Lợi nhuận trước thuế và sau thuế là gì? Có gì khác nhau?

Lợi nhuận trước thuế và sau thuế là gì? Có gì khác nhau?

Lợi nhuận trước thuế và sau thuế là gì? Chúng có điểm gì khác nhau? Làm thế nào để tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế? Mời các bạn cùng xem bài viết sau đây của HoTroVay.Vn nhé.

1. Lợi nhuận sau thuế là gì?

Lợi nhuận sau thuế còn có tên gọi khác là lãi ròng hoặc lợi nhuận ròng, là kết quả cuối cùng thu được khi chúng ta lấy phần doanh thu của công ty/ doanh nghiệp trừ đi những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thường thì sau khi hoàn tất một năm kinh doanh buôn bán, các công ty/ doanh nghiệp sẽ phải tổng hợp số liệu và báo cáo tài chính, tiến hành quyết toán thuế và đóng các khoản thuế TNDN cho phía nhà nước. Phần lợi nhuận thu được còn lại sau khi đã quyết toán xong và đã đóng đầy đủ các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp chính là lợi nhuận sau thuế.

Vào cuối năm thì các cổ đông sẽ được nhận % cổ tức từ lợi nhuận này, đồng thời họp ban hành các quỹ đầu tư kinh doanh cho năm sau, điều này còn tùy thuộc vào nội quy, điều lệ của từng công ty, doanh nghiệp.

1.1. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gì?

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tức là phần lợi nhuận sau thuế nhưng khoản lợi nhuận này vẫn chưa được dùng đến, tức là nó vẫn còn y nguyên đó, chưa được sử dụng vào bất cứ điều gì.

Sau khi đã hoàn tất các văn bản cáo cáo quyết toán về tài chính, thuế. Chúng ta sẽ dựa vào bảng thống kê cân đối kế toán và báo cáo những kết quả trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Chủ công ty/doanh nghiệp sẽ biết được mức lợi nhuận mà công ty đã thu về trong 1 năm kinh doanh vừa qua là bao nhiêu tiền.

Và cũng dựa vào những báo cáo này, từ đó sẽ đưa ra phương án để chia số tiền của phần lợi nhuận thu về sau cho phù hợp. Thường thì một số công ty/doanh nghiệp sẽ tiến hành tạo ra một số quỹ kinh doanh dự phòng, chủ yếu là để tái đầu tư, kinh doanh cho những kế hoạch sẽ triển khai trong năm tiếp theo. Hoặc cũng có thể trích ra để khen thưởng, lập quỹ phúc lợi công ty, chia cổ tức, quỹ đầu tư hỗ trợ tài chính phát triển,…

Nếu đơn vị nào không có chia % cổ tức cho các cổ đông mỗi năm thì số tiền trong lợi nhuận sau thuế này sẽ được tính dồn lại cho những năm tiếp theo, và đây cũng chính là phần lợi nhuận chưa phân phối.

1.2. Cách tính lợi nhuận sau thuế

Nếu dựa theo định nghĩa thì chúng ta sẽ có cách tính lợi nhuận sau thuế như sau:

Phần lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – tổng chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất – tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trên thực tế, thì chúng ta sẽ dựa theo công thức tính lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế = Tổng toàn bộ doanh thu – ( 30% tiền đầu tư hoạt động + 10%VAT) – 20% số tiền đóng thuế TNDN.

Chúng ta sẽ quy ước như sau cho dễ tính nhé

  • A sẽ là mức doanh thu tổng của công ty/ doanh nghiệp trong 1 khoản thời gian nhất định.
  • B sẽ là 10%VAT mà cty/doanh nghiệp phải chịu tiền thuế giá trị gia tang, tức 10%A ~ 0,1A
  • C sẽ là 30% các khoản tiền phát sinh trong kinh doanh, tức là 30%A ~ 0,3A (có thể +- chênh lệch thêm 5%)
  • D chính là mức lợi nhuận thu về, tức là đã trừ mọi chi phí trong quá trình kinh doanh, hoạt động sản xuất và thuế VAT

Lúc này, ta sẽ có công thức rút gọn là  D= A – ( B + C)

Ta thay các ẩn số đã đươc quy  ước bên trên vào: D = A – ( 0,1A + 0,3A) = 0,6A

Tiếp tục gọi ẩn số E là 20% số tiền thuế TNDN khi đã trừ hết tiền thuế và chi phí phát sinh trong kinh doanh, tức là E = 20%D = 20%*0,6A = 0,12A

Và F sẽ là phần lợi nhuận ròng của công ty/ doanh nghiệp:

Lợi nhuận ròng = Toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp – ( 30% số tiền hoat động kinh doanh + 10% thuế VAT) – 20% tiền thuế TNDN

Tức là:    F = A – (B+C) – D

Ta sẽ thay các ẩn số bên trên vào và được như sau:   F = A – (0,1A + 0,3A) – 0,12A = 0,48A

Và đây chính là phần lợi nhuận ròng mà phía công ty, doanh nghiệp sẽ nhận được sau khi đã trừ hết mọi chi phí phát sinh trong kinh doanh cũng như thuế VAT, thuế TNDN.

1.3. Những lưu ý khi chia lợi nhuận sau thuế

Khi phân chia các phần lợi nhuận sau thuế, cần phải lưu ý:

  • Khoản tiền thu về cần phải chia đều cho các cổ đông trong công ty, dựa theo bản hợp đồng cam kết như lúc đầu ký kết. Tức là trong thỏa thuận được hưởng bao nhiêu % cổ tức thì nhận bấy nhiêu tiền, công ty kinh doanh càng tốt, lợi nhuận sau thuế thu về càng nhiều thì số tiền hưởng sẽ nhiều.
  • Nếu khoản lợi nhuận của những năm trước đây bị âm, thì dù cho phần lợi nhuận sau thuế của năm nay có cao bao nhiêu thì cũng phải bù lỗ lại cho những năm trước đó. Số tiền sau khi bù lỗ còn lại bao nhiêu thì mới chia lại cho các cổ đông.
  • Đối với công ty/doanh nghiệp nào lập quỹ dự phòng về tài chính, thì buộc phải bỏ ra 10% khoản lợi nhuận sau thuế.
  • Những khoản quỹ đặc biệt trích ra theo điều lệ của công ty thì cũng phải dựa theo tỷ lệ % do phía nhà nước ban hành, chứ không phải trích bao nhiêu tiền cũng được nhé.
  • Khi đã lập xong xuôi các khoản quỹ “công ty”, thì số tiền còn lại của lợi nhuận sau thuế sẽ tiếp tục dùng để lập các khoản quỷ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho nhân viên,….

Nhìn chung thì lợi nhuận sau thuế đóng một vai trò khá quan trọng đối việc kinh doanh hoạt động của một công ty/ doanh nghiệp. Họ sẽ dựa vào khoản lợi nhuận sau thuế để xem xét tình hình hoạt động của công ty trong 1 năm có tiến triển tốt hay không? Kinh doanh lời hay lỗ?

Từ đó mới tiếp tục đưa ra quyết định có nên phát triển tiếp hay không, nếu thấy sai sót thì cần phải khắc phục, đề xuất ý tưởng mới để mọi hoạt động kinh doanh của công ty/doanh nghiệp trở nên hiệu quả và thành công hơn.

2. Lợi nhuận trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế tức là phần lợi nhuận mà công ty/doanh nghiệp thu về sau khi đã trừ đi số tiền bỏ ra kinh doanh nhưng chưa trừ thuế thu nhập và lãi.

Lợi nhuận trước thuế và thu nhập trước thuế là khác nhau hoàn toàn nhé, bạn nên đừng nhầm lẫn giữa 2 vấn đề này. Vì thu nhập trước thuế chính là khoản doanh thu có được những chưa trừ đi các chi phí bỏ ra để kinh doanh, và đây cũng là một phần để chúng ta có thể tính ra được mức lợi nhuận trước thuế.

Lợi nhuận trước thuế còn có tên gọi tiếng Anh là Earnings Before TAX – viết tắt là EBT.

2.1. Công thức tính lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận thu về từ kinh doanh + lợi nhuận trong quá trình hoạt động tài chính + lợi nhuận phát sinh bất thường

Như vậy ta sẽ có công thức tính lợi nhuận trước thuế sẽ là doanh thu trừ đi chi phí.

Hoặc nếu tính dựa theo EBT thì sẽ cụ thể là:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu có được – tổng phí phát sinh – tổng phí cố định

Lưu ý công thức tính lợi nhuận trước thuế này chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất thôi nhé.

Nói dễ hiểu hơn thì mức lợi nhuận trước thuế và lãi sẽ là những khoản lợi nhuận có được trước khi chuẩn bị tính đến khâu thanh toán tiền lãi, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT.

loi-nhuan-truoc-thue

Nếu bỏ qua chi phí lãi, thuế thì chúng ta có thể dựa vào EBT để xem xét được khả năng hoạt động kinh doanh của một công ty/doanh nghiệp. Và từ đó các nhà đầu tư sẽ có thêm nhiều chọn lựa hợp tác, đầu tư kinh doanh bằng cách so sánh EBT giữa các công ty.

2.2. Vì sao thu nhập trước thuế lại quan trọng?

Nhiều người lại cho rằng khoản thu thập trước thuế lại cực kì cần thiết và giữ vai trò khá quan trọng. Nhất là khi các khoản thuế, lãi suất sẽ bị khấu trừ đi

Những công ty/doanh nghiệp lớn thường không tính đến các khoản EBT, đây thực ra chỉ là một công đoạn trong quá trình kiểm toán. Và nó chỉ thực sự quan trọng và cần thiết đối với những chuyên gia phân tích đầu tư, đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tín dụng.

Các nhà đầu tư, phân tích sẽ dựa vào những số liệu, thông tin thông qua EBT của công ty/doanh nghiệp cung cấp. Từ đó xác định xem hiệu quả kinh doanh của công ty như thế nào, mô hình kinh doanh hiện tại có thực sự hiệu quả và có nên phát triển tiếp hay không.

2.3. Ý nghĩa của EBT đối với doanh nghiệp

Khoản doanh thu được xác định từ EBT có thể là một “ẩn số” gây tác động bất ngờ đến công ty/doanh nghiệp. Dù mô hình hoạt động hiện tại có thể bạn cảm thấy nó ổn nhưng lợi nhuận mang về không đảm bảo và chưa hẳn nó tiến triển tốt trong tương lai.

  • Nếu công ty/doanh nghiệp muốn phấn đấu để có thể đạt các yêu cầu khi muốn vay vốn. Thì phía bên cho vay (công ty tài chính, ngân hàng) sẽ phải kiểm tra, rà soát lại xem phần lợi nhuận mang về của công ty/doanh nghiệp hiện là bao nhiêu, có đủ điều kiện để cho vay hay không? Nếu chỉ số EBT của doanh nghiệp càng thấp thì khả năng được duyệt hồ sơ là rất thấp, tức có nghĩa là doanh nghiệp này kinh doanh không khả thi, tình hình tài chính không được đảm bảo và có thể không trả vốn vay đầy đủ.
  • Nếu gặp bất cứ rủi ro nào trong kinh doanh thì công ty/doanh nghiệp sẽ có nguy cơ đối mặt với phá sản. Nhất là khi chỉ số EBT thấp thì tình hình của công ty/doanh nghiệp đang trong tình trạng “báo động”, có thể giải thể.
  • EBT thấp cũng phản ánh được khả năng phát triển của công ty/doanh nghiệp hiện tại như thế nào. Và khả năng tái đầu tư kinh doanh cho những năm kế tiếp sẽ không khả thi cho lắm. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng trong kinh doanh, phía công ty/doanh nghiệp cần phải xem xét và khắc phục kịp thời.

2.4. Khi EBT thấp thì doanh nghiệp cần làm gì?

Những nguyên nhân khiến cho chỉ số EBT của doanh nghiệp/công ty khá thấp, đó chính là chi phí bán hàng cao, chi phí doanh nghiệp cao, sản phẩm bạn bán với giá quá thấp so với mặt bằng chung trên thị trường. Nếu doanh nghiệp/công ty đang vướng phải thì cần phải tìm ngay giải pháp để khắc phục ngay nhé.

Nếu EBT thấp là do hàng hóa, sản phẩm có giá vốn quá cao thì bạn cần phải rà soát lại quá trình kinh doanh hoạt động, tính đến trường hợp thuê nhân công, dịch vụ của bên thứ 3 để giảm thiểu chi phí.

Nếu EBT thấp bởi mức chi phí hơi cao, thiếu sự cân bằng. Bạn cần phải tìm hiểu những quy trình  hoạt động đang diễn ra và loại bỏ bớt những khoản chi phí nào “hơi thừa”.

Nếu sản phẩm bạn cung ứng ra thị trường được phản hồi tốt, nhưng mức EBT thu về vẫn quá thấp, thì bạn cần phải đẩy giá hàng hóa bạn bán ra lên nhé.

3. Kết luận

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng lợi nhuận trước thuế và sau thuế có những điểm khác nhau quá rõ ràng rồi đúng không?

khuyến-nghị-kết-luận

Bài viết này được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet, toàn những thông tin chính xác từ các website về kế toán, kiểm toán, cho nên bạn có thể yên tâm mà theo dõi nhé. Nếu trong quá trình biên tập có xảy ra thiếu sót, thì mong các bạn thông cảm cho bọn mình nhé. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.

Share this post