Lãi suất, thủ tục, hồ sơ khi vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng
Vay thế chấp sổ đỏ thường là số tiền vay lớn tầm vài trăm triệu đến vài tỷ, thậm chí là vài chục tỷ. Do đó, việc vay thế chấp sổ đỏ đòi hỏi người đi vay phải tìm hiểu thật kỹ về thủ tục, hồ sơ, quy trình.
Đặc biệt là về lãi suất, vì chỉ chênh lệch 1% thôi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến số tiền thanh toán mỗi tháng. Vay thế chấp thường kéo dài vài chục năm là chuyện bình thương nên khi tính ra số tiền mà bạn gánh nợ rất lớn.
1. Những ưu điểm khi vay thế chấp sổ đỏ
Sẽ có nhiều lý do để khách hàng lựa chọn vay thế chấp ngân hàng bằng sổ đỏ. Nhưng nhìn chung nó gồm những đặc điểm nổi bật dưới đây:
- Lãi suất thấp: Trong các loại vay như vay tín chấp, vay đáo hạn, vay thẻ tín dụng thì vay thế chấp sổ đỏ là khoản vay có mức lãi suất ưu đãi nhất. Đặc biệt các khoản vay có yếu tố mua nhà để ở (không vì mục đích kinh doanh bất động sản).
- Số tiền có thể vay lớn: Vì bất động sản có giá trị lớn nên việc thế chấp sổ hồng, sổ đỏ khi đi vay tiền lớn trở nên đơn giản hơn.
- Khẩu vị ngân hàng thích bất động sản hơn các tài sản khác: Bất động sản như nhà cửa đất đai rất dễ thanh khoản, đặc biệt giá trị của tài sản không bị giảm qua thời gian như ô tô chẳng hạn.
- Thời gian vay được lâu: Chỉ có vay chuyển nhượng bất động sản mới có thời gian vay dài lên đến tận 25 năm, 30 năm. Trừ các loại hình vay đầu tư dự án đặc thù nào đó thôi, còn các khoản vay bình thường như vay doanh nghiệp, vay hạn mức, vay ô tô khó lòng nào mà vay được thời gian dài như vậy.
- Hồ sơ bổ sung đơn giản hơn: Nói gì thì nói, ngân hàng luôn là người nắm cán khi vay bất động sản. Do đó, khi có sự cố thì về khả năng thanh toán khoản vay thì ngân hàng chỉ cần phát mãi tài sản là có thể thu hồi được nợ gốc và lãi. Do đó, không đòi hỏi quá khắt khe như vay tín chấp.
2. Điều kiện khi vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng
- Phương án sử dụng vốn vay hợp lý: Ở đây là bất động sản, vay để chuyển nhượng mua bất động sản chứ không phải vay tiền để sử dụng vào mục đích khác.
- Sở hữu bất động sản nhà cửa, đất đai: Có thể bạn đang sở hữu nhà cửa sẵn có của hạn. Còn nếu chưa sở hữu bất động sản nào, bạn có thể thế chấp bằng chính căn nhà mà khách hàng vay chuẩn bị mua cũng được.
- Là công dân Việt Nam, đang sinh sống và làm việc tại khu vực mà ngân hàng hỗ trợ vay vốn.
- Các giấy tờ pháp lý về người đi vay phải rõ ràng: Như tình trạng hôn nhân, hộ khẩu, tạm trú, CMND… Tất cả các giấy tờ đó phải đầy đủ và tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
- Nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo cho khoản vay được thanh toán đầy đủ và đúng hạn khi bạn đi vay ngân hàng. Vì suy cho cùng, ngân hàng cũng chỉ muốn cho bạn vay và lấy lãi thôi, chẳng muốn tịch thu tài sản của bạn làm gì.
3. Số tiền có thể cho vay khi vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng
Tuỳ ngân hàng sẽ có mức tỷ lệ cho vay khác nhau. Nhưng mặt bằng chung, mình thấy căn hộ hoặc nhà ở, đất đai thường cho vay khoản 70% giá trị của bất động sản. Một số khách hàng lớn có thể yêu cầu vay cao hơn lên đến 95% giá trị bất động sản.
Về phần định giá thì ngân hàng sẽ có bộ phận định giá riêng. Không bao giờ có chuyện ngân hàng dựa vào số tiền mà bạn mua ngoài thị trường để định giá đâu. Giá trị ngân hàng định giá bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị thực tế của bất động sản.
4. Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ là bao nhiêu?
Dưới đây là bảng tham khảo lãi suất cho vay thế chấp bất động sản 2021 của các ngân hàng mà MoneyHub tổng hợp được:
STT | Ngân hàng | Lãi suất (năm) |
Tỷ lệ cho vay |
---|---|---|---|
1 | Techcombank | 6,7% | 95% |
2 | Sacombank | 12,3% | 70% |
3 | BIDV | 11% | 80% |
4 | HDBank | 10,5% | 70% |
5 | VIB | 10,2% | 70% |
6 | ACB | 9,8% | 75% |
7 | VPBank | 9,6% | 75% |
8 | Đông Á Bank | 9,5% | 80% |
9 | Ocean Bank | 9% | 70% |
10 | AB Bank | 8,8% | 85% |
11 | SCB | 8,5% | 90% |
12 | VietA Bank | 9% | 80% |
13 | Vietcapital | 8% | 70% |
14 | Vietcombank | 7,7% | 70% |
15 | SHB | 7,2% | 75% |
16 | HSBC | 7% | 60% |
17 | MSB | 6,5% | 80% |
18 | Shinhan Bank | 7% | 70% |
19 | OCB | 6% | 70% |
20 | TP Bank | 6,9% | 70% |
21 | Vietinbank | 7% | 70% |
Để xem được số tiền thanh toán mỗi tháng khi đi vay, bạn có thể sử dụng: Công cụ tính toán lãi suất tiền vay
5. Hồ sơ cần chuẩn bị khi vay thế chấp tại ngân hàng
5.1. Đối với người đi làm hưởng lương
- Hợp đồng lao động chính thức, có thời hạn hoặc không thời hạn đều được.
- Sao kê tài khoản ngân hàng nhận lương 3 – 6 tháng gần nhất.
- Các giấy tờ chứng minh thu nhập khác (nếu có): cho thuê nhà, cho thuê xe…
5.2. Đối với người tự kinh doanh
- Giấy phép đăng ký Hộ kinh doanh cá thể.
- Giấy chứng nhận mã số thuế cá nhân, chủ hộ kinh doanh.
- Giấy tờ, sổ sách ghi chép kinh doanh.
- Các hoá đơn mua bán của chủ hộ với khách hàng.
- Bán hàng online thì bổ sung sao kê tài khoản ngân hàng chứng minh có dòng tiền ra vô.
5.3. Đối với chủ doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Báo cáo tài chính 1 năm gần nhất: Báo cáo nội bộ và báo cáo thuế. Nên báo cáo thuế có lời sau này mới dễ đi vay vốn.
- Tờ khai VAT đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp.
- Hợp đồng mua bán của doanh nghiệp với các đối tác làm ăn.
6. Quy trình vay thế chấp sổ đỏ, sổ hồng tại ngân hàng
-
6.1. Bước 1: Gửi yêu cầu vay vốn
Khi gửi yêu cầu cho ngân hàng, bạn sẽ được nhân viên ngân hàng yêu cầu cung cấp một số thông tin cần thiết như vay bao nhiêu, vay để làm gì, thế chấp bằng cái gì, ở đâu, công việc chính là gì…
-
6.2. Bước 2: Thẩm định hồ sơ, tài sản
Bộ phận thẩm định ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định giá trị tài sản có đủ đảm bảo cho khoản vay hay không. Nguồn thu của bạn có thực sự tồn tại hay không, khả năng tài chính của bạn như thế nào. Tính ổn định của nguồn thu như thế nào. Nói chung, bước này là nghiệp vụ phía ngân hàng.
-
6.3. Bước 3: Phê duyệt hoặc từ chối khoản vay
Dựa vào các tài liệu bạn cung cấp, ngân hàng sẽ ra công văn về việc đồng ý chấp thuận khoản vay hoặc từ chối khoản vay. Nếu đồng ý cho vay, tiếp tục bước 4.
-
6.4. Bước 4: Công chứng thế chấp tài sản
Bạn và ngân hàng sẽ tiến hành công chứng thế chấp tại phòng công chứng để chứng nhận rằng bạn đồng ý thế chấp tài sản của bạn để vay vốn tại ngân hàng.
-
6.5. Bước 5: Giải ngân
Sau khi hoàn tất pháp lý cho việc thế chấp thì tiền sẽ được giải ngân thông qua chuyển khoản.
-
6.6. Bước 6: Kiểm tra sau cho vay
Bước này thuộc nghiệp vụ của ngân hàng, cứ mỗi 3 tháng, 6 tháng thì nhân viên phụ trách sẽ theo dõi tình hình tài sản, tình hình công việc của bạn như thế nào.
7. Câu hỏi thường gặp
Được. Không nhất thiết phải thế chấp bằng tài sản có sẵn. Có thể thế chấp bằng căn nhà chuẩn bị mua.
Tối đa được 30 năm.
Phụ thuộc vào giá trị bất động sản thế chấp. Thường là 70% giá trị tài sản đảm bảo.
Quy trình cho vay thế chấp gồm 6 bước. Xem chi tiết ở bên trên.
Hiện nay, lãi suất cho vay thế chấp sổ hồng ở mức 7,5%/năm.
Khi đi vay thế chấp sổ đỏ, bạn sẽ chịu các loại phí sau: Phí ngân hàng, phí công chứng, phí định giá, phí thế chấp. Ngoài ra, có thể sẽ phải bị “ép” mua bảo hiểm nữa. Khách hàng nên chuẩn bị tâm lý.
Được. Nhưng với điều kiện là chủ tài sản phải đứng ra ký tên đảm bảo thế chấp cho khoản vay của bạn.
Không. Ngân hàng rất hạn chế cho vay khi khách hàng đang mắc nợ xấu.
Được. Tất nhiên là bạn sẽ chịu phí phạt tầm 1% – 3% số tiền thanh toán trước. Ví dụ, trả trước 100 triệu thì phí phạt 1 triệu chẳng hạn.
Được. Bạn được quyền rao bán, nhưng để lấy được sổ hồng ra đi công chứng bán cho bên bán thì bạn phải trả hết nợ ngân hàng mới cho bạn lấy sổ ra.