Cách đối phó với App vay tiền khi bị đòi nợ làm phiền

Cách đối phó với App vay tiền khi bị đòi nợ làm phiền

Việc các công ty tổ chức tài chính liên tục gọi điện, nhắn tin đến những người đi vay tiền qua app để đòi nợ là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay. Vậy, cách đối phó với app vay tiền khi bị đòi nợ làm phiền như thế nào? Cùng nganhangaz tìm giải pháp ngay bài viết dưới đây.

1. Tại sao có tình trạng đòi nợ làm phiền

Vay tiền qua app là hình thức sử dụng các app được thiết kế bởi các tổ chức tín dụng với mục đích phục vụ nhu cầu vay tiền ngay trên trực tuyến của khách hàng mà không cần đến trực tiếp. Hình thức này có ưu điểm là nhanh chóng, tiện lợi và thủ tục đơn giản nhưng để phát huy tốt điều này thì cần phải chọn app uy tín, an toàn.

xanh-duong-mau-cam-va-vang-ve-tay-ho-so-nha-toan-hoc-do-hoa-1-9245

Khi hoàn thành các thủ tục vay tiền, các đơn vị tổ chức tài chính sẽ cho bạn vay tiền. Nhưng, đúng kỳ hạn vay thì phải hoàn trả lại số tiền như đã thỏa thuận. Nếu trả nợ đúng hạn thì sẽ không có tình trạng làm phiền hay nhắc nhở. Ngược lại, người vay quên hoặc cố tình không thanh toán số tiền đã vay thì không chỉ người đi vay mà người thân của bạn cũng bị làm phiền.

Chưa kể, người vay đi vay các các đơn vị lừa đảo cho vay tiền qua app, không uy tín thì không chỉ là những cuộc gọi điện hay tin nhắn làm phiền mà những lời lẽ uy hiếp, đe dọa và xúc phạm hoặc hơn thế là dùng bạo lực. Điều này, gây ra sự hoang mang lo sợ của nhiều người khi lựa chọn hình thức vay tiền qua app.

2. Bùng nợ app vay tiền có sao không?

2.1. Vướng vào nợ xấu

Đối với các app vay tiền của các các công ty tài chính uy tín hoặc ngân hàng nếu bạn không trả nợ đúng hạn hoặc cố tình xù nợ thì sẽ vướng vào nợ xấu. Một khi lịch sử tín dụng nợ xấu thì sẽ được lưu lại trên CIC.

Đến khi đó, việc vay tiền của bạn ở bất cứ ngân hàng hay công ty tài chính khác sẽ bị từ chối. Bởi lẽ, hình thức vay tiền dựa vào sự uy tín của khách hàng mà quyết định cho vay hay không?

2.2. Phí phạt và lãi suất tăng cao

Một khi đã quá kỳ hạn hoàn trả tiền thì các tổ chức tài chính cho vay sẽ tính phí phạt cho khách hàng. Mức phí sẽ quy theo lãi suất quy định của từng đơn vị.

Nếu để thời gian dài thì lãi mẹ sẽ đẻ lãi con và cộng đồn vào đến khi trả lại tá hỏa. Chưa kể, một số tổ chức tài chính có mức lãi suất cao thì sẽ là một con số khổng lồ khi bạn tất toán.

Bungnoappvaytien-1

2.3. Gọi điện thoại đòi nợ khách hàng

Khi vay tiền qua app khó tránh khỏi việc thanh toán chậm, xù nợ không trả. Vì vậy, các công ty tổ chức tài chính thu hồi nợ, đòi nợ khách hàng cố tình không trả khoản vay của mình.

Một khi không hoàn trả thì đội ngũ nhân viên tổ chức sẽ gọi điện nhắc nhở khách hàng về khoản vay. Hơn thế, nhiều trường hợp cố tình không trả dẫn đến việc khủng bố nhiều cuộc gọi.

2.4. Liên hệ với người thân

Khi tiến hành làm thủ tục vay tiền qua app thì trong hồ sơ sẽ cung cấp các điện thoại và địa chỉ người thân đi kèm. Chính vì thế, nếu khách hàng cố tình không trả nợ thì nhân viên bên cho vay sẽ liên hệ trực tiếp những người này nhắc nhở bạn trả nợ đúng hạn.

2.5. Đăng lên các trang mạng xã hội

Khi tải app về và cấp quyền truy cập app thì tổ chức đã thu thập thông tin tài khoản của bạn. Ngay sau khi bạn không trả thì sẽ bị app vay tiền đưa thông tin lên hội nhóm trên mạng nhằm làm phiền bạn hay ghép ảnh chế không hay.

2.6. Đe dọa

Trường hợp này thường thấy ở các app vay tiền không uy tín, lừa đảo. Khi đó, tổ chức này thường thuê các xã hội đen đến nhà người vay nhằm đe dọa trả nợ và dùng nhiều bạo lực bắt buộc phải hoàn tất sớm nhất.

3. Cách đối phó với app vay tiền khi bị đòi nợ làm phiền

Mặc dù, pháp luật quy định không cho phép các tổ chức tài chính đe dọa, khủng bố,… nhưng tình trạng quấy rối, đe dọa bằng tin nhắn, gọi điện vẫn diễn ra. Thậm chí, những người không quen biết hay không tham gia cũng bị làm phiền, khủng bố đòi nợ.

Vậy, cách đối phó nếu gặp trường hợp đòi nợ này như thế nào? Theo điều 1, thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định về việc cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính thì người bị đòi nợ làm phiền có thể thực hiện 2 cách sau:

cach-doi-pho-voi-app-vay-tien-3

  • Cách 1: làm đơn khiếu nại gửi tới công ty, tổ chức tài chính cho vay đã quấy rối, gọi điện làm phiền để khiếu nại về việ đôn đốc, thu hồi nợ, đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ
  • Cách 2: gửi đơn tố cáo đến cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng hoặc ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để giải quyết.

Ngoài ra, mọi người cũng có thể thực hiện cách đối phó tự nhiên khi bị tấn công đòi nợ như:

  • Hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ để nắm rõ thông tin, tốt nhất nên ghi âm hoặc lưu tin nhắn lại. Giải thích ngắn gọn về việc không quen biết hay không thực hiện vay tiền qua app mà đối tượng đã đề cập tới.
  • Tuyệt đối không cung cấp bất cứ thông tin nào cho các đối tượng. Trường hợp thông tin có ở bên họ thì không nên xác nhận thông tin đó là của mình
  • Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền

Nếu, bạn là người đi vay không trả nợ mà bị đòi thì tốt nhất nên cố gắng trả hoặc thỏa thuận với đơn vị cho vay có thể gia hạn thời gian hoàn trả.Bởi, việc vay vốn là hoàn toàn tự nguyện nên bạn cần phải tự giác và có nghĩa vụ thanh toán đủ khoản vay theo quy định. Nhưng nếu là ” ma” thì tốt nhất nên nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

4. Đòi nợ làm phiền có trái pháp luật không?

Việc đòi nợ vay tiền qua app khiến không ít người cảm thấy phiền hà, lo sợ và hoang mang. Đây chính là vấn đề gây nhức nhói trong thời gian gần đây. Vậy, liệu đòi nợ, khủng bố tin nhắn, gọi điện liên tục có trái pháp luật không?

bi-cong-ty-tai-chinh-lam-phien_2206140748

Theo khoản 7, Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi tại điểm đ khoản 2 Điều 7 thông tư 43/2016/ TT – NHNN  quy định cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ như sau:

Dựa vào đó, việc khủng bố, đòi nợ qua tin nhắn điện thoại nhiều lần là hành vi trái pháp luật. Bên cạnh đó, gọi điện làm phiền đến người không có nghĩa vụ trả như người thân, bạn bè thúc ép cũng là bất hợp pháp.

5. Xù nợ, cố tình không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định pháp luật tại Bộ Luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

“Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác“

Như vậy, trả nợ đúng hạn là nghĩa vụ mà người đi vay cần phải thực hiện. Nếu đến hạn mà bên vay không trả thì có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Nếu bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả và không có dấu hiệu xù nợ thì sẽ truy vào tranh chấp dân sự. Để đòi lại tiền thì bên cho vay có thể Tóa án dân sự để thực hiện thủ tục đòi tài sản

truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-khi-thieu-no-khong-tra

Trường hợp 2: Nếu bên vay không trả nợ do không trả mà cố tình bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Do đó, cách tốt nhất là bạn nên hoàn tất thanh toán đúng hạn để tránh các vấn đề xảy ra. Vay tiền qua app chỉ thực sự là bước đường cùng thì mới nên chọn cách này. Bởi lẽ, mục đích vay tiền là khi bạn cần gấp một số tiền mà không biết nhờ ai. Phải xác định được khả năng chi trả của mình thì mới nên quyết định vay tiền hay không?

Bài viết trên đây chia sẻ cho mọi người cách đối phó với app vay tiền khi bị đòi nợ làm phiền. Chỉ thực sự cần thiết hoặc hết cách thì mới nên chọn hình thức vay tiền này. Và cũng nên chọn app vay tiền của các công ty, tổ chức uy tín an toàn để vay.

Tin khác:

Share this post