Có Nên Cùng Góp Vốn Hợp Tác Kinh Doanh Không? Ưu và Nhược Điểm?

Có Nên Cùng Góp Vốn Hợp Tác Kinh Doanh Không? Ưu và Nhược Điểm?

Trong lĩnh vực kinh doanh, bạn luôn cần phải có sự thông minh và cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định một vấn đề nào đó. Với những người mới khởi nghiệp, việc góp vốn đầu tư cũng là điều đáng quan tâm. Vậy Có Nên Cùng Góp Vốn Hợp Tác Kinh Doanh Không? Ưu và Nhược Điểm? Hãy cùng HoTroVay.Vn tìm hiểu nhé!

1. Góp vốn là gì?

Góp vốn chính là hai hay nhiều cá nhân cùng nhau đóng góp vào tài sản của một công ty. Việc này có thể được tiến hành khi công ty đã thành lập từ lâu. Hoặc cũng có thể góp vốn ngay từ khi mới được gây dựng nên.

tu-van-gop-von-kinh-doanh-luattriminh_vn

Việc góp vốn không hề đơn giản mà còn phải dựa trên hợp đồng hợp tác kinh doanh. Khi tiến hành công việc này, tài sản đóng góp không chỉ bao gồm tiền mà còn cả những thứ khác có giá trị tương đương. Bao gồm vàng bạc, quyền sở hữu trí tuệ, ngoại tệ tự do chuyển đổi,…

Đây là hoạt động vô cùng quan trọng đối với một công ty. Bởi nó quyết định đến tương lai, sự ra đời hay tồn tại và phát triển của cả công ty đó. Việc doanh nghiệp có đứng vững trên thị trường cũng một phần dựa vào nó.

2. Hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp tác kinh doanh là sự cộng tác, tạo ra mỗi quan hệ bền vững giữa các đơn vị với nhau. Nhằm mang lại lợi ích, điều kiện thuận lợi cho cả đôi bên. Sau khi hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết, các bên tham gia sẽ phải thỏa thuận với nhau về vấn đề sử dụng tài sản.

hop-tac-kinh-doanh-la-gi-800x800

Việc làm này gắn liền với quy định của pháp luật. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp không cần phải thành lập tổ chức kinh tế mà cũng có thể phân chia lợi nhuận.

3. Có Nên Cùng Góp Vốn Hợp Tác Kinh Doanh Không?

Người xưa có câu: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Việc phối hợp với nhau để cùng làm việc thường thì có lợi hơn hoạt động riêng lẻ. Chính vì vậy, góp vốn hợp tác kinh doanh sẽ mang lại nhiều điều thuận lợi để bạn nhanh chóng có vị trí vững vàng hơn. 

gop-von-kinh-doanh-1

Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, đôi khi hợp tác cũng gặp không ít khó khăn và bất lợi. Bởi thế mà có thể nói, việc nên hay không nên góp vốn hợp tác kinh doanh còn tùy thuộc vào tình hình thực tế của bạn.

4. Nhược điểm và ưu điểm của góp vốn hợp tác kinh doanh

4.1. Về ưu điểm

Khi góp vốn bạn sẽ được hưởng nhiều quyền lợi đã được định sẵn tại Luật Doanh Nghiệp, cụ thể:

4.1.1. Được tham dự các cuộc họp quan trọng

Bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề bình đẳng trong việc đóng góp ý kiến thành viên. Bởi sau khi ký kết hợp đồng, các thành viên sẽ được tham dự vào Hội đồng. Bên cạnh đó, bạn còn được thảo luận, biểu quyết hay kiến nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền trong tổ chức này.

4.1.2. Phiếu biểu quyết

Nguồn vốn bạn đóng góp vào doanh nghiệp về sau sẽ tương ứng với số lượng phiếu biểu quyết. Trong luật Doanh Nghiệp, cụ thể là điều 48 tại khoản 2 đã quy định sẵn về quyền và nghĩa vụ tương ứng liên quan đến tỷ lệ góp vốn.

4.1.3. Lợi nhuận và tài sản

Theo quy định của pháp luật, nếu bạn đã nộp đủ thuế cũng như hoàn thành các nghĩa vụ tài chính thì sẽ được chia lợi nhuận. Lợi nhuận ấy sẽ tương ứng với phần tài sản mà thành viên đó đã đóng góp. Trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản, người góp vốn không mất đi tất cả. Tài sản còn lại của công ty sẽ được trả lại tương ứng với tỷ lệ đóng góp vốn của bạn.

4.1.4. Quản lí vốn

Nếu công ty có tăng vốn điều lệ thì bạn có quyền góp thêm vốn vào đó. Tùy theo điều lệ của công ty cũng như quy định của pháp luật thì thành viên cũng có quyền định đoạt phần vốn góp của mình. Các hình thức đó chính là tặng cho hoặc chuyển nhượng toàn bộ. Cũng có thể chuyển nhượng một phần.

uu-nhuoc-diem-cac-loai-hinh-doanh-nghiep

4.1.5. Quyền khởi kiện người quản lí

Nếu chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hay giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lí thì thành viên công ty được phép khởi kiện trách nhiệm dân sự. Hoạt động này có thể được thực hiện dưới hai hình thức khác nhau. Đó là nhân danh công ty hoặc tự mình khởi kiện. Ngoại trừ trường hợp bị bác yêu cầu khởi kiện, mọi chi phí do công ty chi trả.

4.1.6. Được kiểm tra và yêu cầu

Nếu bạn sở hữu từ 10% số vốn trở lên thì sẽ được:

  • Đối với sổ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm, hay các giao dịch thì được phép kiểm tra, theo dõi. Ngoài ra còn được tra cứu, xem xét sổ ghi chép.
  • Đối với sổ đăng ký thành viên, được phép sao chụp, tra cứu cũng như xem xét, kiểm tra.
  • Trường hợp có vấn đề thẩm quyền cần phải giải quyết. Bạn có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên.
  • Trường hợp nội dung nghị quyết không được thực hiện đúng. Hay trình tự, thủ tục cuộc họp có sai lầm, không phù hợp với điều lệ công ty. Trong thời gian 90 ngày có thể yêu cầu tòa án hủy bỏ nghị quyết.

4.2. Về nhược điểm

4.2.1. Tiền vốn có thể hao hụt, tình bạn không bền vững

Khi góp vốn kinh doanh bạn sẽ gặp phải không ít vấn đề mạo hiểm. Khi số vốn ít không thể phân chia trách nhiệm cũng như công việc ban đầu. Những việc như quản lí nhân viên, giữ nguồn vốn chung, hay cân đối các khoản thu chi đều rất khó để cân đối ngay từ đầu.

Từ đó các bên góp vốn sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi thấy khó khăn. Bên cạnh đó không tránh khỏi việc tranh chấp giữa các thành viên góp vốn. Sẽ rất ít khi có một sự thảo luận hay cùng nhau ngồi bàn bạc để giải quyết khó khăn khi các bên bất đồng.

4.2.2. Khoán trắng vốn cho người khác

Nhiều người tuy có tiền để góp vốn nhưng không có kiến thức về kinh doanh. Điều đó dẫn đến nhiều rủi ro cũng như nguy cơ bị chiếm đoạt vốn. Chỉ cần có lợi nhuận là họ bắt đầu khoán trắng số vốn cho người thân thích. Khi có chuyển biến xấu từ thị trường, người này sẽ không đủ sức để chèo chống hay giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, nếu có ý định góp vốn hợp tác kinh doanh thì bạn cần dành nhiều thời gian nghiên cứu các lĩnh vực mà mình bỏ vốn vào.

5. Một số lưu ý khi góp vốn

  • Phải có đầy đủ các biên bản, phân chia lợi nhuận rõ ràng. Người góp, người nhận phải điền đầy đủ chữ ký.
  • Các điều lệ hoạt động đều phải được các thành viên thống nhất bằng văn bằng.
  • Tốt nhất nên quy đổi vốn thành tiền và phải có một người chịu trách nhiệm quản lí. Khi có chữ ký của tất cả thành viên sáng lập và có giấy phép kinh doanh thì mới có thể rút số vốn đó.

Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau giải quyết vấn đề  Vậy Có Nên Cùng Góp Vốn Hợp Tác Kinh Doanh Không? Ưu và Nhược Điểm? Mong rằng sẽ cung cấp nhiều thông tin có lợi cho bạn khi kinh doanh.

góp-vốn-kinh-doanh-1

Share this post