Mở Cửa Hàng Bán Vật Liệu Xây Dựng Cần Bao Nhiêu Vốn?

Mở Cửa Hàng Bán Vật Liệu Xây Dựng Cần Bao Nhiêu Vốn?

Kinh doanh vật liệu xây dựng mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên cũng có không ít rủi ro. Trong nội dung bài viết Mở Cửa Hàng Bán Vật Liệu Xây Dựng Cần Bao Nhiêu Vốn?  dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin hữu ích, cùng tham khảo nhé.

1. Kinh doanh vật liệu xây dựng cần những gì?

1.1. Chuẩn bị nguồn vốn

Đối với bất kì loại hình kinh doanh nào cũng vậy, nguồn vốn luôn là vấn đề quan trọng nhất, khi bạn muốn kinh doanh vật liệu xây dựng cần chuẩn bị nguồn vốn lớn và số vốn ít nhất là 250 đến 300 triệu đồng đối với mô hình kinh doanh nhỏ, còn đối với mô hình kinh doanh lớn cần số vốn trên 500 triệu đồng. Trong đó đã bao gồm chi phí thuê mặt bằng và chuẩn bị một số hạng mục kinh doanh. Các bạn lưu ý là chưa có khoản tiền nhập hàng về nhé.

Tuy nhiên, nếu như bạn muốn kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng nhưng nguồn vốn có hạn thì cần huy động vay mượn để có thể thực hiện được phương án kinh doanh của mình. Bạn có thể vay từ họ hàng và người thân thì lãi suất sẽ thấp hơn hoặc huy động vốn bằng việc kinh doanh chung với người khác.

Ngoài ra, cũng có thể vay vốn từ ngân hàng nhưng các bạn cũng nên cân nhắc kỹ vì lãi suất cũng không hề nhỏ nếu như bạn vay với số tiền lớn. Có lẽ đây sẽ là phương án cuối cùng nếu như bạn không có cách nào để xoay vốn kinh doanh.

1.2. Lựa chọn mặt bằng phù hợp

Đối với loại hình kinh doanh vật liệu xây dựng bạn cần thuê mặt bằng rộng để có thể trưng bày được các sản phẩm, đồng thời có thể thuận tiện hơn trong việc hoạt động của các phương tiện, có chỗ để xe để chở vật liệu, nhập hàng và lấy hàng.

Nếu như bạn lựa chọn các sản phẩm chủ lực là vật liệu hoàn thiện thì mặt bằng có thể hạn chế hơn, đủ để trưng bày các mặt hàng là được. Đối với kho chứa hàng cần thiết kế thoát hơi nước và khô ráo, tránh ẩm và bám nước, cần tạo được một không gian rộng và thoải mái, thoáng mát và bắt mắt hơn.

1.3. Tham khảo thị trường vật liệu

Trước khi mở cửa hàng buôn bán vật liệu thì bạn cũng nên tham khảo thị tường tình hình giá cả vật liệu như thế nào, kiểm tra xem đã có bao nhiêu cửa hàng vật liệu hoạt động trên địa bàn bạn định mở cửa hàng. Lượng khách ra sao, quy mô như thế nào?

Tiếp theo, bạn cần xác định được sản phẩm chủ lực của đối thủ cạnh tranh với bạn là gí và mức giá như thế nào để từ đó bạn có thể xác định được phương thức kinh doanh sao cho phù hợp nhất. Việc tìm hiểu thị trường là vô cùng quan trọng và cần thiết, chính vì vậy bạn không nên bỏ qua bước này nhé.

mo-cua-hang-vat-lieu-xay-dung-can-nhung-gi-1

1.4. Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu uy tín

Trong kinh doanh không nên vì lợi nhuận mà nhập hàng kém chất lượng sẽ làm giảm uy tín của bạn và ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh. Theo kinh nghiệm của những chủ cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng thì bạn nên chủ động tìm kiếm nguồn hàng sao cho chất lượng và giá thành phải chăng.

Có thể nhập trực tiếp từ công ty vật liệu xây dựng và đây là hình thức mà nhiều người lựa chọn, giá nhấp sẽ thấp hơn và lợi nhuận mang lại cao hơn. Tuy nhiên bạn cũng phải ch9iuj sự ràng buộc bởi những điều khoản của các công ty đưa ra đó chính là thống nhất về giá bán lẻ và có thể sẽ được hỗ trợ chiết khấu phần trăm nếu như bạn nhận làm đại lý cho các công ty này.

Nhập hàng thông qua tổng đại lý khu vực: khi nhập hàng với hình thức này mức lợi nhuận của bạn cũng sẽ thấp hơn so với việc nhập trực tiếp từ công ty và giá cả sẽ được niêm yết đối vớ từng loại hàng.

Hình thức tiếp theo đó chính là nhập hàng từ nước ngoài. Tuy nhiên hình thức này chỉ nên áp dụng cho những cửa hàng vật liệu với quy mô lớn và có nhiều vốn, còn đối với những cửa hàng nhỏ lẻ sẽ không đủ vốn và quy mô để có thể nhập hàng trực tiếp từ nước ngoài về mà chỉ thông qua các công ty con và tổng đại lý mà thôi.

1.5. Giá bán phù hợp

Mức giá bán cũng là vấn đề quan trọng. Nếu như khu vực của bạn chưa có cửa hàng vậy liệu nào thì có thể tăng nhẹ giá so với những nơi khác nhưng trong trường hợp đã có nhiều cửa hàng thì bạn cần cân đối giá cả sao cho hợp lý, vẫn có thể mang lại lợi nhuận và có thể cạnh tranh được với những cửa hàng khác.

Đồng thời, bạn cần thường xuyên cập nhật giá cả trên thị trường và có mức giá phù hợp, chỉ cần giá cửa hàng của bạn cao hơn một chút xíu cũng có thể bị mất khách nên cần hết sức lưu ý phải tham khảo giá thị trường kịp thời.

1.6. Cần phát triển mặt hàng chủ lực

Đối với kinh doanh vật liệu bạn không nên bán thứ gì cũng có nhưng không có gì là thế mạnh, sẽ không tạo được sự khác biệt với những cửa hàng khác. Tốt nhất bạn nên chọn một số loại hàng chủ lực và phát triển chúng.

Nói đơn giản như sau: nếu bạn xác định buôn bán vật liệu xây dựng thô thì nên có sẵn và đa dạng cát, đá, xi măng, gạch xây dựng, gạch men, sơn… nên đa dạng các mặt hàng này. Trong trường hợp bạn chủ yếu bán vật liệu hoàn thiện thì cần mở rộng quy mô của thiết bị vệ sinh, thiết bị điện, thiết bị nước, các thiết bị lắp ráp hoàn thiện nhà…

2. Mở cửa hàng vật liệu xây dựng cần giấy tờ gì?

Để có thể được phép hoạt động và kinh doanh bạn cần có đầy đủ giấy phép kinh doanh đúng theo quy định của phép luật. Với quy trình như sau:

cua-hang-VLXD

  • Hoàn tất hồ sơ đăng kí xin cấp giấy phép kinh doanh tại sở kế hoạch đầu tư hoặc phòng kế hoạch đầu tư của huyện
  • Hoàn tất thủ tục công khai thuế ban đầu ở chi cục thuế
  • Các doanh nghiệp cần đăng kí chữ số khai thuế qua mạng và nộp thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng đồng thời cần hoàn tất các thủ tục đặt in và phát hàng hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng khi có nhu cầu.

3. Những sai lầm trong kinh doanh vật liệu xây dựng

3.1. Thiếu kinh nghiệm trong quản lý dòng tiền

Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc thua lỗ trong kinh doanh vật liệu xây dựng, đã có rất nhiều người khi bán vật liệu xây dựng chủ quan cho khách hàng nợ và nợ quá nhiều, dẫn đến việc thiếu hụt nguồn vốn, không có vốn nhập hàng mới, nợ tổng đại lý mà nợ khách hàng vẫn không thể đòi được.

Đồng thời, trong quá trình kinh doanh đã không thể quản lý được dòng tiền nên nhiều khi bán được nhiều nhưng không thấy tiền đâu. Chính vì vậy bạn cần đăng kí các khóa học và sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để việc quản lý chi tiêu được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

kinh-doanh-vat-lieu-xay-dung

3.2. Không có xe vận chuyển hàng hóa

Khi bạn xác định bán vật liệu xây dựng cần sắm sửa và chuẩn bị xe để chở hàng, chở vật liệu cho khách. Có rất nhiều người đã chủ quan, mở tiệm khi chưa có xe và tính toán rằng sẽ thuê xe, chính vì vậy sẽ không chủ động được việc chuyên chở, đi thuê xe cũng rất khó khăn và tốn nhiều phí, đôi lúc ngang bằng với số lợi nhuận mà bạn nhận được từ số tiền bán hàng.

Vì vậy, đây cũng là một bài học mà các chủ cửa hàng vật liệu cần lưu ý, mua sắm xe cộ sẵn sàng và có thể phục vụ tốt cho việc mua bán và vận chuyển hàng của mình. Khi có thể chủ động được thì chắc chắn công việc mua bán của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.

Với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết Mở Cửa Hàng Bán Vật Liệu Xây Dựng Cần Bao Nhiêu Vốn?  ở trên hi vọng sẽ giúp được các bạn có thêm những kinh nghiệm khi có ý định kinh doanh vật liệu xây dựng. Chúc các bạn thành công.

Share this post