Có nên kinh doanh hoa quả trái cây nhập khẩu không, bán có lời không?
- Có nên kinh doanh hoa quả trái cây nhập khẩu không?
- Bán hoa quả trái cây nhập khẩu có lời không?
- Muốn kinh doanh hoa quả nhập khẩu cần làm gì?
- Kinh doanh hoa quả nhập khẩu cần bao nhiêu vốn cần bao nhiêu vốn?
- Kinh nghiệm kinh doanh hoa quả nhập khẩu hiệu quả?
Đây có lẽ là những câu hỏi mà bạn đọc cần tư vấn kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Hãy cùng HoTroVay.Vn theo dõi bài viết dưới đây cùng nhau giải quyết những vấn đề, giúp bạn có thêm thông tin, kiến thức để thành công nhé.
1. Có nên kinh doanh hoa quả trái cây nhập khẩu không?
Khi bắt đầu thực hiện ý tưởng kinh doanh hoa quả trái cây nhập khẩu, các nhà đầu tư cần nắm bắt được nhu cầu khách hàng đối với thị trường hoa nhập khẩu, cùng với đó là những biến động của thị trường xuất nhập khẩu đặt biệt là giá và các mức thuế phí là một điều hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết.
Việc đầu tư cần thực hiện khi kinh doanh hoa quả nhập khẩu chính là tìm hiểu thị trường, theo các thông số gần đây mặc dù nhu cầu tìm kiếm lợi ích từ hoa quả nhập khẩu rất cao tuy nhiên nhưng nếu thiếu đi bước khảo sát thị trường quan trọng này bạn có thể đánh mất những thông tin quan trọng như độ bão hòa hay giai đoạn phát triển của ngành đang ở đâu.
Bạn nên tiến hành các bước khảo sát thị trường nhất là trong giai đoạn thị trường kinh tế thế giới đầy biến động ảnh hưởng mạnh đến việc xuất nhập khẩu và cạnh tranh từ các nguồn hàng khác khi nhà nước đang có những chính sách hỗ trợ trái cây nội địa.
Tiến hành thu thập dữ liệu và phân đoạn thị trường là bước khó khăn trong giai đoạn mở đầu tuy nhiên đây là nguồn dữ liệu cho công việc hoạch định cũng như định hướng kinh doanh sau này. Bạn cần nắm rõ các thông tin nhân khẩu học và thị trường cơ bản như:
- Thu nhập và mức sống của nhóm khách hàng mục tiêu
- Thói quen mua hoa quả nhập khẩu của người dân
- Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh chung thị trường có tình hình kinh doanh như thế nào, tình hình tăng trưởng, lợi nhuận,…
- Phản ứng của người tiêu dùng đối với các hình thức vận chuyển, bán hàng online và các hình thức tương tự.
Cách thức để thu thập thông tin chuẩn xác và ít sai lệch thì bạn có thể mua dữ liệu từ một số nhà cung cấp uy tín, ngoài ra bạn có thể thuê bên thứ ba như các trường đại học hoặc doanh nghiệp để thực hiện khảo sát như có thể tạo một bảng các câu hỏi khảo sát để nắm được nhu cầu thực sự của khách hàng. Đây là những thông tin rất cần thiết và quan trọng ảnh hưởng đến tất cả tiến trình kinh doanh cũng như hoạch định để bạn lên kế hoạch nhập hàng và kinh doanh sau này.
2. Kinh doanh hoa quả nhập khẩu cần bao nhiêu vốn?
Kinh doanh hoa quả nhập khẩu tuy không phải là một trong những con đường khởi nghiệp phổ biến nhưng có thể thấy thị trường của lĩnh vực này rất lớn và bên cạnh đó trong thời đại hội nhập thì việc tiêu thụ trái cây nhập khẩu khá cao. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết khi mới bước chân vào ngành kinh doanh này.
Đối với mỗi hình thức kinh doanh khác nhau sẽ đòi hỏi một lượng vốn khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể thấy vốn là yếu tố đầu tiên bạn cần đảm bảo chắc chắn để có thể bắt đầu công việc kinh doanh. Đối với một số ngành kinh doanh đặc thù với nhu cầu cao như kinh doanh hoa quả thì số vốn ban đầu hoàn toàn tùy thuộc vào tình hình tài chính và bên cạnh đó là mô hình cửa hàng kinh doanh trong tương lai.
Theo như một doanh nghiệp nhập khẩu hoa quả và mở chuỗi cửa hàng tại Hà Nội, số vốn ban đầu khi chưa tiến hành kinh doanh theo chuỗi thì đối với mỗi cửa hàng bạn nên có trong tay ít nhất khoảng 50-70 triệu đồng cho một chi nhánh. Số vốn đầu tư này bao gồm tiền nhập trái cây, thiết kế trang trí cửa hàng, quầy trưng bày, tủ mát và kho lạnh, hệ thống điều hòa làm mát, marketing xây dựng thương hiệu… và đương nhiên là khoản tiền duy trì cửa hàng trong thời điểm giới thiệu và tiếp cận khách hàng. Ngoài những chi phí cố định thì còn một số chi phí hàng tháng phải chi trả như thuê mặt bằng, tiền thuê nhân viên cũng phải tính toán sao và hoạch định kĩ lưỡng.
3. Nghiên cứu thị trường hoa quả nhập khẩu
Thị trường hoa quả nhập khẩu có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn riêng, vì Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp phát triển, đồng thời nhà nước đang có rất nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển nền nông nghiệp nước nhà.
Chúng ta có thể kể đến một số đối thủ cạnh tranh đang chiếm lĩnh thị trường và lòng tin của người tiêu dùng như các địa điểm sản xuất hoa quả nổi tiếng tại đồng bằng sông Cửu Long, Đà Lạt, và Đông Anh. Với những tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đủ sức đảm bảo và chiếm lấy lòng tin của người tiêu dùng và cạnh tranh mạnh mẽ với hoa quả nhập khẩu từ các nước.
Tuy nhiên với vị trí địa lí và khí hậu riêng biệt Việt Nam hiện tại vẫn rất khó để mở rộng gây giống một số loại hoa quả của những nước và khu vực khác. Bên cạnh đó cùng với một nền nông nghiệp cực kì phát triển, sự tiến bộ trong khoa học kĩ thuật và lai tạo giống cũng như đồng bộ hóa sản xuất mà Việt Nam vẫn chưa đạt được. Điều này góp phần tạo ra một sự khác biệt lớn từ hương vị, kích cỡ của các loại trái cây nhập khẩu, giá cả của những loại trái cây này thường hướng đến đối tượng khách hàng tầm trung có thu nhập trung bình.
Tuy nhiên tùy vào từng khu vực thị trường thì khách hàng sẽ có nhiều đặc trưng khác nhau nên việc nghiên cứu này cần được thực hiện thủ công như phiếu khảo sát thị trường, mua thông tin hay đại trà hơn thì nhờ vào bên thứ ba. Bạn cần điều tra thông tin, phản ứng của khách hàng trước hoa quả nhập khẩu, bên cạnh đó là đánh giá về chất lượng hoa quả nhập khẩu, so sánh với hoa quả nội địa hiện tại thì như thế nào, loại nào được họ ưa chuộng và bán phổ biến nhất. Để tiết kiệm được các chi phí và vốn thì nhà đầu tư cần phải thực hiện bước nghiên cứu thị trường một cách chỉn chu và nghiêm túc.
4. Nguồn hàng hoa quả nhập khẩu ở đâu?
Ở Việt Nam hiện nay có không ít các doanh nghiệp và tổ chức chuyên nhập khẩu hoa quả và đã xây dựng thành công các hệ thống các cửa hàng chi nhánh uy tín trên khắp cả nước. Chúng có thể kể đến một số thương hiệu nổi tiếng như Klever fruit, Hưng Phát, Tú Phượng và Bình Thuận ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh,… Việc bạn lấy nguồn từ những đại lý uy tín đương nhiên sẽ tốt hơn về giá và chất lượng so với việc thu mua tại những đại lý cấp 2, cấp 3.
Tuy nhiên trước khi đưa ra quyết định hợp tác, nhà đầu tư cần tham khảo giá tại một số các nơi và bên cạnh đó là tham khảo phản hồi của các khách hàng về chất lượng trái cây nhập khẩu.
Tại các khu vực chợ đầu mối có vô số các cửa hàng và tiểu thương trong chợ chuyên kinh doanh hoa quả nhập khẩu, điều này sẽ gây khó khăn cho bạn trong quá trình tìm nguồn hàng tốt nhất, bạn cần tỉnh táo và đưa ra nhận xét khách quan để tránh việc lựa chọn các loại hoa quả không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém.
5. Kinh nghiệm xây dựng hệ thống và chuỗi cửa hàng
Đối với việc xây dựng 1 cửa hàng hay hệ thống chuỗi cửa hàng hoa quả nhập khẩu nói chung, đầu tiên vì hướng đến nhóm khách hàng tầm trung nên vị trí là điều quan trọng. Bạn không nên đặt vị trí cửa hàng tại nơi xa trung tâm hay dân cư thưa thớt, ưu tiên những khu vực đông đúc đặc biệt là nhân viên công sở hay trường học. Vị trí trung tâm ngoài ra cần có một không gian rộng rãi và thoáng mát vừa đủ để khách hàng thoải mái tham quan và lựa chọn sản phẩm, vừa có đủ không gian cho kho lạnh để bảo quản trái cây.
Bên cạnh đó việc trang trí cửa hàng cũng mang lại cho khách hàng nhiều trải nghiệm dịch vụ tốt bạn nên bày biện sao cho có khách hàng có cảm giác thoải mái, gần gũi và tràn ngập thiên nhiên, bạn có thể nhờ các dịch vụ thiết kế để trang trí cửa hàng. Tuy nhiên việc này sẽ đội ngân sách cũng như chi phí lên cao, tuy nhiên thuê cửa hàng quá nhỏ hay cách trang trí bày biện nhàm chán sẽ không có đủ không gian trưng bày cũng như không thu hút được khách hàng.
Một điều không thể thiếu đối với cửa hàng hoa quả nhập khẩu đó chính là hệ thống kho lạnh, vì đây là một mặt hàng thiết yếu và cần có nhiệt độ cũng như độ ẩm không khí thích hợp để đảm bảo chất lượng. Việc đảm bảo chất lượng và nhiệt độ trong quá trình vận chuyển hết sức kĩ lưỡng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và chỉnh chu trong trang thiết bị từ việc trưng bày đến lưu trữ hàng hóa.
- Tủ lạnh có cửa trong suốt dạng kính đứng sẽ thích hợp để trưng bày sản phẩm bán trong ngày.
- Tủ lạnh dạng kệ ngang với lớp cách nhiệt hiện đại dùng để bảo quản sản phẩm trong thời gian dài.
- Kệ gỗ trưng bày các sản phẩm đặc trưng của cửa hàng bên ngoài.
Cuối cùng là nhân viên, khi xây dựng chuỗi hay hệ thống bạn không thể tự mình quản lý hết số nhân viên cũng như kiểm kê hàng hóa được, vì vậy đội ngũ nhân viên là vô cùng quan trọng. Nhân viên chính cá nhân trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, làm sao cho khách hàng cảm thấy thoải mái khi mua sắm hay thanh toán.
Từ cách thức chào đón và thái độ phục vụ của nhân viên đều ảnh hưởng đến tâm lý mua hàng của khách hàng và sự phát triển của cửa hàng. Làm sao để nhân viên trung thực trong khâu bán hàng và kiểm kê sản phẩm cũng như tạo được một môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp thì chế độ lương thưởng phù hợp sẽ là một chìa khóa giúp bạn giải quyết mọi vấn đề và là cách thức hữu hiệu để xây dựng một đội ngũ nhân viên nhiệt huyết để xây dựng thương hiệu cửa hàng.
Ngoài ra, giờ đây với sự phát triển của công nghệ số, thông qua các trang mạng xã hội chúng ta có thể tiếp cận với khách hàng một cách dễ dàng. Đối với một thị trường ngách thì bán hàng trên nền tảng online là một tiềm năng cần được khai thác hơn bao giờ hết.
Ngày nay, việc kinh doanh buôn bán trên các trang thương mại điện tử chưa bao giờ dễ dàng, thuận tiện đến như vậy, với sự cạnh tranh khốc liệt về cải tiến dịch vụ cũng như thay đổi thói quen của người tiêu dùng về việc mua hàng online là một sự thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng cho các doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào độ tin cậy chính xác, tốc độ giao hàng và đảm bảo của các hình thức giao hàng hiện nay. Việc thiết kế một website bán hàng cũng là một điều cần thiết để có thể có cơ hội tiếp cận với các đối tượng khách hàng tiềm năng cũng như nhà cung cấp mới.
Giới thiệu nhà vườn bán cây cảnh, bonsai đẹp HoaCanhQuangVy.Com
Hi vọng, thông qua bài viết trên của nganhang24.vn, bạn sẽ có thể tự tin trang bị cho mình thêm những kiến thức hay kinh nghiệm để có thể kinh doanh hoa quả nhập khẩu một cách thuận lợi nhất, tránh được các rủi ro khi kinh doanh. Chúc bạn thành công.