Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) là ngân hàng gì?

Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) là ngân hàng gì?

Ngân Hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là cái tên không còn quá xa lạ với khách hàng cả nước đặc biệt là những khách hàng thuộc diện chính sách có nhu cầu vay vốn xóa đói, giảm nghèo cải thiện kinh tế. Mặc dù vậy, với một số khách hàng đặc là những khách hàng vùng sâu vùng xa chưa được tiếp xúc nhiều với các dịch vụ ngân hàng thì Ngân Hàng Phát triển Việt Nam vẫn là cái tên vẫn còn khá mới mẻ. Vậy Ngân Hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng gì? và các chắc năng, nhiệm vụ của ngân hàng này ra sao? HoTroVay.Vn sẽ giúp bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tóm tắt thông tin Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch tiếng Việt Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tên giao dịch tiếng Anh Vietnam Development Bank
Tên viết tắt VDB
Loại hình Tổ chức tín dụng
Trụ sở chính 25A phố Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Năm thành lập 19/05/2006
Vốn điều lệ 30.000 tỷ đồng (31/12/2020)
Hotline (84-24) 3736 5659
Fax (84-24) 3736 5672
Email congthongtin@vdb.gov.vn
Website http://vdb.gov.vn/

2. Ngân Hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng gì?

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Development Bank, viết tắt: VDB) là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập vào ngày 19/05/2006 dựa trên Quyết định 108/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Về mặt bản chất, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách có 100% vốn điều lệ Nhà nước. Ngân hàng có cơ cấu hoạt động theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên dưới sự điều hành và quản lý của Nhà nước.

Là một ngân hàng Chính sách do Chính phủ quản lý nên Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng sẽ bằng 0%. Ngân hàng cũng được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và khả năng thanh toán sẽ được đảm bảo bởi Chính phủ Việt Nam.

Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy VDB vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hiện nay, sau 15 năm hoạt động ngân hàng đã xây dựng hệ thống giao dịch gồm và có 2 sở giao dịch, 42 chi nhánh để phục vụ khách hàng trên cả nước. Ngoài ra, số vốn điều lệ của ngân hàng đã đạt mức 30,000 tỷ đồng giúp hỗ trợ cho vay gần 200 dự án trọng điểm (Nhóm A) trong nước với tổng số vốn vay chiếm khoảng 50% tổng mức đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

vdb-logo

3. Ngân Hàng Phát triển Việt Nam có tốt không?

Là một ngân hàng chính sách được điều hành bởi Chính Phủ, chắc chắn rằng VDB là ngân hàng vô cùng uy tín và đáng tin cậy. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xem là công cụ tài trợ phát triển của Chính phủ, hỗ trợ sự phát triển kinh tế, thúc đẩy cải thiện kinh tế ở các vùng khó khăn. Với những cố gắng trong suốt 15 năm hoạt động, VDB đã đem đến những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam.

  • Vốn đầu tư phát triển do VDB cho vay trong giai đoạn 2006 – 2020 chiếm khoảng 5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 2% GDP. Các hoạt động tín dụng của VDB cũng đạt được những kết quả tích cực, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.
  • Với nguồn vốn cho vay lại ODA đáng quản lý, VDB đã thực hiện 374 dự án cho vay theo Hiệp định của Chính phủ, tổng số vốn cam kết là 14.015 triệu USD, dư nợ tương đương 155.808 tỷ đồng.
  • Các dự án do VDB quản lý, cho vay lại đều có mức nợ quá hạn rất thấp điều này giúp nâng cao uy tín của VDB đối với các Nhà tài trợ quốc tế và nhận được sự tính nhiệm từ họ. Kết quả, VDB đã xác lập cơ sở hợp tác với 15 tổ chức quốc tế có uy tín (KEXIM, DBJ, JBIC, CDB, USEXIM, Vneshconombank…). Đây là bàn đạp vững chắc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các đối tắc quốc tế có thể trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong các lĩnh vực cùng quan tâm như: quản lý ngân hàng, tài trợ dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch, giáo dục, y tế…
  • Nhiều dự án trọng điểm nổi bật đã được thông qua dựa trên nguồn vốn vay từ VDB như: thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu và các dự án về ngành điện (bao gồm cả sản xuất và phân phối điện), các nhà máy xi măng, Apatit Lào Cai, Đạm Cà Mau, Điện gió Bạc Liêu, Đường ôtô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng…
  • VDB còn tài trợ các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Với doanh số cho vay xuất khẩu từ khi thành lập VDB đến lúc dừng triển khai hoạt động TDXK (tháng 3/2017) lên đến trên 142.000 tỷ đồng.

ngan-hang-phat-trien-viet-nam-2

4. Chức năng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Hiện nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam ngân hàng chính sách hàng đầu có vị trí đặc biệt nền kinh tế Việt Nam. Ngân hàng là nơi quản lý và thực hiện các chính sách quan trọng của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính kinh tế với các chức năng chính như sau:

4.1. Huy động vốn, tiếp nhận vốn

  • Tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ.
  • Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
  • Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam.
  • Huy động các nguồn vốn khác phù hợp quy định của pháp luật.

4.2. Hoạt động Cho vay

  • Cho vay tái cấp vốn, Vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
  • Cho vay vốn ngắn hạn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không cấp bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách Nhà nước.
  • Cho vay tín dụng, Bảo lãnh tín dụng cho cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại.
  • Cho vay các chương trình, dự án được Nhà nước phân bố.
  • Quản lý nguồn vốn ODA Chính phủ cho vay lại

4.3. Ủy thác và Nhận ủy thác

  • Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của VDB.
  • Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong nước và ngoài nước.
  • Nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng.

4.4. Cung cấp các dịch vụ thanh toán

  • Mở tài khoản thanh toán VDB.
  • Cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng
  • Tham gia các hoạt động thanh toán trong và ngoài nước theo nhiệm vụ được Nhà nước quy định.
  • Cung cấp dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng.
  • Thực hiện hoạt động ngoại hối.

4.5. Chức năng và nhiệm vụ quản lý khác

  • Quản lý vốn ủy thác từ các Quỹ Đầu tư phát triển của các địa phương; huy động ủy thác cho các địa phương…
  • Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu và một số nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao.
  • Đầu tư tôn nền vượt lũ để xây dựng cụm, tuyến dân cư ở vùng ngập sâu Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Quản lý huy động vốn và đầu tư dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
  • Quản lý cho vay có hiệu quả các nguồn vốn theo Chương trình Kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa hệ thống đường giao thông nông thôn.

ngan-hang-phat-trien-viet-nam-1

5. Giờ làm việc của ngân hàng Phát triển Việt Nam

Giờ làm việc của ngân hàng VDB là một trong những thông tin quan trọng khách hàng cần tìm hiểu trước khi đến ngân hàng làm các thủ tục cần thiết. Hiện nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thời gian làm việc chính thức là từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Lịch làm việc cụ thể của VDB như sau:

  • Giờ làm việc buổi sáng: từ 8h00 – 12h00
  • Giờ làm việc buổi chiều: từ 13h00 – 17h00

Không như những ngân hàng khác, thường tăng cường thêm giờ làm việc vào thứ 7, ngân hàng VDB không làm việc vào thứ 7 và chủ nhật. Khách hàng cần lưu ý và sắp xếp thời gian để đến ngân hàng giao dịch vào các ngày trong tuần, để tránh làm chậm trễ công việc.

Để tra cứu thông tin địa chỉ chi nhánh VDB tại địa phương và giờ làm việc của chí nhánh cần giao dịch các bạn có thể kiểm tra thông tin tại website chính thức của ngân hàng theo đường link https://vdb.gov.vn/MangLuoi.aspx

6. Kết luận

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là ngân hàng chính sách Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa Nhà nước và khách hàng thuộc diện chính sách. Đồng thời, Ngân hàng là kênh đầu tư và hỗ trợ các chương trình dự án trọng điểm phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng miền khó khăn. Qua 15 năm không ngừng hoạt động, VDB vẫn làm tốt vai trò của mình và có những bước thay đổi phù hợp để đạt được những thành công lớn hơn trong tương lai, góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam giàu mạnh.

Share this post