Kinh Doanh Nhà Nghỉ – Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và tìm kiếm khách hàng

Kinh Doanh Nhà Nghỉ – Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và tìm kiếm khách hàng

  • Có nên kinh doanh nhà nghỉ không?
  • Kinh doanh nhà nghỉ có lời không?
  • Tìm kiếm khách hàng cần làm gì?
  • Kinh doanh nhà nghỉ cần quản lý như thế nào?

Đây có lẽ là những câu hỏi mà bạn đọc cần tư vấn kinh doanh nhà nghỉ, hôm nay hãy cùng HoTroVay.Vn theo dõi bài viết dưới đây cùng nhau giải quyết những vấn đề, giúp bạn có thêm thông tin, kiến thức để thành công nhé.

1. Có nên kinh doanh nhà nghỉ không?

1.1. Kinh doanh nhà nghỉ đòi hỏi vốn và thời gian

1.1.1. Vốn cho việc thuê đất

Nhà nghỉ thường được lựa chọn xây tại những vị trí đông đúc, phát triển và giao thông thuận tiện nhằm mục đích tạo cho khách hàng sự dễ dàng trong việc tìm kiếm, nhận ra và đi lại trong quá trình sử dụng dịch vụ. Vì vậy việc đầu tư nhiều vốn để có một vị trí đẹp cho nhà nghỉ dù là đất thuê hay mua đều cần được cân nhắc kỹ càng.

Đầu tiên, các nhà đầu tư cần tính toán kỹ vì việc kinh doanh nhà nghỉ là một dự định đầu tư mang tính chất dài hạn hay ngắn hạn, đầu tư và kinh doanh rất tốn kém và việc thay đổi vị trí, địa điểm một khi đã đầu tư là gần như bất khả thi. Do những yêu cầu trên, việc kinh doanh nhà nghỉ luôn đòi hỏi các nhà đầu tư phải chi trả một số tiền khá lớn cho các chi phí thuê địa điểm, nhất là tại những thành phố lớn và phát triển, những khu vực trọng điểm du lịch nổi tiếng,…

1.1.2. Vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng

Công việc tiếp theo sau khi quyết định chọn được địa điểm là quyết định chi phí đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhà nghỉ, nhu cầu đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị cũng như vật liệu nhằm mục đích duy trì được dự án khi khởi công cũng như chất lượng xây dựng được đảm bảo. Đây là công việc đầu tư về lâu dài và công việc này cần kiểm tra kỹ càng và theo sát để tránh các bất cập trong việc xây dựng, đảm bảo cho tương lai.

Kinh-doanh-nha-nghi-0

1.1.3. Chi phí khảo sát thị trường và duy trì hoạt động

Sau khi tiến hành xong các bước chuẩn bị và xây dựng dường như nhà nghỉ có thể tiếp tục bước tiếp theo để chuẩn bị cho công việc khai trương. Nhà đầu tư cần dự toán chi phí cho việc hoạt động của nhà nghỉ bao gồm các chi phí marketing, khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và xây dựng chiến lược phát triển cũng như dự tính chi phí phát sinh để duy trì hoạt động của nhà nghỉ.

Khoảng thời gian bắt đầu của tất cả hoạt động kinh doanh nói chung và công việc kinh doanh nhà nghỉ nói riêng luôn là một khoảng thời gian căng thẳng đối với các nhà đầu tư. Khi việc thu hút khách hàng trở nên khó khăn đồng thời cũng phải thực hiện song song các công việc marketing tiếp thị và thu hút khách hàng tiêu tốn khá nhiều vốn. Các nhà nghỉ và khách sạn sẽ luôn phải gồng mình chống chọi với thời gian vắng khách khiến cho doanh thu cho chủ đầu tư ở khoảng thời gian giới thiệu bị giảm nghiêm trọng và lợi nhuận âm.

Để đảm bảo cho sự phát triển cũng như phải chi trả cho một số chi phí cố định như trả lương nhân viên, chi phí điện, nước, gas, điện thoại và hơn hết là chi phí cơ hội là rất lớn. Mọi việc cần được xây dựng kế hoạch và hoạch định rõ ràng để có thể duy trì được lượng khách hàng tối thiểu hàng tháng trong một thời gian dài sau khi hoạt động.

Có rất nhiều nhà đầu tư nhà nghỉ đã không thể tiếp tục kinh doanh sau khoản thời gian đầu vì không còn đủ số vốn để tiếp tục chi trả cho chi phí cố định hàng tháng và chạy các chương trình marketing, khảo sát,…

2. Những khó khăn thường gặp khi kinh doanh nhà nghỉ

2.1. Các thủ tục xin cấp phép, giấy tờ kinh doanh nhà nghỉ phức tạp

Việc xin giấy phép và các thủ tục cấp giấy tờ chứng nhận trong kinh doanh nhà nghỉ là một việc thiết yếu và đôi khi khá phức tạp nếu thiếu hiểu biết về kiến thức chung cũng như thiếu các mối quan hệ rộng bên ngoài xã hội. Công việc xin giấy phép ở các ban ngành cấp sở có liên quan sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức vì phải kiểm định nhiều lần và khảo sát vì ngành kinh doanh này tương đối nhạy cảm.

Tùy vào từng khu vực, địa điểm cũng sẽ có những quy định riêng ngoài những quy định chung của chính phủ ban hành, vì vậy nhà đầu tư cần tìm hiểu các thủ tục, giấy phép và các hoạt động kiểm định cũng như các tiêu chuẩn xây dựng trước khi thực hiện các thủ tục để hạn chế được việc lãng phí thời gian cũng như kéo dài thời gian thực hiện thủ tục và tránh các rắc rối không đáng có.

2.2. Các vấn đề trong khâu quản lý

Kinh doanh nhà nghỉ luôn đòi hỏi một sự chuyên môn cao trong khâu quản lý, nhà đầu tư luôn phải tìm cách giải quyết các bài toán được đặt ra như:

  • Cần bao nhiêu nhân sự để có thể quản lý sao cho phù hợp với số lượng phòng?
  • Nhà đầu tư tìm kiếm gì ở người quản lý?
  • Tư chất của một người quản lý như thế nào là phù hợp? Họ có đáng tin tưởng không, độ trung thực và cách ứng xử với nhân viên và khách hàng như thế nào?
  • Làm thế nào để nhà đầu tư biết được chính xác lượng khách ra vào hàng ngày cũng như cách quản lý được thu chi để không bị thất thoát chi phí?
  • Bên cạnh đó, việc kinh doanh nhà nghỉ còn rất nhiều vấn đề bất cập thường gặp đến từ khách hàng, nhà quản lý có kinh nghiệm phải xử trí như thế nào, và còn rất nhiều vấn đề khác trong khâu quản lý mà nhà đầu tư phải giải quyết.

2.2.1. Vấn đề định giá và phòng ốc

Hiện nay trên thị trường nhà nghỉ khách sạn đã vượt qua giai đoạn phát triển tuy còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác, có rất nhiều loại khách sạn từ 0 sao tới 5 sao hay homestay và nhiều thể loại cho thuê phòng khác. Do đó việc xây dựng phòng ốc và trang bị các trang thiết bị sao cho phù hợp với định giá cao cấp hay bình dân cần được cân nhắc.

Kho-khan-trong-viec-kinh-doanh-nha-nghi

Làm sao trong quá trình khách sử dụng họ cảm thấy hài lòng về dịch vụ và chất lượng tương ứng với số tiền họ bỏ ra, ngoài ra việc khách hàng gây ra thiệt hại về phòng ốc là một vấn đề khó tránh khỏi và cần có những quy định được đưa ra để giải quyết vấn đề này sao cho phù hợp và không để lại những ấn tượng không tốt về hình ảnh của nhà nghỉ. Ngoài ra, vấn đề định giá theo tệp khách hàng mục tiêu cũng phải phù hợp cho các lớp khách hàng và nhu cầu của họ, nhà đầu tư có thể lựa chọn và tìm hiểu các tiêu thức định giá như:

  • Định giá dựa trên giá trị của khách hàng
  • Định giá dựa trên chi phí
  • Định giá dựa trên giá trị hợp lý
  • Định giá dựa trên giá trị gia tăng
  • Định giá dựa theo đối thủ

Ngoài ra còn tồn tại các yếu tố đến từ bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư về định giá cần được chú ý.

Về các yếu tố bên bao gồm:

  • Chiến lược marketing tổng thể
  • Mục tiêu marketing
  • Phối thức marketing
  • Chi phí
  • Các yếu tố khách quan về mặt tổ chức và văn hóa doanh nghiệp

Về các yếu tố bên ngoài bao gồm:

  • Bản chất của thị trường
  • Nguồn cầu của ngành
  • Giá và các sản phẩm đến từ đối thủ cạnh tranh
  • Các yếu tố khác từ môi trường
  • Các tệ nạn xã hội

Hiện nay các vấn đề nhạy cảm nhưng lại là vấn đề thường xuyên gặp phải đối với các nhà kinh doanh nhà nghỉ khách sạn như các vấn đề tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, đánh bạc,… Khách hàng thường xuyên tìm đến những không gian riêng tư như phòng nhà nghỉ, mỗi khi bị phát giác thì không chỉ những đối tượng trên bị xử phạt mà ngay cả danh tiếng, uy tín của nhà nghỉ cũng bị ảnh hưởng xấu. Nhiều trường hợp ở mức độ nặng chủ sở hữu nhà nghỉ sẽ bị phạt hành chính, thu hồi giấy phép hoạt động, hoặc đóng cửa cơ sở kinh doanh,…

3. Tư vấn tìm kiếm khách hàng khi kinh doanh nhà nghỉ

Làm sao để có thể xác định đúng chính xác đối tượng khách hàng mà hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư hướng đến là một câu hỏi thường gặp, với thị trường rộng lớn với mỗi khách hàng là mỗi cá thể với môi trường nhân khẩu học khác nhau. Nhà đầu tư cần tiến hành khảo sát thị trường và khảo sát khách hàng để tìm kiếm cho mình một tệp khách hàng mục tiêu, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu một vài nhóm khách hàng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh cho thuê phòng hiện nay.

3.1. Khách du lịch

Đây là nhóm những khách hàng tận dụng những ngày nghỉ của mình để đi du lịch, họ có thể thoải mái tận hưởng vui  chơi giải trí và chi tiêu thỏa thích để xả hơi. Các cách thức giải trí, thư giãn của nhóm khách này thường là những địa điểm tham quan lịch sử, di tích bảo tàng, các công viên hay lang thang trên bãi biển, tham gia các hoạt động lướt sóng bơi thuyền và ngắm cảnh và đương nhiên có cả du lịch tâm linh tìm đến những nơi yên tĩnh như chùa, miếu đền.

Ngoài ra có những người đi du lịch để có thể mua sắm theo sở thích và nhu cầu của họ. Nếu bạn nắm bắt được ở khu vực xung quanh địa điểm nhà nghỉ của mình có các điểm tham quan du lịch đông đúc khách hàng thì đây có thể là tệp khách hàng lý tưởng cho bạn. Nhóm khách này thường có tính mùa vụ, họ thường đi du lịch vào các thời điểm thời tiết tốt trong năm như mùa hè hoặc mùa xuân.

tu-van-khoi-nghiep-kinh-doanh-khach-san-nha-nghi

3.2. Khách du lịch công vụ

Nhóm khách du lịch công vụ là các nhân viên công sở hay lãnh đạo đến từ các công ty hay tổ chức, số khách công vụ này thường là những người được cử đi ký kết hợp đồng hay khảo sát thị trường mới. Họ lựa chọn nơi nghỉ chân của mình thường là những nơi ấm cúng và đầy đủ tiện nghi để có thể nghỉ ngơi thoải mái sau những lúc làm việc, hay những địa điểm mới lạ và độc đáo tại nơi mà họ đến.

Nếu địa điểm kinh doanh của bạn là ở những thành phố đông đúc và khu vực xung quanh nhiều các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí về đêm thì nhóm khách du lịch công vụ sẽ là tệp khách hàng mục tiêu tuyệt vời cho bạn. Họ là nhóm khách ngắn ngày, thông thường chỉ ở từ 2 đến 4 đêm và tranh thủ tham quan vui chơi ở những khu vực đông đúc và nổi tiếng ở trung tâm thành phố nên có xu hướng chọn thuê phòng gần những khu vực này. Tuy nhiên, ở khu vực ngoại ô thường là nơi đóng đô của các nhà máy xí nghiệp lớn đây cũng có thể là nơi tìm đến của nhóm khách này, một đặc điểm tốt của đối tượng khách du lịch công vụ là họ xuất hiện quanh năm chứ không mang tính mùa vụ.

3.3. Khách là các gia đình, cặp đôi

Nhóm khách này là những người đi du lịch để hâm nóng tình cảm cũng như kỷ niệm các khoảng thời gian quan trọng và mong muốn có thời gian lãng mạn bên người bạn đời của mình. Họ sẽ thường tìm đến những địa điểm du lịch nổi tiếng phù hợp cho các cặp đôi để có không khí lãng mạn hoặc tìm đến những địa điểm du lịch xa như vùng núi đồi để có không gian riêng bên cạnh nhau. đối tượng khách du lịch công vụ là họ xuất hiện quanh năm song vẫn có xu hướng mùa vụ vào những thời điểm dành cho các cặp đôi như valentine,…

3.4. Khách là phụ huynh, học sinh, sinh viên

Nếu vị trí của nhà nghỉ của bạn là khu vực gần các trường đại học cao đẳng thì khách hàng sẽ thuộc nhóm này, vào những lúc cao điểm trong năm như mùa thi cử, lễ tốt nghiệp hay hội thảo,… những dịp này thường thu hút phụ huynh lên thăm con, hay học sinh, sinh viên từ các trường khác đến tham dự những hội thảo mang tính học thuật. Chỉ có một đặc điểm cần lưu ý là lượng khách lưu trú thường ngắn hạn và mang tính thời vụ rất cao, ngày thường lượng khách sẽ không đồng đều và thường vì những nhu cầu khác nhau.

4. Kinh nghiệm quản lý nhà nghỉ

4.1. Quản lý tốt để kinh doanh hiệu quả

Một trong những kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ hiệu quả nằm ở cách thức quản lý của nhà đầu tư, nếu không quản lý tốt thì việc kinh doanh khó mà tạo ra lợi nhuận và phát triển được. Người quản lý giỏi chưa hẳn là một người quản lý tốt, họ phải là người nhận thức được giá trị của từng nhân lực cũng như giá trị của doanh nghiệp, thông qua việc nhìn nhận đúng người, phân công đúng việc và xây dựng được động lực cho các nhân viên để không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà hơn thế nữa còn đạt được mục tiêu sứ mệnh mà doanh nghiệp hướng đến.

Người quản lý có thể phân công ủy quyền cho nhân viên thực hiện công việc trong một số trường hợp, việc trao quyền ở đây có thể được xem như là một cách xây dựng niềm tin cho nhân viên để họ cảm thấy mình được tôn trọng và vị trí của mình có thể cống hiến nhiều đến sự thành công và phát triển của chung. Hơn thế nữa một nhà quản lý giỏi sẽ nắm bắt được tâm lý của nhân viên kịp thời và đồng thời ứng xử với khách hàng giúp kiểm soát mối quan hệ công chúng, đánh giá được chất lượng cũng như tiến độ hoàn thành công việc,…

Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu và ứng dụng công nghệ cao vào việc quản lý để tối ưu hóa các hoạt động đầu ra và đầu vào nhằm tăng lợi ích và tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo lợi nhuận tránh thất thoát tài sản. Hiện nay, các phần mềm hỗ trợ quản lý và ra quyết định rất phát triển và phổ biến, ứng dụng của các hệ thống phần mềm này ngày càng đa dạng, nó có thể giúp bạn kiểm soát số lượng khách hàng hiện có, tối ưu dữ liệu khách hàng nhằm cải thiện mối quan hệ công chúng,…

4.2. Chất lượng dịch vụ quyết định khả năng cạnh tranh

Khách hàng tìm kiếm lợi ích của các dịch vụ cho thuê phòng như khách sạn nhà nghỉ rất đa dạng và phong phú từ mọi lứa tuổi và các tầng lớp địa vị trong xã hội. Làm sao để khách hàng có những trải nghiệm dịch vụ hài lòng khi sử dụng dịch vụ của nhà nghỉ là một kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ mà các nhà đầu tư cần phải lưu ý. Từ những vấn đề nhỏ như khăn tắm sạch sẽ, bồn tắm và phòng tắm được dọn dẹp thường xuyên, hệ thống Wifi Internet mạnh, bãi giữ xe hay nụ cười của nhân viên đều ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể để lại những ấn tượng xấu về hình ảnh của nhà nghỉ.

Đầu tư vào chất lượng dịch vụ là điều kiện cần cho một nhà nghỉ thành công, trong kinh doanh cách trang trí nội thất bên trong cũng cần được chú ý, để có được một phong cách riêng giữa một thị trường cho thuê phòng nhộn nhịp là điều không dễ dàng, cách bày trí là một phương thức hữu hiệu để tạo ấn tượng về thương hiệu và ấn tượng trong tâm trí khách hàng.

kinh-nghiem-quan-ly-nha-nghi-hieu-qua-01-01

4.3. Xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài

Trong mọi lĩnh vực kinh doanh nếu muốn thành công nhà đầu tư cần có một chiến lược bền vững và phù hợp đặc biệt là với việc kinh doanh nhà nghỉ, một ngành rất khó thu hồi vốn. Với ngành này nếu tương lai phát triển có thể trở thành một nguồn thu nhập bị động bền vững cho các nhà đầu tư. Để đạt đến giai đoạn phát triển, chúng ta cần xây dựng và thành công ở các giai đoạn đầu từ giới thiệu cho đến mở rộng mô hình hay sản phẩm dịch vụ, tất cả cần được lên kế hoạch dựa trên mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được.

Trong mọi chiến lược kinh doanh nhà đầu tư cần phải tập trung vào các chiến lược tiếp thị để giữ vững thị phần cũng như sức cạnh tranh của hoạt động kinh doanh, các chiến lược marketing, chiến lược xây dựng thương hiệu có thể là một chìa khóa để giải quyết vấn đề này.

4.4. Chú trọng việc đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc khách hàng có muốn quay trở lại với nhà nghỉ của bạn những lần tiếp theo khi có cơ hội hay không nằm ở sự nhiệt tình, cung cách phục vụ tận tâm và chuyên nghiệp của nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng. Đối với ngành dịch vụ kiến thức chuyên môn không vững có thể được cải thiện đào tạo qua thời gian làm việc tuy nhiên thái độ chỉ có thể tự bản thân mình thay đổi.

Chính vì vậy việc tuyển dụng nguồn nhân lực cho nhà nghỉ phải đặc biệt chú trọng đến thái độ của nhân viên, bên cạnh đó là đánh giá và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên thường xuyên để tăng mức độ hoàn thiện theo quy trình và mức độ chuyên nghiệp. Mức lương tốt hơn so với mặt bằng chung có thể là một chìa khóa để mang lại một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt huyết và bền vững để xây dựng thương hiệu và danh tiếng cho nhà nghỉ của bạn.

Hi vọng, thông qua bài viết trên của nganhang24.vn, bạn sẽ có thể tự tin trang bị cho mình thêm những kiến thức hay kinh nghiệm để có thể kinh doanh nhà nghỉ một cách thuận lợi nhất, tránh được các rủi ro khi kinh doanh. Chúc bạn thành công.

Share this post