Kinh Doanh Thua Lỗ Nợ Nhiều Phải Làm Sao? Đừng Trốn Tránh Nhé!
Trong chuyện làm ăn không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đôi khi chỉ cần sai một bước cũng gây ra rủi ro vô cùng lớn. Để vượt qua nó điều quan trọng là phải biết giữ bình tĩnh đối mặt. Sau đó tìm ra biện pháp tốt nhất. Hôm nay HoTroVay.Vn sẽ giúp bạn có những biện pháp giải quyết vấn đề Kinh Doanh Thua Lỗ Nợ Nhiều Phải Làm Sao? Đừng Trốn Tránh Nhé!
1. Tình trạng thua lỗ của các công ty
Mặc dù so với các nước trên thế giới tình trạng phá sản của các doanh nghiệp tại nước ta không quá lớn. Tuy nhiên, không có nghĩa là không có nguy cơ đối mặt với việc lỗ vốn dẫn đến nợ nần hàng loạt.
Hiện nay tại Việt Nam, tình trạng làm ăn để lỗ vốn, công ty phá sản rất nhiều. Trong năm 2017, có tới 50% doanh nghiệp mới thành lập ngừng hoạt động. Đây không phải là vấn đề quá xa lạ trong giới kinh doanh. Đặc biệt nhất là tại Đà Nẵng. Theo thống kê, ở khu vực này nếu có tổng cộng 13000 công ty thì con số phá sản và giải thể đã là 4200.
Nhiều chủ doanh nghiệp sau khi phá sản liền bỏ trốn và không có trách nhiệm với doanh nghiệp của mình. Hành vi này sẽ làm vấn đền càng thêm tồi tệ mà thôi. Cách tốt nhất nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao từ đó tìm ra biện pháp giải quyết.
2. Nguyên nhân phá sản của các công ty
2.1. Nguyên nhân khách quan
Do ảnh hưởng của sự khủng hoảng trong thị trường thế giới. Từ đó dẫn đến lạm phát, thua lỗ bởi sự gia tăng chi phí sản xuất. Bởi những doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đủ khả năng đầu tư với số tiền lớn được. Khi lãi suất quá cao thì các doanh nghiệp chưa thực sự lớn mạnh sẽ không tiếp cận được nguồn vốn. Cộng với sự không có thị trường tiêu thụ thì rất dễ bị vỡ nợ.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
2.2.1. Không đặt đúng vị trí
Nhiều công ty được thiết lập tại khu vực còn chưa phát triển với mộng tưởng sẽ “khai phá tiềm năng”. Tuy nhiên, ngoài những điều kiện tự nhiên doanh nghiệp cũng phải để ý đến cuộc sống của con người xung quanh.
Những khu vực dân cư thưa thớt, sẽ rất ít người có nhu cầu. Khi đó sẽ không có thị trường tiêu thụ. Nếu muốn đứng vững thì ít nhất công ty phải có nguồn vốn lớn và kinh doanh những mặt hàng đặc trưng của người dân nơi đó.
2.2.2. Không có quỹ dự phòng
Sự chủ quan và làm liều trong quá trình tính toán rất dễ dẫn đến những thảm họa về sau. Dù là những người tài giỏi thế nào đi chăng nữa. Cũng không phải lúc nào đều đoán đúng tình hình thị trường. Bởi vậy, nếu có ý định thành lập một công ty cũng phải để lại một phần vốn phòng khi rủi ro xảy đến.
Những lợi nhuận làm ra không nên sử dụng hết mà nên để lại một phần. Ngay cả khi nắm chắc thành công trong tay, vẫn nên cẩn thận thì hơn. Khi đó ta sẽ không còn phụ thuộc vào ngân hàng mà lo sợ vấn đề lãi suất. Nó là kinh nghiệm từ những sự thất bại của những người đi trước mà thành nên.
2.2.3. Không có sự quản lý và sự liên kết chặt chẽ
Nhiều chủ đại lý vì thấy giàu mà lo ăn chơi, thờ ơ với công việc. Đi quá đà dẫn đến âm vốn khi nào không hay. Bên cạnh đó, khi không có sự chịu khó học hỏi và vốn kiến thức trong ngành thì sẽ không bao giờ quản lí được công ty ấy được.
Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh với đối tác. Khi không tìm hiểu rõ về họ sẽ rất dễ gặp phải những công ty đang trong đà xuống dốc. Dẫn đến sự kéo theo công ty ta sẽ tụt dốc theo. Rồi sau đó gây ra tình trạng phá sản hàng loạt.
Hay trường hợp khác là đầu tư vốn mua hàng quá mạnh tay dẫn đến dư thừa hàng hóa. Hoặc là lãng phí công suất hoạt động của máy móc. Cung vượt cầu làm xuất hiện tình trạng lạm phát.
2.2.4. Mối nguy hại từ việc phá sản
Phá sản nhiều sẽ dẫn đến kinh tế giảm sút, nợ nần chồng chất. Người kinh doanh có thể phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.Không chỉ ảnh hưởng đến chủ đầu tư mà còn thiệt hại nhiều đến người dân. Đặc biệt, là nguồn lao động. Họ sẽ ở trong tình trạng thất nghiệp hàng loạt, gặp nhiều điều khó khăn.
3. Kinh Doanh Thua Lỗ Nợ Nhiều Phải Làm Sao?
3.1. Giữ bình tĩnh
Đừng quá hoảng sợ khi đối mặt với khó khăn. Bởi, rất còn nhiều cách để giải quyết vấn đề. Không nên bỏ trốn, chối bỏ trách nhiệm vì sau này sẽ phải hối hận suốt đời. Cũng không nên quyết định khi đang trong tình trạng hoang mang. Chờ cho lấy lại được tinh thần rồi tìm hướng đi mới.
Dù bạn không có lỗi trong chuyện này đi nữa thì cũng không nên trút giận với người khác. Họ sẽ thấy nóng mặt và có thể làm bất cứ việc gì để trả thù bạn. Đừng làm họ tổn thương để rồi gây ra hậu quả khôn lường không mong muốn.
3.2. Thắt lưng buộc bụng
Giải pháp tiếp theo phải kể đến đó chính là tối giản mọi chi tiêu, tiết kiệm chi phí. Ngừng các dự án đang có ý định mở rộng đầu tư. Không nên đi vay ngân hàng hoặc các cơ sở để trả nợ. Vì nếu tiếp tục sẽ kéo theo nợ nần chồng chất nợ nần.
Thay vì ở biệt thự sang trọng, bạn có thể bán nó. Rồi chuyển đến một nơi ít tiền hơn. Như vậy, vừa tiết kiệm được chi phí điện nước vừa có được tiền lời. Trong bữa ăn nên lựa chọn món bình dân, thay vì đi nhà hàng. Không đi shopping mua sắm, nếu có quá nhiều quần áo không dùng đến có thể đem đi bán. Hay các phương tiện đi lại cũng vậy, nên đổi loại ít tiền hơn.
3.3. Tăng nguồn thu
Nếu như có giảm nhưng không có thu thì cũng không thể giải quyết hết khó khăn. Trong lúc này, bạn có thể làm thêm những công việc bán thời gian. Tận dụng máy móc, vật liệu dư trong công ty để làm ra những sản phẩm mới.
3.4. Đoàn kết là trên hết
Khi gặp khó khăn, nhiều gia đình, tập đoàn thường xảy ra cãi vã, tranh chấp nội bộ. Cứ như thế họ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Để rồi sự việc ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cũng không nên kiêu ngạo, tự giải quyết một mình. Hãy nhờ những người xung quanh cùng bàn bạc giải quyết vấn đề.
3.5. Phân tích khoản nợ
Bạn hãy tính toán một cách kỹ lưỡng số tiền nợ của mình. Khi ấy mới định hình được khoản nợ để đưa ra hướng giải quyết. Nếu số tiền quá lớn, hãy thương lượng với chủ nợ rồi tìm cách thuyết phục họ cho thêm thời gian. Những nơi nào có lãi lớn nhất thì nên trả trước. Để tránh tình trạng “lãi mẹ sinh ra lãi con” về sau.
Cuối cùng, dù có chuyện gì cũng hãy sống yêu đời, nhẹ nhàng. Có thể một năm không đủ để bạn trả hết số nợ. Nhưng đừng quá lo lắng về điều đó vì nó sẽ làm cho bạn già đi. Hãy tin tưởng vào cuộc sống và giành nhiều thời gian cho gia đình, người thân hơn nữa. Đừng tạo cho con cái của bạn những áp lực không muốn có.
Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho Kinh Doanh Thua Lỗ Nợ Nhiều Phải Làm Sao? Đừng Trốn Tránh Nhé! Hy vọng, bài viết trên đã giúp ích phần nào cho bạn khi đang gặp khó khăn trong vấn đề tài chính. Đây cũng là kinh nghiệm cho những ai sắp bước vào giai đoạn lập nghiệp.