Ngoại Hối Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Hoạt Động Ngoại Hối

Ngoại Hối Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Hoạt Động Ngoại Hối

Thị trường giao dịch ngoại hối tại Việt Nam hiện nay đang rất sôi động đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid. Vậy ngoại hối là gì? Những điều cần biết về giao dịch ngoại hối và quy định của pháp luật về hoạt động giao dịch này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Ngoại Hối Là Gì? 

ngoai-hoi

Ngoại hối tiếng anh là Foreign exchange – thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng trong giao dịch thanh toán mua bán, trao đổi các sản phẩm như:

  • Ngoại tệ: Tiền tệ của nước khác được lưu thông trong nước ta.
  • Phương tiện thanh toán: séc, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ ngân hàng.
  • Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu, kỳ phiếu.
  • Vàng dự trữ ngoại hối của nhà nước, vàng thỏi/ miếng/hạt khi mang ra khỏi vùng lãnh thổ của 1 quốc gia.
  • Tiền nội tệ của một quốc gia.

2. Giao Dịch Ngoại Hối Là Gì? 

Giao dịch ngoại hối ( FX, Forex) là mua bán, trao đổi hàng hóa, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trị thanh toán bằng ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Nói một cách đơn giả, khi giao dịch mua bán tiền tệ theo cặp ( tức là mua 1 loại tiền tệ này và bán loại tiền tệ khác) thì gọi là đang giao dịch ngoại hối.

3. Thị Trường Ngoại Hối Là Gì? 

giao-dich-ngoai-hoi

Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính phi tập trung lớn nhất thế giới, cho phép giao dịch và trao đổi tiền tệ. Khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày trong thị trường này theo báo cáo năm 2019 lên đến 6595 tỷ USD, gấp 200 lần so với khối lượng giao dịch chứng khoán New York, Hoa Kỳ.

4. Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Về Ngoại Hối

Pháp lệnh ngoại hối 2005 được ban hành để quy định về quản lý ngoại hối. Nội dung của pháp lệnh là:

  • Giải quyết các vấn đề trong hệ thống quy định về quản lý ngoại hối.
  • Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất thể hóa các quy định trong quản lý ngoại hối và đảm bảo hiểm lực trong các quy định về quản lý ngoại hối.
  • Quy định một số biện pháp hạn chế hoặc bắt buộc về ngoại hối được áp dụng tạm thời trong điều kiện khẩn cấp nhằm đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

5. Các Đối Tượng Tham Gia Giao Dịch Trên Thị Trường Ngoại Hối

doi-tuong-tham-gia-giao-dich-ngoai-hoi

Đối tượng tham gia giao dịch trong thị trường ngoại hối là ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước, nhà môi giới, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ phòng hộ … và các cá nhân có vốn đầu tư.

5.1. Chính Phủ Và Ngân Hàng Trung Ương

Đây chính là 2 tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất đến giá trị tiền tệ quốc gia. Ngân hàng trung ương có thể ban hành quyết định tăng hoặc giảm giá trị tiền nội tệ để giữ nền kinh tế ở mức cân bằng. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương cũng tham gia mua bán ngoại hối để đảm bảo hoạt động của các ngân hàng thương mại.

5.2. Ngân Hàng Lớn 

Các ngân hàng thương mại lớn chính là trung tâm của thị trường ngoại hối. Ngân hàng thương mại giao dịch ngoại hối nhằm phục vụ nhu cầu về ngoại về, kinh doanh kiếm lãi cho ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó.

5.3. Nhà Môi Giới Ngoại Hối

Nhà môi giới giao dịch ngoại hối cung cấp quyền truy cập vào thị trường ngoại hối toàn cầu cho các tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới thông qua các sàn giao dịch trực tuyến. Nhà môi giới có tầm ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất tới các trader khi tham gia vào thị trường. Cần chọn sàn uy tín để không bị mất tiền.

5.4. Nhà Đầu Tư Cá Nhân Hay Trader

Cá nhân có nhu cầu đầu tư ngoại tệ, thanh toán hoặc giao dịch ngoại hối với mục đích kiếm tiền thì biến động của giá cả các đồng ngoại tệ. Theo thống kê, khoảng 1⁄3 khối lượng giao dịch ngoại hối mỗi ngày là do các nhà đầu tư cá nhân (trader) thực hiện.

6. Hàng Hóa Trao Đổi Trong Thị Trường Ngoại Hối Là Gì

Hàng hóa chủ yếu được trao đổi, giao dịch trong thị trường ngoại hối chính là tiền. Đây là hình thức mua bán ngoại tệ, giao dịch theo cặp. Các trader có thể kiếm được lợi nhuận khi thực hiện giao dịch không khi lúc tiền tăng giá và giảm giá. Giao dịch theo cặp tức là khi bạn bán đồng ngoại tệ này tức là đang mua vào đồng ngoại tệ khác trong cặp.

Ngoài các cặp tiền tệ, thị trường ngoại hối còn cho phép đầu tư giao dịch các loại tài sản như kim loại quý, ( vàng, bạc, platinum, palladium…), năng lượng ( dầu thô, khí gas..), chỉ số chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử, nông sản…

7. Hàng Hóa Trao Đổi Trong Thị Trường Ngoại Hối Là Gì

Thị trường ngoại hối giao dịch thông qua sàn giao dịch mở cửa 24/24 các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Các loại tiền tệ được giao dịch toàn cầu giữa các trung tâm tài chính như London, New York, Tokyo, Zurich, Frankfurt, Paris, Singapore…

8. Kết Luận 

Ngoại hối là gì? Ngoại hối là giao dịch các phương tiện có giá trị được sử dụng trong giao dịch quốc tế. Giao dịch ngoại hối là trao đổi, mua bán các loại tiền tệ, séc, trái phiếu, vàng, nội tệ… giữa các quốc gia. Thị trường ngoại hối đang là thị trường kiếm tiền sinh lời sôi động và được rất nhiều trader tham gia.

Share this post