Giải chấp là gì? Quy trình thủ tục và lệ phí giải chấp ngân hàng

Giải chấp là gì? Quy trình thủ tục và lệ phí giải chấp ngân hàng

Ngày nay, nhu cầu vay vốn để mở doanh nghiệp tăng lên đáng kể, đối với những khách hàng hay vay vốn thì việc vay thế chấp tài sản đã không còn xa lạ. Sau khi khách thanh toán hết nợ, các tài sản thế chấp sẽ được giải chấp.

Vậy giải chấp là gì? Thủ tục và lệ phí giải chấp ngân hàng mới nhất năm 2020 bạn đã nắm rõ chưa? Hãy cùng Vay Online Nhanh đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

1. Giải chấp là gì?

Giải chấp tài sản, hay được hiểu là xóa các tài sản thuộc về sở hữu ngân hàng sau khi thanh toán hết các khoản nợ.

Khi bạn vay một số tiền lớn, ngân hàng buộc phải yêu cầu bạn thế chấp tài sản có giá trị tương đương, việc này đảm bảo bạn có đủ khả năng chi trả cho ngân hàng khoản vay.

Các tài sản đó có thể là nhà cửa, xe ô tô, bất động sản,… Khi vay tín chấp ngân hàng, bạn sẽ làm thủ tục chuyển nhượng các tài sản trên cho ngân hàng, sau khi hoàn tất xong số tiền đã vay mượn, ngân hàng sẽ giải chấp tài sản đó cho bạn.

giai-chap-la-gi

Ví dụ: Ông A muốn vay ngân hàng 1 tỷ đồng để mở công ty, ông A phải thế chấp mảnh đất ở trung tâm trị giá tương đương cho ngân hàng. Lúc đó, ông A sẽ làm thủ tục chuyển nhượng, miếng đất đó sẽ thuộc về ngân hàng.

Sau 2 năm, ông A đã trả hết gốc và lãi cho ngân hàng thì lúc đó ngân hàng sẽ giải chấp, xóa tài sản thế chấp cho ông A, chuyển nhượng lại mảnh đất đó cho ông A.

Trong trường hợp làm ăn thua lỗ, ngân hàng sẽ phát mãi mảnh đất đó để trừ nợ. Nếu ông A trả lãi hàng tháng trễ hẹn thì sẽ bị lưu vào danh sách nợ xấu hay tín dụng đen, rất khó vay vốn cho các lần sau.

2. Quy trình giải chấp sổ đỏ

quy-trinh-giai-chap-so-do

2.1. Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết

Sau khi thanh khoản hết các khoản lãi và gốc cho ngân hàng, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết sau để tiến hành giải chấp sổ đỏ:

  • Đơn đề nghị xóa đăng ký giải chấp sổ đỏ.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó.
  • Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp.
  • CMND của bên thế chấp.
  • Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền, trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.

2.2. Nộp hồ sơ giải chấp tại văn phòng đăng ký đất đai

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, bạn tiến hành nộp hồ sơ giải chấp tại văn phòng đăng ký đất đai.

Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ và đầy đủ, bạn sẽ được văn phòng phát phiếu hẹn ngày đến làm. Nếu không, văn phòng sẽ tư vấn bạn nên bổ sung hay chỉnh sửa gì để hồ sơ hợp lệ và được duyệt.

Trường hợp hồ sơ của bạn hợp lệ, hãy thực hiện đúng trình tự được quy định tại Điều 31, Thông tư 09/2016 như sau:

  1. Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ yêu cầu đăng ký.
    Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này thì Văn phòng đăng ký đất đai từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
  2. Đối với trường hợp đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký mà không có căn cứ từ chối đăng ký thì trong thời hạn quy định tại Điều 8 của Thông tư này, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
  • Ghi nội dung đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi hoặc xóa đăng ký và thời Điểm đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Đối với trường hợp đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất là tài sản hình thành trong tương lai đã được hình thành và bên thế chấp đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận thì phải thể hiện cụ thể nội dung sau vào Sổ địa chính, Giấy chứng nhận khi có thay đổi là: “Tài sản gắn liền với đất đã hình thành, được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận và tiếp tục thế chấp (ghi tên tài sản) tại (ghi tên bên nhận thế chấp)”.
  • Sau khi ghi vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì ghi nội dung đăng ký và thời Điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) tại Mục “Chứng nhận của cơ quan đăng ký” trên Đơn yêu cầu đăng ký.

3. Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp, ghi “Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp” vào Sổ địa chính và ghi nội dung đăng ký và thời Điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) tại Mục “Chứng nhận của cơ quan đăng ký”

Trên đơn yêu cầu đăng ký và thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản thế chấp cho các bên cùng nhận thế chấp đã đăng ký trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

2.3. Chờ nhận kết quả

Đây là bước cuối cùng trong quá trình giải chấp sổ đỏ, hãy đến đúng ngày hẹn ghi trên phiếu được phát và chờ nhận kết quả. Quá trình giải chấp sổ đỏ chỉ mất thời gian nhiều nhất là 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ (hồ sơ hợp lệ).

3. Quy trình giải chấp xe ô tô

quy-trinh-giai-chap-xe-oto

3.1. Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi bạn thanh toán hết khoản nợ bên ngân hàng, bạn sẽ được cấp các giấy sau:

  • 3 giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản vay cho ngân hàng.
  • 1 đơn đăng ký xóa giải chấp tài sản là ô tô.

3.2. Nộp hồ sơ cho văn phòng công chứng

Sau khi có đầy đủ các giấy tờ trên, gửi hồ sơ đến các văn phòng sau:

  • Văn phòng công chứng nơi đăng ký thế chấp ô tô
  • Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm quốc gia
  • Cảnh sát giao thông nơi đăng ký xe ô tô

3.3. Chờ nhận kết quả

Sau hoàn thành quy trình đăng ký xóa giải chấp ô tô, bạn chỉ cần chờ nhận kết quả từ ngân hàng. Nếu đơn của bạn đầy đủ và hợp lệ, bạn sẽ được xử lý sau 3 ngày.

3.4. Kiểm tra lại kết quả giải chấp

Nếu có nhu cầu kiểm tra đã hoàn thành giải chấp hay chưa, hãy vào dktructuyen.moj.gov.vn. Chọn tra cứu thông tin để tra cứu nhé!

4. Quy trình giải chấp căn hộ chung cư

quy-trinh-giai-chap-can-ho-chung-cu

4.1. Kiểm tra tình trạng thế chấp dự án

Có ba cách để kiểm tra tình trạng của căn hộ chung cư để mang đi giải chấp:

  • Cách 1: Nếu chung cư đó xây nhà ở, hãy đến văn phòng Tài Nguyên và Môi Trường để kiểm tra.
  • Cách 2: Nếu muốn kiểm tra quyền tài sản phát sinh, thì kiểm tra tại cục đăng ký giao dịch.
  • Cách 3: Bạn có thể kiểm tra thông qua ngân hàng cho vay.

4.2. Yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục giải chấp với ngân hàng

Sau khi bạn kiểm tra, đến chủ đầu từ để yêu cầu làm thủ tục giải chấp chung cư.

4.3. Đợi thông báo xác nhận giải chấp từ phòng tài nguyên

Sau khi yêu cầu chủ đầu tư giải chấp tài sản của mình việc còn lại là đợi thông báo xác nhận từ phòng Tài Nguyên.

5. Khi nào thì nên giải chấp ngân hàng?

Nên giải chấp với ngân hàng với 3 lý do sau:

  • Muốn đổi tài sản thế chấp khác với giá trị tương đương.
  • Thanh toán khoản nợ ngân hàng trước kỳ hạn.
  • Khi đã trả hết vốn và lãi cho ngân hàng theo hợp đồng thỏa thuận.

6. Hậu quả khi không giải chấp ngân hàng đúng hạn

Nếu bạn là người đi vay, khi không giải chấp đúng hạn như giấy tờ cam kết, bạn sẽ bị điền vào danh sách nợ xấu.

Khi bị hệ thống ghi nhận, sẽ bị ảnh hưởng đến các lần vay vốn lần sau. Khi đó, tài sản thế chấp sẽ bị đem ra định giá và phát mại.

7. Chi phí giải chấp ngân hàng

Hiện nay, chưa có ngân hàng nào yêu cầu phí giải chấp. Tuy nhiên, trong quá trình giải chấp, bạn sẽ tốn phí công chứng, các giấy tờ liên quan.

Share this post