Mở Quán Trà Sữa Vỉa Hè Cần Bao Nhiêu Vốn, Cần Những Giấy Gì?
- Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn?
- Mở quán trà sữa cần những dụng cụ gì?
- Giấy tờ và thủ tục?
1. Mở quán trà sữa vỉa hè cần bao nhiêu vốn?
Để tính toán được cụ thể số vốn để có thể được một quán trà sữa vỉa hè đầu tiên chúng ta cần xác định được quy mô của quán, đối với những quán lớn và sang trọng thì cần một số vốn lớn còn những quán nhỏ thì vốn ít hơn. Một phần còn phụ thuộc vào mặt bằng nữa, đó là mặt bằng thuê hay có sẵn. Dưới đây là những con số mà bạn có thể bỏ ra để đầu tư một quán trả sữa vỉa hè.
1.1. Vốn dưới 1 triệu đồng
Với ý tưởng mở một quán trà sữa với số vốn dưới 10 triệu đồng bạn có thể kinh doanh dưới dạng xe đẩy và sắm vài ba bộ bàn ghế nhỏ gọn, đây là ý tưởng rất hay dành cho những bạn sinh viên hoặc phù hợp với những người có số vốn ít.
- Đầu tiên bạn cần mua một chiếc xe đẩy khoảng 6 triệu đồng, có đầy đủ các dụng cụ như thùng đá, loa, và trang trí khá đẹp
- Tiếp đến là về nguồn hàng trà sữa, xoong nấu, dụng vụ, nguyên liệu để chế biến trà sữa tầm 2 triệu.
- Còn 2 triệu nữa bạn chi vào cho những việc như sắm bàn ghế nhựa hoặc gỗ loại vừa tiền, thùng đá, ly nhựa, ống hút…
Đối với những bạn muốn kinh doanh trà sữa vỉa hè với quy mô nhỏ thì đầu tiên là việc bạn phải trang trí sao cho bắt mắt, viết menu thật đẹp và nên có nhạc cho sôi động, vì trà sữa chủ yếu là giới trẻ uống nên làm thế nào để sôi động, có thể thu hút được các bạn trẻ.
Tuy nhiên với số vốn nhỏ và không mất tiền thuê mặt bằng, bạn có thể lựa chọn những chỗ trống ở công viên hay vỉa hè nhưng rất dễ bị công an hay dân phòng tới hỏi thăm bạn vì vậy trước khi quyết định kinh doanh hình thức này bạn nên suy nghĩ và lên kế hoạch thật kĩ càng nhé.
1.2. Vốn trên 100 triệu đồng
Với những người muốn kinh doanh trà sữa với số vốn trên 100 triệu đồng có thể thuê mặt bằng và đồng thời mở quan trong nhà kèm theo vỉa hè. ở trong nhà bạn có thể đặt những bộ bàn ghế dựa tuổi teen và sắm thêm những bộ bàn ghế nhỏ ngồi vỉa hè phía trước, rất thuận tiện.
Với hình thức đầu tư này bạn có thể bán được cả ngày lẫn đêm. Ban ngày nắng nóng hoặc gặp mưa có thể kinh doanh cho khách ngôi trong nhà, còn khi thời tiết mát mẻ vào buổi tối thì hầu như khách sẽ chọn ngồi vỉa hè cho thoáng mát.
Với số vốn bỏ ra lớn nên bạn phải tính toán làm sao cho hợp lí để không bị lỗ khi kinh doanh. Với hình thức kinh doanh này nếu gặp thời, trà sữa ngon, view quán đẹp thì sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn rất thuận lợi.
2. Các loại giấy tờ và thủ tục khi mở quán trà sữa
2.1. Hợp đồng thuê nhà
Đối với những bạn với số vốn nhỏ khi mở quán vỉa hè thì không mất tiền thuê nhà nhưng đối với những người đầu tư vốn lớn với hình thức vừa trong nhà vừa vỉa hè cần phải lựa chọn địa điểm mặt bằng rộng và đẹp thì cần thuê mặt bằng.
Khi làm hợp đồng thuê nhà bạn nê làm hợp đồng và đọc kĩ về các điều khoản và thời gian thuê, tránh tình trạng quán đi vào hoạt động chưa lâu chủ nhà lại muốn lấy lại nhà, cần có điều khoản dành riêng cho bên kết thúc hợp đồng sớm hơn.
2.2. Giấy phép đăng kí kinh doanh
Loại giấy phép đăng kí kinh doanh này bạn có thể lên UBND xã, quận huyện để đăng kí, sau hki bạn làm thủ tục đăng kí sẽ có 1 đoàn cán bộ xuống kiểm tra và nếu như đạt các điều kiện đưa ra họ sẽ tiến hành cấp giấy phép kinh doanh và đăng kí thuế cho bạn.
2.3. Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm
Bán sẽ phải tham gia một khóa đào tạo từ trung tâm y tế dự phòng và mỗi nhân viên trong quán cũng sẽ phải tham gia vào lớp tập huấn này, đồng thời trung tâm cũng sẽ xuống trực tiếp kiểm tra đơn vị quán của bạn. Nếu tất cả đều đáp ứng được ATTP thì sẽ được cấp giấy phép và bạn có thể yên tâm khi có đoàn đến kiểm tra về nội dung này.
3. Kinh nghiệm khi mở quán trà sữa
3.1. Xác định đối tượng khách hàng
Điều đầu tiên là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của bạn chính là bạn cần xác định được đối tượng phục vụ khách hàng của mình là ai, để có thể thực hiện được mô hình đưa ra một cách hiệu quả.
Hầu hết đôi tượng khách hàng uống trà sữa là học sinh, sinh viên và những người trẻ tuổi, điều kiện dân cư ở đấy như thế nào để bạn có thể xác định được giá bán sao cho hợp lý.
3.2. Mở quán trà sữa bao nhiêu vốn
Phần này chúng tôi đã nói rõ ở mục 1, bạn có thể tham khảo thêm/
3.3. Chọn địa điểm mở quán
Sau khi bạn xác định được đối tượng và xác định được số vốn cần bỏ ra, bạn sẽ chọn địa điểm, nên tận dụng và thuê mặt bằng ở những nơi đông dân cư đi lại, khu trường học… các điểm vui chơi, giải trí.
3.4. Thiết kế và trang trí quán trà sữa
Nhiều người không chỉ đến quán trà sữa để thưởng thức mà còn để họ chụp hình và check in nên đầu tiên bạn phải trang trí sao cho đẹp mắt thì mới có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn. Bây giờ người ta chuộng những quán có không gian đẹp và lạ nên bạn cần lưu ý ở điều này.
3.5. Đi học pha chế
Bạn là chủ có thể thuê người pha chế riêng nhưng bạn cũng cần học một khóa pha chế trà sữa và những loại nước uống khác để có thể phục vụ khách hàng một cách hoàn chỉnh nhất, nghiên cứu thêm những món ngon và lạ, tạo nên những điểm khác biệt giữa quán bạn với những quán khác để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn.
3.6. Chuẩn bị máy móc, nguyên liệu
Để mở một quán trà sữa bạn cần chuẩn bị máy móc để pha chế cũng như lựa chọn được nguồn nguyên liệu vừa sạch lại ngon và đảm bảo, vấn đề ATTP luôn phải đặt hàng đầu, nếu như có sai sót xảy ra thì có thể khiến cho cửa hàng của bạn mất khách.
3.7. Tuyển nhân viên và Marketing cho quán
Ngày nay viêc Marketting cho quán là việc hết sức quan trọng. Bạn cần giới thiệu quá trên các kênh mạng xã hội và tổ chức nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng để có thể thu hút được khách hàng nhiều hơn. Nếu bạn làm tốt được bước này sẽ khiến khách quen dần và thường xuyên lui tới.
3.8. Lường trước được những khó khăn khi bán hàng vỉa hè
Khi bán hàng 100% là vỉa hè bạn nên lường trước được những khó khăn về thời tiết, hầu như chỉ có thể bán về buổi chiều tối, còn ngày nắng nóng rất ít khách, nếu như có mưa thì bạn không thể hoạt động buôn bán được.
Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẽ về Mở Quán Trà Sữa Vỉa Hè Cần Bao Nhiêu Vốn, Cần Những Giấy Gì? hi vọng sẽ giúp các bạn xây dựng được kế hoạch kinh doanh cho mình. Chúc các bạn thành công.
Một số bài viết có ích cho bạn: