Sổ tiết kiệm rút tiền ở chi nhánh khác được không?

Sổ tiết kiệm rút tiền ở chi nhánh khác được không?

Bạn đã gửi tiền tiết kiệm ở một chi nhánh nhưng không thể đến đó rút tiền? Bạn thắc mắc không biết sổ tiết kiệm rút ở chi nhánh khác được không? Khám phá ngay câu trả lời trong bài viết sau để “tháo gỡ” khó khăn này!

1. Số tiết kiệm rút ở chi nhánh khác được không?

Bạn hoàn toàn có thể rút sổ tiết kiệm ở một chi nhánh khác cùng ngân hàng với chi nhánh đã gửi tiền. Đó là do các chi nhánh cùng ngân hàng đều sử dụng chung hệ thống theo dõi và lưu trữ thông tin khách hàng, bao gồm: Số tài khoản thanh toán, tiền lãi, thời điểm gửi tiết kiệm, chữ ký, các biến động của tài khoản.

Nếu muốn sổ tiết kiệm khác chi nhánh, bạn cần có hai loại giấy tờ chính là sổ tiết kiệm và chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân (còn hiệu lực).

Cách rút sổ tiết kiệm tại chi nhánh khác cụ thể như sau:

Bước 1: Bạn đến chi nhánh ngân hàng muốn rút tiền, trao đổi với nhân viên ngân hàng về nhu cầu của mình và trình sổ tiết kiệm, chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân.

Bước 2: Nhân viên ngân hàng kiểm tra thông tin trên máy và in giấy rút tiền đưa cho bạn.

Bước 3: Bạn ký vào giấy rút tiền và nhận tiền. Lưu ý: Chữ ký trong giấy rút tiền phải giống với chữ ký trong giấy gửi tiết kiệm ở chi nhánh ngân hàng trước.

so-tiet-kiem-rut-o-chi-nhanh-khac-duoc-khong-1030x615

1.1. Rút tiền tiết kiệm ở chi nhánh khác có mất phí không?

Phần lớn tại các ngân hàng việc rút tiền tiết kiệm khác chi nhánh đều mất phí. Mức phí cụ thể sẽ tùy thuộc vào chính sách riêng của từng ngân hàng. Ví dụ tại ngân hàng VPBank phí rút tiết kiệm trước hạn (khi chưa duy trì đủ thời gian gửi)/ giấy tờ có giá trước hạn/ rút tiết kiệm không kỳ hạn như sau:

Đối với Tài khoản VND

  • Rút tiết kiệm, giấy tờ có giá trước hạn từ các giao dịch tiền mặt/ chuyển khoản (Không thu phí với số tiền rút/lần nhỏ hơn 20.000.000 VND hoặc thời gian gửi thực tế đủ 03 ngày trở lên kể từ ngày mở tiết kiệm hoặc các giao dịch cùng tỉnh/ TP nơi mở TK): Mức phí 0,03% (Tối thiểu: 20.000 VND; Tối đa: 1.000.000 VND)

Đối với Tài khoản USD

  • Cùng tỉnh, TP nơi gửi và thời gian gửi thực tế đủ 30 ngày trở lên: Miễn phí
  • Cùng tỉnh, TP nơi gửi và thời gian gửi thực tế nhỏ hơn 30 ngày: 0,15% (Tối thiểu: 2 USD)
  • Khác tỉnh, TP nơi gửi: 0,2% (Tối thiểu: 3 USD)

Ví dụ: Bạn gửi tiền tiết kiệm 100.000.000 VNĐ ở VPBank chi nhánh Cầu Giấy và muốn rút 15.000.000 VNĐ ở VPBank chi nhánh Thanh Xuân thì sẽ được miễn phí phí rút tiền tiết kiệm. Nếu rút hết 100.000.000 VNĐ thì mức phí phải trả là 100.000.000 x 0,03% = 30.000 VNĐ

Như vậy, nếu rút tiền tiết kiệm ở chi nhánh khác, có thể bạn sẽ mất phí. Vì thế, tốt nhất bạn nên rút tiền ở chi nhánh ngân hàng đã mở sổ tiết kiệm.

Trường hợp vì khoảng cách địa lý quá xa, không thể đến chi nhánh đã mở sổ tiết kiệm rút tiền được, bạn có thể đến chi nhánh cùng ngân hàng gần nhất. Mức phí rút tiền cũng không lớn nên bạn không cần lo lắng nhiều về vấn đề này.

2. 3 hình thức tất toán sổ tiết kiệm tại chi nhánh khác

Tất toán sổ tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng khác có thủ tục nhanh chóng, khá đa dạng hình thức nên được nhiều khách hàng tin dùng. Phổ biến nhất là 3 hình thức: Tất toán trước hạn, tất toán đúng hạn và tất toán quá hạn.

Tất toán trước hạn

Nếu tất toán trước hạn thì bạn chỉ nhận được lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn cho khoản tiền đã gửi hoặc nhận số lãi được tính trên số tiền đã rút hoặc phải trả lại một phần lãi đã nhận từ đầu. Số tiền lãi mà bạn nhận được hay phải trả lại sẽ tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng ở từng thời điểm và tùy theo hình thức gửi tiết kiệm.

Tất toán đúng hạn

Trường hợp tất toán đúng hạn, số tiền lãi bạn nhận được sẽ đúng như số lãi thỏa thuận ban đầu.

Tất toán quá hạn

Nếu tất toán quá hạn, ngân hàng sẽ tự động gia hạn, chuyển khoản tiền gửi sang chu kỳ mới với số tiền gửi và tiền lãi theo 2 cách sau:

Cách 1: Số tiền gửi, thời hạn gửi giữ nguyên. Lãi suất được áp dụng theo lãi suất hiện hành. Còn phần tiền lãi bạn nhận được ở kỳ trước sẽ được tính theo tiền gửi không kỳ hạn.Cách 2: Số tiền gửi bằng số tiền gốc cộng với số tiền lãi kỳ trước. Thời hạn gửi như cũ. Lãi suất được áp dụng theo lãi suất hiện hành.

so-tiet-kiem-rut-o-chi-nhanh-khac-duoc-khong-1

2.1. Giải đáp thắc mắc khi rút tiền sổ tiết kiệm ở chi nhánh khác

Dưới đây là một số thắc mắc của rất nhiều khách hàng xung quanh việc rút tiền ở chi nhánh khác cùng câu trả lời cụ thể cho từng trường hợp.

Mất chứng minh nhân dân có được rút tiền không?

Khi bị mất chứng minh nhân dân, bạn vẫn có thể rút tiền tiết kiệm được nếu có một trong số các giấy từ sau để thay thế:

  • Thẻ căn cước công dân
  • Sổ hộ chiếu
  • Bản sao chứng minh nhân dân có công chứng của phường, xã và sổ hộ khẩu

Rút tiền sổ tiết kiệm khác ngân hàng được không?

Theo quy định tại Điều 8, Thông tư 48/2018/TT-NHNN về tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì khách hàng không thể mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng này và rút tiền ở ngân hàng khác được.

2.2. Lưu ý khi rút tiền sổ tiết kiệm

Để việc rút tiền sổ tiết kiệm khác chi nhánh ngân hàng được thuận lợi hơn, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chữ ký trên giấy rút tiền và giấy mở sổ tiết kiệm ban đầu phải thống nhất.
  • Nếu mất số tiết kiệm, bạn cần thông báo ngay cho ngân hàng và làm giấy báo mất sổ. Ngay khi nhận được thông tin, ngân hàng sẽ chứng thực thông tin và làm sổ tiết kiệm mới cho bạn.

Như vậy, nếu hỏi “Sổ tiết kiệm rút ở chi nhánh khác được không?” thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, khi rút sổ tiết kiệm khác chi nhánh ngân hàng, có thể bạn sẽ phải trả thêm một khoản phí. Mức phí cụ thể được xác định theo quy định của mỗi ngân hàng trong từng thời điểm. Vì thế, phương án tối ưu nhất vẫn là rút tiền đúng chi nhánh ngân hàng đã gửi.

Bên cạnh vấn đề rút sổ tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng khác, bạn có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm tiết kiệm của VPBank tại https://www.vpbank.com.vn/ca-nhan/tiet-kiem để có thể chọn hình thức gửi tiết kiệm sinh lời tốt nhất và phù hợp nhất.

Theo vpbank

Share this post