Danh sách Mã SWIFT/BIC code các ngân hàng Việt Nam
- Khái niệm về SWIFT trong ngân hàng?
- Mã SWIFT/BIC Code là gì?
- Ưu và nhược điểm của mã SWIFT/BIC Code là gì?
- Bạn muốn tra cứu mã SWIFT/BIC Code của các ngân hàng tại Việt Nam ?
Trong bài viết dưới đây, HoTroVay.Vn sẽ giới thiệu tường tận về mã SWIFT/BIC là gì, cũng như cách vận hành tổ chức này. Ngoài ra, bạn sẽ có thể tra cứu được danh sách mã SWIFT/BIC của các ngân hàng tại Việt Nam một cáhc nhanh chóng nhất.
1. Mã SWIFT/BIC code là gì?
1.1. Tổ chức SWIFT là gì?
SWIFT được viết tắt của tổ chức Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication (Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế). Tổ chức này được thành lập vào năm 1973 và có trụ sở chính tại La Hulpe, Bỉ với quy mô hơn 239 ngân hàng với trên 15 nước tham gia.
Đây là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT. Cho tới hiện tại, tổ chức SWIFT đã liên kết hơn 9000 tổ chức trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp Thế giới. Vậy mục đích của tổ chức này là gì? bạn hãy theo dõi ở phần tiếp theo nhé.
Từ khi ra đời, SWIFT đã bắt đầu thiết lập các tiêu chuẩn chung cho các giao dịch tài chính và và tạo nên một hệ thống xử lý dữ liệu chung và mạng truyền thông toàn cầu được thiết kế bởi Logica và được phát triển bởi Tập đoàn Burroughs. Từ năm 1975, hiệp hội đã bắt đầu cố gắng tạo ra những quy trình vận hành cơ bản , quy tắc trách nhiệm, để có thể hoạt động tốt hơn
1.2. SWIFT ra đời nhằm mục đích gì?
Hiệp hội SWIFT ra đời với mục đích cung cấp một mạng lưới cho phép các tổ chức tài chính, từ đó giúp các ngân hàng quốc tế (là thành viên của SWIFT) giao dịch cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Từ đó các thành viên này trên toàn thế giới có thể thực hiện được chức năng gửi và nhận thông tin về giao dịch tài chính trong một môi trường an toàn, tiêu chuẩn và đáng tin cậy.
- Mỗi thành viên trong mạng lưới được cấp một mã giao dịch gọi là SWIFT code. Ngoài ra, nó còn được gọi là mã nhận dạng doanh nghiệp (BIC, trước đây là Mã nhận dạng ngân hàng) thường được gọi là “Mã SWIFT”.
- Các thành viên thực hiện trao đổi thông tin/chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message. Đây thực chất là các thông tin được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu có tính bảo mật cao, thường thể hiện dưới dạng ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và sau đó thực hiện tự động xử lý giao dịch.
- Ngoài ra, hiệp hội SWIFT còn thực hiện cung cấp các dịch vụ truyền thông và phần mềm an ninh cho các ngân hàng và tổ chức tài chính, phần lớn những dịch vụ và phần mềm này đươc hoạt động trên mạng SWIFT Net và ISO 9362. Để trở thành thành viên của SWIFT, các ngân hàng và tổ chức tài chính phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, bao gồm các yêu cầu bằng văn bản đã đề ra của SWIFT và hệ thống kết nối phổ biến nhất.
Tính đến năm 2018, khoảng một nửa tất cả các khoản thanh toán xuyên biên giới có giá trị cao trên toàn thế giới đã sử dụng mạng SWIFT. Trước đó vào năm 2015 , SWIFT thực hiện việc đã liên kết với hơn 11.000 tổ chức tài chính ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, những người đã trao đổi trung bình hơn 32 triệu tin nhắn mỗi ngày (so với mức trung bình 2,4 triệu tin nhắn hàng ngày vào năm 1995).
Hiệp hội SWIFT còn thực hiện việc vận chuyển các thông điệp tài chính theo cách rất an toàn nhưng không giữ tài khoản cho các thành viên của mình và không thực hiện bất kỳ hình thức thanh toán bù trừ hoặc thanh toán nào.
1.3. Tiêu chuẩn hình thành của SWIFT
SWIFT đã trở thành tiêu chuẩn trong việc thực hiện các thông điệp về tài chính. Các thông tin, tin nhắn được định dạng theo tiêu chuẩn SWIFT để có thể thực hiện việc đọc và xử lý bằng các hệ thống xử lý tài chính. Tổ chức SWIFT thông thường sẽ hợp tác với các tổ chức quốc tế để được xác nhận về tiêu chuẩn của nội dung thư, tin nhắn truyền qua mạng SWIFT. Từ đó, SWIFT cũng là cơ quan đăng kí các tiêu chuẩn ISO như sau:
- Vào năm 1994, tiêu chuẩn ISO 9362 – một tiêu chuẩn về tin nhắn và mã định danh ngân hàng
- Năm 2003, chứng nhận ISO 10383 – tiêu chuẩn về chứng khoán và các công cụ tài chính
- ISO 13616 : 2003 Tiêu chuẩn về mã ngân hàng quốc tế IBAN
- ISO 15022 : 1999 Tiêu chuẩn trong nhắn tin và giao dịch quốc tế
- ISO 20022 -1: 2004 và ISO 20022-2: 2007 , đây là các tiêu chuẩn ISO để trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức tài chính
1.4. Trung tâm điều hành của SWIFT
Mạng thông tin, tin nhắn bảo mật SWIFT được điều hành từ ba trung tâm dữ liệu, đầu tiên là ở Hoa Kỳ , một ở Hà Lan và một ở Thụy Sĩ. Các trung tâm này chia sẻ thông tin vào thời gian thực. Trong trường hợp xảy ra lỗi, hay một số chậm trễ trong việc trao đổi thông tin hay nhắn tin thì ở một trong các trung tâm dữ liệu, thì các trung tâm còn lại có thể xử lý lưu lượng của mạng hoàn chỉnh. SWIFT sử dụng cáp thông tin liên lạc dưới biển để truyền dữ liệu của nó.
Vào năm 2009, SWIFT đã giới thiệu kiến trúc phân tán mới với hai vùng nhắn tin:
- Châu Âu và Xuyên Đại Tây Dương, do đó dữ liệu từ các thành viên SWIFT Châu Âu không còn được nhân đôi vào trung tâm dữ liệu của Hoa Kỳ.
- Thông điệp khu vực châu Âu được lưu trữ ở Hà Lan và trong một phần của trung tâm điều hành Thụy Sĩ
- Thông điệp khu vực Đại Tây Dương được lưu trữ tại Hoa Kỳ, ngoài ra còn trong một phần của trung tâm điều hành Thụy Sĩ được tách biệt với các khu vực châu Âu.
- Các quốc gia bên ngoài châu Âu thông thường được phân bổ cho khu vực Đại Tây Dương nhưng có thể chọn lưu trữ tin nhắn của họ ở khu vực châu Âu.
2. Ưu điểm và nhược điểm của SWIFT
2.1. Ưu điểm của SWIFT
Các ngân hàng trên thế giới nói chung và Việt Nam đa số đều sử dụng hệ thống SWIFT, dưới đây là một số ưu điểm vượt trội của hệ thống SWIFT:
- Hệ thống là một mạng truyền thông với cấu trúc chính là các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính, từ đó tạo nên tính bảo mật cao và an toàn.
- Vì có quy mô lớn và mang tính chất toàn cầu nên tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch.
- Tạo nên sự thống nhất toàn thế giới khi các ngân hàng thực hiện sử dụng SWIFT. Từ đó, bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hoạt động một cách đồng bộ với cộng đồng các ngân hàng trên thế giới tham gia SWIFT
2.2. Nhược điểm của SWIFT
Tuy có quy mô toàn cầu và củng cố sự đồng bộ cho các thành viên trong hiệp hội SWIFT, nhưng có một nhược điểm của SWIFT chính là việc kém hiểu quả. Bởi vì, khi thực hiện việc thanh toán, chuyển hay gửi tiền, thì số tiền đó được mô tả rằng nó đi qua nhiều ngân hàng trước khi đưa đến nơi cần nhận tiền. Từ đó, dễ thấy được rằng, phương pháp này gây tốn nhiều thời gian, tốn kém khi thực hiện việc chuyển tiền, ngoài ra còn thiếu sự minh bạch.
Từ đó, SWIFT nhận thấy được vấn đề này và đưa ra giải pháp mở rộng như phát triển những dịch vụ cải tiến có thể đổi mới phương thức thanh toán toàn cầu với tốc độ nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Theo một báo cáo của SWIFT thì vào năm 2018, dịch vụ cải tiến này đã được 165 ngân hàng áp dụng và hoàn thành một nửa thanh toán trong vòng chưa đầy 30 phút
3. Mã SWIFT/BIC code là gì?
3.1. Khái niệm mã SWIFT/BIC code
Mỗi ngân hàng tham gia vào SWIFT đều được xác định bởi một địa chỉ BIC (Bank Identifier Code – BIC) cụ thể. Từ đó, mã SWIFT/BIC code được định nghĩa như một định dạng chuẩn của Mã nhận dạng doanh nghiệp (còn được gọi là mã SWIFT-BIC , BIC , ID SWIFT hoặc mã SWIFT ) được phê duyệt bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). Nó là một mã nhận dạng duy nhất cho cả các tổ chức tài chính và phi tài chính và đã được áp dụng để nhận dạng hầu hết các ngân hàng lớn có mặt tại Việt Nam.
Từ đó tổ chức ISO đã chỉ định SWIFT là cơ quan đăng ký BIC. Các mã này được sử dụng khi chuyển tiền giữa các ngân hàng, đặc biệt đối với quốc tế bằng chuyển khoản, và cũng để trao đổi các thông điệp khác giữa các ngân hàng. Các mã đôi khi có thể được tìm thấy trên báo cáo tài khoản.
3.2. Cấu trúc mã SWIFT/BIC code
SWIFT Code hoặc BIC Code là mã riêng của từng ngân hàng được sử dụng trong các giao dịch liên ngân hàng trên toàn cầu. Đối với những giao dịch được thực hiện trong nước thì bạn không cần quan tâm nhiều đến mã này. Nhưng khi ngược lại, đối với những giao dịch quốc tế thì mã này rất quan trọng, chẳng hạn bạn thực hiện nhận tiền từ Payoneer, bạn bắt buộc phải có được mã này thì mới thực hiện được lệnh chuyển hoặc nhận tiền được.
Một mã Swift/BIC Code sẽ có dạng là: AAAA BB CC DD
Trong đó, ta có thể hiểu được rằng:
– AAAA: Là ký tự đầu tiên của mã SWIFT/BIC code được viết tắt bằng tiếng Anh của tên ngân hàng. Đây là đặc điểm để có thể dễ dàng nhận dạng các ngân hàng và tổ chức tài chính với nhau. Lưu ý rằng, 4 ký tự đầu tiên này không được sử dụng số mà chỉ cho phép sử dụng chữ cái từ A tới Z mà thôi.
– BB: Là ký tự viết tắt tiếng Anh của quốc gia của ngân hàng và chúng ta dễ nhận thấy thì các ngân hàng tại Việt Nam sẽ luôn luôn được hiển thị là VN. Hai ký tự BB này được sử dụng theo chuẩn ISO 3166-1 alpha-2, đây là một tiêu chuẩn để đại diện cho các quốc gia hay lãnh thỗ trên toàn Thế giới
– CC: Là mã nhận diện địa phương. Ở 2 ký tự này có thể được cấu tạo từ cả chữ và chữ số. Mã CC quy định dễ thấy nhất thường là VX.
– DDD: Đây là mã nhận diện ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tham gia SWIFT. Ở 3 ký tự này cho phép sử dụng cả số lẫn chữ.
Như vậy, dễ nhận biết được rằng một mã Swift/BIC Code ở nước ta sẽ có dạng AAAA VN VX DDD. Chẳng hạn, ngân hàng Ngân hàng TMCP Á Châu có mã Swift Code là ASCBVNVX.
4. Danh sách Mã SWIFT/BIC code các ngân hàng Việt Nam 2020
Dưới đây là danh sách mã SWIFT/BIC Code của các ngân hàng phổ biến nhất tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo
STT | Tên Tiếng Anh / Tên ngân hàng | Swift/BIC code |
1 | Asia Commercial Bank (ACB)/ Ngân hàng TMCP Á Châu |
ASCBVNVX |
2 | Bank for Foreign Trade of Vietnam (VietcomBank)/ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam |
BFTVVNVX |
3 | Vietnam Bank for Industry and Trade (VietinBank)/ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam |
ICBVVNVX |
4 | Vietnam Technological And Commercial Joint Stock Bank (Techcombank)/ Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam |
VTCBVNVX |
5 | Bank for Investment & Dof Vietnam (BIDV)/ Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam |
BIDVVNVX |
6 | Vietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank (MaritimeBank)/ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam |
MCOBVNVX |
7 | Vietnam Prosperity Bank (VPBank)/ Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng |
VPBKVNVX |
8 | Vietnam Bank For Agriculture and Rural Development (Agribank)/ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam |
VBAAVNVX |
9 | Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank (Eximbank)/ Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam |
EBVIVNVX |
10 | Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank (Sacombank)/ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín |
SGTTVNVX |
11 | DongA Bank/ Ngân hàng TMCP Đông Á |
EACBVNVX |
12 | North Asia Commercial Joint Stock Bank (NASB)/ Ngân hàng TMCP Bắc Á |
NASCVNVX |
13 | Australia and New Zealand Banking (ANZ Bank)/ Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ Việt Nam |
ANZBVNVX |
14 | Southern Commercial Joint Stock Bank (Phuong Nam Bank)/ Ngân hàng TMCP Phương Nam |
PNBKVNVX |
15 | Vietnam International Commercial Joint Stock Bank (VIB)/ Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam |
VNIBVNVX |
16 | Vietnam Asia Commercial Joint Stock Bank (VietABank)/ Ngân hàng TMCP Việt Á |
VNACVNVX |
17 | Tien Phong Commercial Joint Stock Bank (TP Bank)/ Ngân hàng TMCP Tiên Phong |
TPBVVNVX |
18 | Military Commercial Joint Stock Bank (MB Bank)/ Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội |
MSCBVNVX |
19 | OceanBank/ Ngân hàng TM TNHH 1 thành viên Đại Dương |
OJBAVNVX |
20 | Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank (PG Bank)/ Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex |
PGBLVNVX |
21 | Lien Viet Post Joint Stock Commercial Bank (LienVietPostBank)/ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt |
LVBKVNVX |
22 | HSBC Bank (Vietnam) Ltd/ Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) |
HSBCVNVX |
23 | Mekong Housing Bank (MHB Bank)/ Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long |
MHBBVNVX |
24 | Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank (SeABank)/ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á |
SEAVVNVX |
25 | An Binh Commercial Joint Stock Bank (ABBank)/ Ngân hàng TMCP An Bình |
ABBKVNVX |
26 | CITIBANK N.A/ Ngân hàng Citibank Việt Nam |
CITIVNVX |
27 | HoChiMinh City Development Joint Stock Commercial Bank (HDBank)/ Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh |
HDBCVNVX |
28 | Global Petro Bank (GBBank)/ Ngân hàng Dầu khí toàn cầu |
GBNKVNVX |
29 | Orient Commercial Joint Stock Bank (OCB)/ Ngân hàng TMCP Phương Đông |
ORCOVNVX |
30 | Saigon – Hanoi Commercial Joint Stock Bank (SHB)/ Ngân Hàng Thương Mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội |
SHBAVNVX |
31 | Nam A Commercial Joint Stock Bank/ Ngân hàng Thương Mại cổ phần Nam Á |
NAMAVNVX |
32 | Saigon Bank For Industry And Trade (Saigon Bank)/ Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương |
SBITVNVX |
33 | Saigon Commercial Bank (SCB)/ Ngân hàng TMCP Sài Gòn |
SACLVNVX |
34 | Vietnam Construction Joint Stock Commercial Bank (VNCB)/ Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam |
GTBAVNVX |
35 | Kien Long Commercial Joint Stock Bank (Kienlongbank)/ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long |
KLBKVNVX |
36 | SHINHAN Bank/ Ngân hàng Shinhan |
SHBKVNVX |
37 | Baoviet Joint Stock Commercial Bank/ Ngân hàng Bảo Việt |
BVBVVNVX |
38 | Viet Nam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank/ Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) |
VNTTVNVX |
Hi vọng, thông qua bài viết trên của nganhang24.vn. Bạn đã có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức về Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế, từ đó có thể hiểu được bản chất của mã SWIFT/BIC Code. Ngoài ra, trong bài biết, chúng tôi còn cung cấp cho bạn danh sách mã SWIFT Code các ngân hàng phổ biến, uy tín nhất tại Việt Nam để bạn có thể dễ dàng thực hiện được các giao dịch quốc tế. Chúc bạn thành công!