Mở Quán Cơm Tấm Cần Bao Nhiêu Vốn, Cần Những Giấy Gì?

Mở Quán Cơm Tấm Cần Bao Nhiêu Vốn, Cần Những Giấy Gì?

1. Tại sao nên mở cửa hàng bán cơm tấm

Kinh doanh cơm tấm không đòi hỏi bạn phải có nhiều vốn hay mặt bằng rộng, chỉ cần bạn chuẩn bị chất lượng cho thật tốt thì dù quán của bạn ở ngay trong hẻm nhỏ cũng sẽ có rất nhiều khách hàng kéo đến thưởng  thức món cơm tấm của bạn.

Dưới đây là những lý do cho thấy việc kinh doanh cơm tấm là một trong những sự lựa chọn tốt trong những hình thức kinh doanh cửa hàng ăn hiện nay:

com-tam-la-mon-an-binh-dan

Thu lời nhanh chóng: khác với những hình thức kinh doanh khác với vốn xoay vòng thì việc bán cơm tấm bạn có thể thu lời về ngay. Hiện nay giá mỗi dĩa cơm tấm trung bình từ 15 đến 20 ngàn, đối với cơm đặc biệt thì trên 25 ngàn/ dĩa. Sau khi kết thúc một ngày kinh doanh bạn có thể tổng hợp được hôm này lợi nhuận bao nhiêu sau khi trừ chi phí bỏ ra.

Bán được cả ngày: nếu như bún phở thì hầu như chỉ bán được buổi sáng hoặc tối, trong khi đó cơm tấm có thể bán được cả ngày sáng, trưa, chiều tối. Đối với những quán cơm bình dân giá cả rẻ hơn thì sẽ lấy số lượng để kiếm lợi nhuận, nếu như bạn mở cửa hàng bán cả ngày sẽ đưa về mức lợi nhuận cao hơn và có số lượng khách hàng nhiều hơn.

Nguyên liệu tương đối rẻ, không quá nhiều món và không đòi hỏi phải chế biến cầu kì. Đối với cơm tấm chỉ cần bạn chọn gạo nấu cơm sao cho thơm và ngon. Thịt nướng phải thơm và đảm bảo và kèm theo trứng chiên hoặc một ít dưa leo, cải chua… các món này đều đơn giản và rất dễ chế biến, không cần chuẩn bị cầu kì.

2. Quy trình chuẩn bị trước khi mở quán cơm tấm

2.1. Nghiên cứu thị trường

Đây là một trong những việc chúng ta không thể bỏ qua khi kinh doanh mở tiệm cơm tấm hay bất kì cửa hàng nào. Khi nghiên cứu thị trường khu vực chúng ta có dự định mở quán có thể xác định được những đối thủ cần cạnh tranh để có kế hoạch chuẩn bị kĩ càng hơn.

Đầu tiên bạn cần xác định xem nơi định mở có gần nơi khu dân cư hay không, có gần trường học, văn phòng;….. những nơi thu hút khách hàng hay không. Ở đó đã có quán cơm, bún nào chưa? quy mô và chất lượng, tình hình khách hàng như thế nào? có ổn định không. Đây là những điều bạn cần khảo sát kĩ càng để có thể xây dựng được kế hoạch cụ thể.

Xác định được đối tượng và mục tiêu khách hàng mà mình hướng đến là gì là khách bình dân hay khách hàng sang trọng để từ đó có thể nắm bắt được thị hiếu của khách hàng và phát triển chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

2.2. Chuẩn bị nguồn vốn

Khi xác định được mục tiêu rồi bạn cần xác định được có trong tay bao nhiêu vốn và có cần vay mượn thêm hay không. Nếu như phải vay mượn thì có khả năng trả từ những nguồn khác khi việc kinh doanh gặp rủi ro hay không? Đây đều là những điều mà bạn cần phải tính toán thật cẩn thận. Về nguồn vốn chúng tôi sẽ đề cập ở mục sau.

2.3. Chọn địa điểm kinh doanh quả

Sau khi có được những định hướng cho quán và sự chuẩn bị về nguồn vốn, bạn sẽ tìm mặt bằng. Nếu như bạn mở quá với số vốn nhiều thì cần chọn vị trí quán đẹp. Mặt bằng rộng rãi và thoáng mát. Còn nếu như nguồn vốn hạn hẹp thì chọn nơi hẻm xe cộ dễ ra vào và nơi đông dân. Thông thường những quán cơm tấm sẽ được mở ở gần trường học, các khu công nghiệp, bệnh viện và khu đông dân cư… Địa hình đẹp và có đầy đủ các loại giấy tờ đảm bảo về mặt pháp lí.

2.4. Tuyển nhân viên

Quán cơm tấm không thể thiếu nhân viên được. Nếu như bạn là người trực tiếp đứng bếp chế biến các món ăn thì chỉ cần thuê vài ba nhân viên phục vụ và tạp vụ, bảo vệ giữ xe… Còn bạn chỉ là người quản lý chung thì cần thuê đầu bếp chính và phụ.

8-bi-quyet-mo-quan-com-tam-binh-dan-1

Khi thuê nhân viên nên lựa chọn những người thác vát và nhen nhẹn, đồng thời cần trung thực và nhiệt tình với công việc, đây đều là những điều rất cần thiết trong việc kinh doanh, điều này một phần sẽ quyết định vào chất lượng món ăn và sự phát triển cũng như sự tồn tại của quán nên bạn không được chủ quan.

2.5. Tìm nguồn nguyên liệu, thiết bị

Nguyên liệu là một phần rất quan trọng. Nếu như bạn lấy hàng ở những nơi kém chất lượng lỡ xảy ra tình trạng ngộ độc thì sẽ khiến quán ăn mất khách và ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh. Chính vì vậy cần lựa chọn nơi cung cấp nguồn nguyên liệu đảm bảo, không nên vì lợi nhuận vì nhập hàng kém chất lượng.

Có thể bạn nhập nguyên liệu vào có thể đắt một xíu nhưng chất lượng, tươi ngon thì khách hàng sẽ ủng hộ lâu dài. Ngoài nguồn nguyên liệu ra bạn cần phải chuẩn bị dụng cụ và thiết bị nấu ăn cũng như bàn ghế sao cho sạch sẽ và thoải mái nhất để khách hàng có thể cảm thấy được quán cơm tấm của bạn mọi thứ luôn đảm bảo và sạch sẽ.

2.6. Tiếp thị và quảng cáo cho quán cơm

Khi mới mở quán cơm sẽ chưa được nhiều người biết đến, Chính vì vậy bạn cần dùng các kệnh mạng xã hội để quảng cáo hình ảnh cũng như các chương trình khuyến mãi vào ngày khai trương,. Treo băng rôn quảng cáo và phát tờ rơi. Nên áp dụng chương trình khuyến mãi vào ngày khai trương để thu hút sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn.

2.7. Học cách chế biến cơm tấm

Nếu như bạn muốn quán cơm tấm của mình thu hút được khách hàng thì cần tạo nên sự hấp dẫn và khác biệt so với những quán cơm tấm khác thì mới có thể xây dựng được thương hiệu cơm tấm đặc biệt. Hãy đăng kí khóa học nấu cơm tấm ngon và đặc sặc, sáng tạo trong cách chế tạo các món ăn.

Dù cho bạn là người không trực tiếp đứng bếp thì cũng cần phải học chế biến cơm tấm ngon để có thể góp ý với đầu bếp của mình và sáng tạo ra món ăn đặc biệt nhằm thu hút khách hàng.

3. Mở quán cơm tấm cần bao nhiêu vốn?

Nếu bạn mở một quán cơm tấm với quy mô vừa phải và bán cơm bình dân thì cần chuẩn bị số vốn khoảng 40 triệu đồng để mua bàn ghế, vật dùng cần thiết cũng như thuê mặt bằng và các loại nội thất cần thiết trong quán.

cơm

Nếu muốn hình thức và quy mô kinh doanh lớn hơn cũng có thể đầu tư với số tiền nhiều hơn thì chắc chắn bạn sẽ chọn một địa điểm rộng rãi hơn, thuê đầu bếp xịn với lương cao để nâng cao chất lượng và quy mô của quán.

4. Kinh nghiệm bán cơm tấm nhanh có lời

Đối với việc kinh doanh lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu, bạn cần cần dựa vào những lợi thế các món ăn của mình là chưa đủ, cần có nhiều yếu tố nữa mới có thể tạo nên được sự thành công khi kinh doanh cơm tấm.

4.1. Chế biến cơm tấm ngon và hấp dẫn

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu cơm tấm ngon, bạn có thể học thêm nhiều cách chế biến cơm tấm qua các lớp dạy nghề, tạo sự mới mẻ và đẹp mắt cũng như nâng cao chất lượng các món ăn thì sẽ tạo được lòng tin của khách hàng, dần dần sẽ có được lượng khách hàng ổn định và đông hơn.

kinh-doanh-nha-hang-com-tam

4.2. Chất lượng phục vụ

Bên cạnh việc chế biến các món ăn ngon thì chất lượng phục vụ cũng là điều rất quan trọng. Bạn cần dạy cho nhân viên của mình kĩ năng xử lý các tình huống và trau dồi thêm những kinh nghiệm khi phục vụ khách hàng, luôn nhỏ nhẹ và tôn trọng khách hàng.

4.3. Quán sạch sẽ, thoáng mát

Dù cơm có ngon đến đâu đi chăng nữa nhưng quá vệ sinh bẩn cũng sẽ khiến khách hàng cảm thấy e dè và cảm giác không an toàn khi thưởng thức cơm tại đây. Điều đầu tiên cần gây thiện cảm với khách hàng bằng một không gian sạch sẽ và thoáng mát.

5. Mở quán cơm tấm có cần những giấy tờ gì?

Mở quán bán cơm tấm cũng là một trong những hình thức kinh doanh, vì vậy sau khi thuê được mặt bằng bạn cần đến phường, xã để đăng kí giấy phép kinh doanh. Đồng thời cửa hàng của bạn cũng phải đóng đầy đủ các khoản thuế theo đúng quy định của pháp luật.

An-toan-thuc-pham

Ngoài ra, còn phải có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn phải tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và cần có giấy chứng nhận này. Nếu như thiếu những giấy tờ trên sẽ bị xử phạt theo quy định hoặc tạm ngưng kinh doanh.

Share this post