Kinh Nghiệm Mở Quán Cơm Bình Dân, Cơm Văn Phòng?

Kinh Nghiệm Mở Quán Cơm Bình Dân, Cơm Văn Phòng?

Rất nhiều quán cơm văn phòng, cơm bình dân được mở ra theo từng ngày nhưng không phải lúc nào cũng đạt được lợi nhuận mong muốn, những vấn đề cần được giải quyết những khó khăn và kinh nghiệm mở quán cơm bình dân, cơm văn phòng, hãy cùng HoTroVay.Vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Có nên mở quán cơm bình dân, cơm văn phòng

Việt Nam chúng ta là một nước đang phát triển, vì vậy số lượng nhưng công nhân, lao động, sinh viên sẽ rất nhiều. Đa số, nhu cầu trong bữa ăn của họ sẽ là một phần cơm với thức ăn tự chọn, hợp vệ sinh và giá cả hợp lý. Nếu như mặt bằng bạn nằm ở gần khu trường học, khu nhà máy, lao động thì bạn nên mở một quán cơm bình dân, cơm văn phòng, từ đó sẽ hút một lượng khách rất lớn.

mo-quan-com-binh-dan

2. Kinh Nghiệm Mở Quán Cơm Bình Dân, Cơm Văn Phòng

2.1. Chuẩn bị vốn

Dù quy mô lớn hay nhỏ việc mở quán cơm đều cần chi phí đầu tư vào nhiều mặt như bàn ghế, vật dụng nhà bếp, trang trí,… Và quan trọng nhất là mặt bằng vì có thể chiếm đến 40% quyết định doanh thu của quán có ổn định hay không. Để đạt hiệu quả về lâu dài bạn cần thống kê vào một bảng thu chi rõ ràng và chi tiết về việc quản lí và sử dụng vốn.

Dựa vào số vốn đầu tư hiện có bạn cần phải trả lời những câu hỏi với chi phí chi trả hàng tháng và trong nhiều trường hợp rủi ro

  • Quán sẽ trụ được trong bao lâu nếu tình trạng thua lỗ xảy ra.
  • Số tiền sẽ chi trả cho việc quảng cáo, xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm khác biệt với đối thủ cạnh tranh và thu hút khách hàng.
  • Các khoảng phải chi trả lâu dài trong tương lai như giá nguyên liệu, tiền thuê nhân công và mặt bằng.

Việc liệt kê các chi phí chi tiết sẽ giúp bạn quản lí vốn hiệu quả hơn. Và hơn hết như các quán mới mở bạn nên dự phòng chi phí hoạt động cho 3 tháng đầu tiên phòng trường hợp doanh thu không như mong muốn.

2.2. Nghiên cứu thị trường

Một công việc không thể bỏ qua khi quyết định kinh doanh đối với bất cứ lĩnh vực nào là cơ sở quan trọng để định hướng đầu tư

Đối với khách hàng tùy thuộc nơi bạn định mở quán thì khách hàng bạn nhắm đến là ai, đối tượng nào sẽ là khách hàng tiềm năng? Ví dụ như khu công nghiệp, trường học, con đường đông đúc khách du lịch,… Bên cạnh đó bạn cần nắm được lượng người qua lại khu vực bạn mở quán vào từng khung giờ  6 – 7h sáng (Đối tượng học sinh trung học và tiểu học), 11 – 13h (đối tượng nhắm đến là dân văn phòng), 6 – 8h (khung giờ vàng của sinh viên).

Đối thủ cạnh tranh là ai, làm sao để cạnh tranh khi họ đang thành công trong cùng lĩnh vực, họ có gì thu hút khách hàng và lí do các cửa hàng trong cùng khu vực hoạt động phải đóng cửa?

Đối với khu vực hoạt động bạn phải nắm được tình trạng của mật độ dân cư, ảnh hưởng của thời tiết và con người, tình trạng mức độ ô nhiễm, bãi đậu xe.

Sau khi có đầy đủ thông bạn sẽ sễ dàng định hướng cho việc phát triển cũng như việc lên thực đơn, trang trí từ đó mà cũng dễ dàng hơn.

2.3. Nhà cung cấp

Muốn thành công trong lĩnh vực thực phẩm thì đầu tiên phải kể đến hương vị món ăn. Hương vị món ăn phải đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, mới lạ hấp dẫn và phù hợp với đối tượng nhắm đến

loi-nhuan-kinh-doanh-com-van-phong

Bên cạnh đó chất lượng thực phẩm cũng là một vấn đề nan giải đối với mỗi cửa hàng, giá cả phải chăng nhưng vẫn đáp ứng được về giá thành nguyên liệu đầu vào chất lượng phải được đặt lên hàng đầu, bên cạnh đó phải phù hợp với mức sống của người tiêu dùng. Ngày nay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những vấn đề nóng và được nhiều người quan tâm, để chuẩn bị cho sự phát triển về lâu dài thì phải giữ được lòng tin của người tiêu dùng.

2.4. Tạo thực đơn và định giá

Lên thực đơn là một điều quan trọng, cần tạo sự đa dạng và hài hòa cho thực đơn. Bởi vì, khẩu vị của mỗi người là rất khác nhau, có người ăn mặn, có người ăn nhạt và tùy vào vùng miền sẽ có những cách ăn, gia vị và đồ ăn kèm khác nhau để phù hợp.

Thực đơn, chủ yếu nên có những món có giá thành rẻ, nhưng ngon miệng, dinh dưỡng và hợp vệ sinh kèm theo những món ăn phụ khác để suất cơm trong ngon mắt và ngon miệng hơn. Món ăn cũng nên thay đổi, phù hợp với từng mùa và thời tiết khác nhau.

Cần định giá bán sao cho phù hợp. Bạn phải tính toán kĩ về chi phí vận chuyển, giá thực phẩm, giá gạo, tiền thuê nhân viên, tiền nước, tiền điện, tiền mặt bằng,… từ đó sẽ cho ra một phần cơm với lượng đồ ăn phù hợp.

2.5. Nguồn nhân lực

Nhắc đến người tạo nên sự thành công cho một quán ăn chắc chắn không thể bỏ qua người đầu bếp. Đối với mỗi quán ăn thì đầu bếp là người tạo nên linh hồn cho món ăn thứ mà chúng ta đưa đến tay người tiêu dùng. Người đầu bếp cần có tay nghề vững, thích ứng với sự thay đổi của thị hiếu để tạo ra một menu đa dạng  chất lượng tuyệt hảo.

Bên cạnh giá cả, hương vị, và chất lượng thì nhân viên sẽ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hài lòng của khách hàng. Nhân viên là sẽ những cá thể góp phần xây dựng nên văn hóa môi trường mà cửa hàng hướng đến tùy vào đối tượng mục tiêu mà đòi hỏi nhân viên phải có các kĩ năng khác nhau, ví dụ như sự trẻ trung năng động, khả năng giao tiếp ứng xử và giải quyết các vấn đề tình huống, và hơn hết là ấn tượng để lại trong lòng khách hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng khách của quán.

Số lượng nhân viên phải phù hợp với quy mô và tình hình kinh doanh của quán, và cách thức hoạt động của quán để hạn chế tình trạng dư thừa cũng như thất thoát khi phải đầu tư vào một hệ thống bán hàng đắt đỏ đối với cửa hàng nhỏ.

2.6. Cách thức phục vụ

Đối với mỗi quy mô và định hướng vào tệp khách hàng của mỗi cửa hàng sẽ phù hợp với một cách thức phục vụ khách nhau.

Đối vói cửa hàng quy mô lớn cần đầu tư mạnh vào chuỗi cung ứng để đảm bảo vấn đề hàng tồn số lượng sản phẩm bán ra và chất lượng sản phẩm.

  • Tự phục vụ: Khách hàng gọi món và thanh toán tiền tại quầy order có nhân viên trực, thanh toán xong sẽ được phát máy báo, khi thức ăn chuẩn bị xong sẽ có thông báo và khách hàng đến nhận. Phương thức này sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền thuê nhân viên nhưng chỉ thích hợp với tệp khách trẻ như học sinh, sinh viên, những khách có ý thức
  •  Bán theo suất: Có hàng loạt suất ăn chuẩn bị sẵn để khách hàng lựa chọn, tuy không phong phú nhưng giúp đầu bếp giảm đáng kể thời gian chuẩn bị và tập trung vào món ăn.
  • Tự chọn: Đồ ăn sẽ được trưng bày sẵn để khách lựa chọn. Tuy nhiên, thời gian lựa chọn và thanh toán cho khách sẽ lâu hơn, vào những lúc đông khách sẽ xảy ra tình trạng mất ổn định.

3. Lưu ý khi mở quán cơm bình dân, cơm văn phòng

  • Nên xây dựng niềm tin nhiều mối quan hệ để có thể tìm và thay đổi nguồn hàng cho phù hợp nhất. Dự trù được nhiều nguồn hàng ở nhiều nơi khác nhau, tránh tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, nhiều trường hợp bất trắc khác,…
  • Nên tận tình với yêu cầu của khách, giữ thái độ vui vẻ thoải mái để tạo sự thân thiện, tin tưởng đổi với khách hàng
  • Nên giữ giá ổn định trong khoảng lợi nhuận cho phép. Khách sẽ không muốn vào một quán ăn mà tăng giá liên tục, từ đó bạn sẽ giữ được những khách quen, tạo ấn tượng tốt đẹp và kinh doanh được bền lâu

Hy vọng, qua những chia sẻ trên nganhang24h.vn đã giúp bạn có những Kinh Nghiệm Mở Quán Cơm Bình Dân, Cơm Văn Phòng để giúp mở quán, kinh doanh một cách suôn sẻ và tránh nhiều rủi ro nhất. Chúc bạn thành công!

mo-quan-com

Một số bài viết có ích cho bạn: 

Share this post