy tờ gì?
4.1. Hồ sơ
Chứng chỉ hành nghề dược sao y bản chính, có chứng thực.
Tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập quầy thuốc hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sao y bản chính.
Giấy tờ liên quan đến địa điểm bảo quản, tài liệu chuyên môn, nhân sự cũng như trang thiết bị đạt tiêu chuẩn.
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại Điều 32 Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược năm 2017 hoặc tại Khoản 1 Điều 38 Luật dược 2016.
4.2. Thủ tục
Bạn đặt trụ sở kinh doanh tại đâu thì nộp hồ sơ đến sở Y tế tại khu vực đó theo quy định trong Luật dược và các nghị định. Phương thức có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường bưu điện.
Khi nhận được hồ sơ, Sở Y tế không nắm giữ phiếu đề nghị tiếp nhận hồ sơ và sẽ trả lại cho bạn. Sau đó chuẩn bị thẩm định hồ sơ.
Nếu không cần phải sửa đổi hay bổ sung gì thì sở Y tế sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có thời hạn trong 30 ngày.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ trong 10 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận sẽ liên hệ. Và thông báo bổ sung, sửa đổi chi tiết, cụ thể.
5. Kinh nghiệm mở tiệm thuốc tây
Nên chọn những khu vực đông người qua lại. Tuy nhiên phí mặt bằng tại đây khá đắt. Muốn thuốc được bảo vệ tốt thì nên chọn những địa điểm mát mẻ.
Nếu bạn không có khả năng tính toán nhanh có thể đầu tư thêm máy tính tiền. Cũng như phiếu ghi rõ đơn hàng để tránh rắc rối về sau.
Vì thuốc là thứ rất quan trọng, tác động trực tiếp lên cơ thể con người. Chính vì vậy nên nhập hàng tại những nơi có uy tín. Trong cửa hàng thuốc cũng nên được sắp xếp có trật tự. Tránh trường hợp lấy nhầm.
Bây giờ chắc hẳn bạn đã hiểu Điều Kiện Mở Quầy Thuốc Tây Cần Những Giấy Tờ Gì? Bao Nhiêu Vốn? Chúc bạn sẽ thành công trong những bước đi sắp tới!