Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần và Ví dụ

Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần và Ví dụ

Nhiều người nhầm lẫn giữa doanh thu và doanh thu thuần của doanh nghiệp. Vậy doanh thu thuần là gì, công thức tính doanh thu thuần như thế nào? Trong bài viết này, MoneyHub sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về doanh thu thuần, đồng thời sẽ chỉ ra cho bạn thấy những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

1. Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần (hay còn gọi là doanh thu thực) là khoản tiền nhận được từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí bán hàng như giảm giả hàng bán, hàng bị trả lại, thuế tiêu thụ của sản phẩm đó và các khoản chiết khấu bán hàng của doanh nghiệp.

Trong tiếng Anh, doanh thu thuần được viết là Net Revenue, một số quốc gia khác họ còn dùng từ Net Sales để nói về doanh thu thuần.

Các doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính không được tính vào doanh thu thuần, doanh thu thuần chỉ tính từ việc kinh doanh hàng hoá hoặc dịch của công ty mà thôi.

2. Ý nghĩa của doanh thu thuần

Trong kinh doanh, doanh thu thuần có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó cho thấy được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào? 

Nếu doanh thu thuần của doanh nghiệp có chiều hướng tăng trưởng đi lên qua các tháng, qua các năm. Hoặc có thể so sánh theo chỉ số YoY, tức là so sánh các số liệu so với cùng kỳ năm ngoái (áp dụng các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ) cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn tốt.

Nếu chỉ số này có chiều hướng giảm thì cho thấy doanh nghiệp bạn đang có dấu hiệu đi xuống và người quản trị phải đưa ra một vài quyết định kịp thời để cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Công thức tính doanh thu thuần

cong-thuc-tinh-doanh-thu-thuan-la-gi-1024x576

Công thức tính doanh thu thuần như sau:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong đó,

  • Tổng doanh thu bán hàng là tổng giá trị hàng bán của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Tức là tổng số tiền mà khách hàng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ đó.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, hàng bị trả lại, chiết khấu bán hàng…

Để hiểu rõ hơn về doanh thu thuần các bạn có thể xem qua ví dụ bên dưới.

4. Ví dụ về doanh thu thuần

Công ty sản xuất giầy A tại Việt Nam có tổng doanh thu năm 2020 là 39 tỷ đồng. Để đạt được số liệu kinh doanh đó, công ty đã thực hiện chương trình giảm giá 10% trên tất cả các sản phẩm bán ra. Tuy nhiên, trong số 39 tỷ đồng đó thì công ty đã bị hoàn trả lại sản phẩm do bị lỗi và tổng số tiền hoàn trả lại là 3 tỷ đồng. Vậy doanh thu thuần của công ty sản xuất giầy A là bao nhiêu?

Trả lời:

Doanh thu thuần = 39 tỷ – (10% x 39 tỷ) – 3 tỷ = 32,1 tỷ đồng.

Vậy doanh thu thuần của doanh nghiệp là 32,1 tỷ đồng.

5. Doanh thu thuần bị ảnh hưởng bởi những số liệu nào?

Trong kế toán, bất kỳ một số liệu nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi một số liệu khác. Và doanh thu thuần cũng không phải là chỉ số kế toán ngoại lệ. Dưới đây là 5 nhân tố ảnh hưởng đến số liệu doanh thu thuần của doanh nghiệp:

5.1. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Khi chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn tốt thì trực tiếp kéo theo khách hàng đều đặn và tăng lên. Từ đó, doanh thu từ bán hàng sẽ tăng trưởng theo.

Việc một sản phẩm, dịch vụ chất lượng thì trước khi đưa ra thị trường phải có sự nghiên cứu và tìm hiểu ở khâu sản xuất. Nếu sản phẩm, dịch vụ tệ thì cho dù bạn đẩy tiền cho marketing thì doanh số chỉ tăng trong lần sử dụng đầu tiên của khách hàng mà thôi. Tức là khách hàng không quay trở lại sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn lần thứ 2.

Cho nên, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất ảnh hướng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

5.2. Khối lượng tiêu thụ và năng lực sản xuất

Khối lượng tiêu thụ và năng lực sản xuất là 2 yếu tố cũng trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu của bạn. Nếu thị trường đang có mức tiêu thụ sản phẩm tốt nhưng năng lực sản xuất bị hạn chế sẽ ảnh hưởng đến số lượng hàng hoá bán ra trên thị trường. Từ đó, doanh thu bị giảm đáng kể mặc dù sản xuất là thứ mà doanh nghiệp bạn có thể kiểm soát được.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp bạn sản xuất tốt nhưng thị trường tiêu thụ không có thì số liệu cũng chẳng khá hơn là bao. 

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hoặc dịch vụ cũng tương đương như sản xuất. Thay vì sản xuất thì khả năng nhập hàng của doanh nghiệp. Nếu dịch vụ thì khả năng đáp ứng số lượng lớn khách hàng cùng một lúc.

5.3. Giá bán sản phẩm

Giả sử như tất cả các yếu tố khác không đổi nhưng giá bán của sản phẩm thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Việc định giá sản phẩm ngay từ đầu rất quan trọng, nếu doanh nghiệp bán sản phẩm giá rẻ thì hãy bù bằng số lượng.

Nếu doanh nghiệp bán sản phẩm mặt hàng xa xỉ thì giá cả là yếu tố rất quan trọng quyết định doanh thu. Đương nhiên là giá cả phải tương xứng với giá trị mà khách hàng nhận được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp.

5.4. Kết cấu tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ

Phần lớn các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay đều đang kinh doanh cùng lúc nhiều sản phẩm để phân tán được rủi ro khi xảy ra biến cố.

Giống như Apple đang kinh doanh cùng lúc nhiều mặc hàng, dịch vụ khác nhau như iPhone, iPad, iMac, Macbook, iCloud, App Store, Apple TV… Tất cả các sản phẩm này đều mang lại nguồn doanh thu đều đặn mỗi năm cho Apple, thậm chí là mỗi ngày như Apple Store, mỗi tháng như iCloud.

Doanh nghiệp bạn cũng thế, nên cơ cấu lại danh mục sản phẩm một cách hợp lý. Mở rộng phân khúc khách hàng để gia tăng khả năng tiếp cận thị trường. Từ đó, cải thiện doanh thu => tăng trưởng doanh thu thuần.

5.5. Chính sách bán hàng

Bất kể doanh nghiệp bán hàng đang sử dụng kênh bán hàng truyền thống hay kênh online để phân phối sản phẩm thì chính sách bán hàng cũng rất quan trọng. Nếu kênh truyền thống thông qua các đại ký, siêu thị thì chiết khấu, giảm giá sẽ thu hút được khách hàng.

Còn nếu kênh bán hàng online thì tập trung vào tính tiện lợi và các dịch vụ bổ trợ như miễn phí giao hàng, giao nhanh trong 24h.

Nếu doanh nghiệp bạn hoạt động xuyên biên giới, liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu thì câu chuyện khó khăn hơn rất nhiều. Chủ doanh nghiệp phải đưa ra chính sách bán hàng phù hợp từ kinh nghiệm hoặc từ đối thủ để kích cầu tiêu thụ sản phẩm của mình. Đặc biệt là thời gian thu hồi công nợ, ảnh hưởng đến lãi gộp của công ty.

6. Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và doanh thu

doanh-thu-thuan-va-doanh-thu-1024x577

Như đầu bài mình có nói, nhiều người lầm tưởng rằng doanh thu thuần và doanh thu là một. Tuy nhiên, thực thế thì doanh thu thuần và doanh thu là 2 số liệu hoàn toàn khác nhau. Và trong Báo cáo tài chính thì doanh thu lúc nào cũng lớn hơn doanh thu thuần.

Để hiểu tại sao lại lớn hơn các bạn xem kỹ lại công thức tính doanh thu thuần bên dưới nhé:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong đó, tổng doanh thu bán hàng là doanh thu của doanh nghiệp. Khoản doanh thu này chưa bao gồm các khoản thuế tiêu thụ, chi phí giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu và hàng hoàn trả lại.

Người ta hay gọi doanh thu thuần là doanh thu thực là ở chỗ đó. Vì doanh thu không phản ánh đúng bản chất kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như bạn tăng cường khuyến mãi, giảm giá 50% thì doanh thu bạn tăng nhưng doanh thu thuần sau khi trừ đi khuyến mãi thì số thực tế còn lại của doanh nghiệp không đáng là bao.

7. Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và lợi nhuận

Vậy nếu so sánh doanh thu thuần với lợi nhuận thì sao, có thể xem doanh thu thuần là lợi nhuận không?

Câu trả lời là KHÔNG.

  • Công thức tính doanh thu thuần:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu

  • Công thức tính lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trước thuế (LNTT) = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí doanh nghiệp

  • Công thức tính lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận sau thuế (LNST) = Lợi nhuận trước thuế – Thuế doanh nghiệp

Nếu sắp xếp về giá trị của doanh thu, doanh thu thuần, LNTT, LNST thì chúng được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé như sau: Doanh thu > Doanh thu thuần > Lợi nhuận trước thuế > Lợi nhuận sau thuế

Do đó, doanh thu thuần và lợi nhuận là 2 số liệu hoàn toàn khác nhau.

8. Câu hỏi thường gặp

1. Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần (hay còn gọi là doanh thu thực) là khoản tiền nhận được từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí bán hàng như giảm giả hàng bán, hàng bị trả lại, thuế tiêu thụ của sản phẩm đó và các khoản chiếc khấu bán hàng của doanh nghiệp.

2. Công thức tính doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu

3. Doanh thu thuần tiếng Anh là gì?

Net Revenue hoặc Net Sales.

4. Doanh thu thuần có bao gồm VAT không?

Không. Thuế giá trị gia tăng (VAT) được hạch toán riêng không được tính vào doanh thu và doanh thu thuần.

5. Doanh thu thuần của ngân hàng là gì?

Do ngân hàng là một ngành nghề kinh doanh đặc biệt. Nên doanh thu thuần của ngân hàng sẽ bao gồm khoản thu từ phí dịch vụ, lãi tiền vay của khách hàng, các loại phí hàng tháng, hàng năm mà khách hàng phải trả. Ngân hàng cũng có phát sinh các chi phí như giảm phí, chương trình khuyến mãi tặng quà nên khi tính doanh thu thuần các bạn nhớ trừ ra.

6. Doanh thu thuần có phải là doanh thu không?

Doanh thu thuần không phải là doanh thu. Mình có làm phần so sánh ở trên, các bạn đọc lại bên trên trong bài viết này nhé.

7. Doanh thu thuần có phải là doanh thu ròng không?

Doanh thu thuần và doanh thu ròng là 2 chỉ số hoàn toàn khác nhau.

Share this post