Tư vấn Mô hình kinh doanh vườn ươm cây giống thành công
Mô hình kinh doanh vườn ươm cây giống thành công phải làm như thế nào? Một câu hỏi được đặt ra bởi những người có đam mê trong ngành trồng trọt, đây là một hình thức kinh doanh giúp nhà đầu tư, đặc biệt là các hộ gia đình nông dân kiếm được thu nhập khá ổn định và vượt trội so với nghề trồng lúa nước truyền thống.
Vậy để thiết lập một mô hình kinh doanh vườn ươm cây giống thành công phải thực hiện ra sao? Hôm nay nganhang24h sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn một cách cụ thể và hợp lý nhất để quá trình kinh doanh của bạn được thực hiện một cách thuận lợi hơn nha.
1. Nghiên cứu thị trường
Lĩnh vực kinh doanh nào cũng vậy, dù bạn có tham gia bất cứ ngành nghề nào, công nghiệp hay nông nghiệp đều phải thực hiện nghiên cứu thị trường trước khi bước vào các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là với một mô hình kinh doanh vườn ươm cây giống.
1.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Bạn phải xác định được kiểu hay loại giống ươm trồng của mình phục vụ cho những đối tượng nào. Nói đến cây giống có rất nhiều loại khác nhau, điều mà bạn phải thực hiện đó chính là khảo sát xem người dân bạn định phục vụ có những nhu cầu về loại giống nào nhiều hơn, loại giống nào vừa phải hay ít.
Đừng nghĩ rằng bạn sẽ có thể chọn và ươm tất cả mọi loại giống cây trồng, điều đó hoàn toàn là không thể vì giống cây hiện nay không xuể. Điều quan trọng là việc bạn tập trung và làm tốt một phân đoạn thị trường duy nhất cũng đã giúp bạn thành công và thu lại lợi nhuận hấp dẫn.
1.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Như bạn biết đấy? Mô hình kinh doanh vườn ươm cây giống không phải là quá mới vì thế mà hiện nay cũng xuất hiện khá nhiều đối thủ cạnh tranh tồn tại. Vì thế điều cần thiết trước khi thực hiện bạn phải phân tích đối thủ của mình một cách chi tiết và chọn cho mình một cơ hội vượt bậc. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng phải không nào?
Phân tích một đối thủ cạnh tranh bạn sẽ phân tích bốn đặc điểm trong Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp) sau:
- Sản phẩm: xác định xem đối thủ đang có vườn ươm cây giống gì? Có những yếu tố đặc biệt vượt trội nào so với thị trường ngành.
- Giá: giá cả họ đưa ra với khách lẻ, khách sỉ là bao nhiêu? Tại sao lại đưa ra được mức giá đó? Nó có phù hợp chưa và so với thị trường ngành thì như thế nào?
- Phân phối: họ có những nhà cung cấp, trung gian phân phối và các kênh này hoạt động như thế nào?
- Truyền thông: để bán hàng một cách thuận lợi, đối thủ cạnh tranh của bạn có những chính sách truyền thông ưu đãi gì dành cho khách hàng của họ?
2. Các loại vườn ươm cây giống
2.1. Vườn ươm cố định
Đây là loại vườn ươm có thời gian sử dụng lâu dài và thực hiện cả 2 nhiệm vụ cơ bản của vườn ươm.
- Loại vườn ươm được xây dựng quy mô, ở đây có đầy đủ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, có các công trình kiến thiết cơ bản phục vụ cho công tác nghiên cứu và phục vụ sản xuất. Ngoài ra đây là loại vườn ươm có thể bồi dưỡng giống tốt và nhân nhanh, cung cấp đủ số lượng cây giống và cây giống có chất lượng cao cho sản xuất.
- Loại vườn ươm được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu trên quy mô lớn mang tính chất quốc gia, liên vùng, liên tỉnh.
2.2. Vườn ươm tạm thời
Vườn ươm tạm thời là loại vườn chủ yếu để nhân giống. Vườn ươm này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp giống cho sản xuất. Đây là loại vườn ươm thường phù hợp sử dụng cho những người muốn kinh doanh nhỏ có thể là các hộ sản xuất nhỏ theo từng giai đoạn.
Giới thiệu trang chuyên mua bán giao lưu cây cảnh, bonsai đẹp nhất việt nam: https://hoacanhquangvy.com
3. Các bước tiến hành mô hình kinh doanh vườn ươm cây giống
3.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng vườn ươm
Đây là một bước vô cùng quan trọng khi mà các vườn ươm cây cảnh chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các điều kiện thuộc về tự nhiên. Do đó chọn địa điểm xây dựng vườn ươm thích hợp, không những có ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng và giá thành cây con. Vì thế để chọn được một địa điểm xây dựng vườn ươm phù hợp bạn phải phân tích các điều kiện sau đây:
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện địa hình:
Mô hình kinh doanh vườn ươm phải có địa điểm sao cho địa hình bằng phẳng và có độ dốc không quá 5 độ và ở vị trí thoát nước tốt tránh trường hợp ngập úng. Hướng dốc ảnh hưởng tới điều kiện tiểu khí hậu và sự ảnh hưởng còn phụ thuộc vào vĩ độ và độ cao so với mặt biển. Tất cả phải được phân tích và lựa chọn phù hợp.
Đối với những loại giống cây cần khí hậu ấm áp thì nên chọn hướng Bắc hay hướng Đông, còn những loại giông cần nơi khí hậu khô lạnh thì nên chọn hướng Tây hoặc hướng Nam.
Điều kiện đất đai
Đất đai là hoàn cảnh, là nguồn gốc để cây con sinh trưởng và phát triển sau này. Cây con có sinh trưởng, phát triển tốt hay xấu là do đất cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây có được đầy đủ hay không quyết định.
Đất vườn ươm nên chọn đất có độ tơi xốp, thoáng khí, khả năng thấm nước và giữ nước tốt, loại đất này thuận lợi cho hạt giống nẩy mầm, sinh trưởng của cây con, dễ làm đất và chăm sóc cây con hơn…tránh chọn những nói có nhiều đất sét chặt bí hoặc đất cát tơi rời, không thích hợp với nhiều loại cây, đặc biệt không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây con của bạn.
Bạn còn phải thực hiện điều tra mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp xử lý đất trước khi gieo ươm hoặc không xây dựng vườn ươm ở những nơi bị nhiễm sâu bệnh nặng.
3.1.2. Điều kiện kinh doanh
Điều kiện kinh doanh cho một vườn ươm thuận lợi phải đáp ứng yếu tố đặt gần nguồn nước sạch và đáp ứng đủ yêu cầu về nước tưới cho cây trong cả mùa khô và sinh hoạt cho công nhân nếu có quy mô lớn.
Ngoài ra vườn ươm của bạn nên đặt gần đường giao thông thuận lợi và tùy tình hình cụ thể từng nơi để chọn một số điều kiện thích hợp nhất vì trong thực tế rất ít nơi thỏa mãn tất cả các điều kiện trên quan trọng là bạn phải chọn những nói có khả năng phù hợp nhất với mô hình loại cây giống của mình.
3.2. Xác định vị trí, độ cao vườn ươm cây cảnh
3.2.1. Vị trí vườn ươm
Tránh trường hợp vị trí vườn ươm bị ngập úng đây là một điều tối kỵ khi chọn vườn ươm cây giống. Vì vậy, nền đặt của vườn ươm phải được thiết kế hay có sẵn cao hơn những nơi chung quanh để tránh nước đọng lại làm thối cái hạt giống vừa được ươm trong một thời gian.
3.2.2. Vườn ươm phải thông thoáng
Dù là vườn ươm hay mầm non thì bản chất của cây con vẫn phải được quang hợp vì thế nên chọn nhưng nới thông thoáng có gió nhẹ tránh trường hợp tù túng.
Tuy nhiên không phải là một việc dễ dàng để có thể lựa chọn được vị trí này, bạn phải linh động và có kế hoạch sắp xếp một cách phù hợp. Ví dụ như nếu không thông thoáng thì phải dùng đến quạt gió nhẹ, nơi có gió quá mạnh thì phải dùng lưới che chắn chung quanh một cách hợp lý để giảm bớt cường độ.
3.3. Lựa chọn kỹ thuật ươm cây con
Ươm cây giống thành công đòi hỏi bạn phải có một kỹ thuật chuyên môn để thực hiện chính xác và tạo ra nhiều giống cây khỏe, đạt yêu cầu. Dưới đây là ba cách để có thể ươm giống bạn có thể tham khảo nhé!
3.3.1. Kỹ thuật tạo bầu gieo ươm
Bầu gieo ươm cấu tạo gồm 2 phần: phần vỏ bầu và phần ruột bầu.
- Về phần vỏ bầu: nó là phần khuôn bên ngoài giữ cho ruột bầu định hình cũng như ổn định sinh trưởng. Nên chọn vỏ bầu không gây cản trở sự trao đổi nước, không khí với môi trường xung quanh không làm độc hại và mang sâu bệnh cho cây con. Ngoài ra việc vận chuyển cây con không làm vỡ bầu, sau khi trồng vỏ bầu có khả năng tự hoại tốt trong đất, nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi.
- Ruột bầu: đây là môi trường trực tiếp nuôi cây giống, sinh trưởng phát triển, thành phần ruột bầu gồm đất và phân bón. Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ nông nghiệp (có thể là phân chuồng, phân xanh), phân vi sinh hay các loại phân vô cơ.
3.3.2. Kỹ thuật xây bể nuôi cây
Một kỹ thuật nuôi cây giống bằng cách xây bể, nó nuôi cây bằng bầu dinh dưỡng trên nền cứng, tưới nước cho cây theo phương pháp tưới thấm. Do đó đòi hỏi bể phải được xây dựng bằng vật liệu không thấm nước và điều kiện ở đây là đáy bể phải bằng phẳng, độ chênh cao giữa chỗ cao nhất và thấp nhất của đáy bể không được vượt quá 0,5 cm và có lỗ để thoát nước một cách hợp lý.
Xếp bầu vào bể nuôi cây: Bầu được xếp thành khối, mỗi khối khoảng 100 bầu, để bầu không nghiêng đổ, dùng thanh tre hoặc nứa nhỏ nẹp buộc riêng từng khối cho đảm bảo độ chắc chắn. Để nước trong bể có thể dễ lưu thông.
3.3.3. Kỹ thuật gieo hạt
Đầu tiên là xử lý kích thích hạt: mục đích xử lý kích thích hạt là nhằm tiêu độc, diệt sâu bọ nấm, bệnh, phòng trừ chim, kiến ăn hại, tạo điều kiện cho hạt nảy mầm nhanh, khỏe mạnh và đồng đều để đạt được kết quả tốt nhất. Hầu hết tất cả các loại hạt giống đều cần thiết phải kích thích hạt nẩy mầm. Là biện pháp chủ yếu nhằm tác động vào vỏ hạt làm cho hạt dễ thấm nước và không khí để hạt xúc tiến quá trình hoạt động sinh lý trong nội bộ hạt, thúc đẩy sự hình thành rễ và mọc mầm.
Tiếp theo là kích hạt nảy mầm, có nhiều phương pháp kích thích hạt nẩy mầm tuỳ vào đặc điểm, tính chất vỏ hạt:
- Phương pháp dùng nhiệt độ: Nhiệt độ ấm vừa phải làm cho vỏ hạt nứt nẻ hoặc mềm ra, tạo điều kiện cho nước cũng như không khí thấm qua vỏ sau đó là vào trong hạt, tăng cường quá trình hoạt động sinh lý trong nội bộ hạt mạnh hơn.
- Kích thích nảy mầm bằng hóa học: Có thể xử lý bằng cách ngâm hạt vào các loại dung dịch như axít, bazơ mạnh, chúng có tác dụng ăn mòn vỏ hạt, tạo điều kiện cho nước và không khí dễ thấm qua vỏ hạt hơn, kết quả là giúp hạt nảy mầm.
- Kích thích nảy mầm bằng phương pháp cơ giới: Những loại hạt có vỏ cứng, dầy vì thế mà nó rất khó thấm nước qua vỏ. Bạn phải dùng dao khía, chặt vỏ hoặc trộn hạt với cát thô trà xát mạnh, nhằm tạo ra các khe nút hoặc xước ở vỏ. Tuy nhiên mình khuyên rằng các bạn nên hạn chế dùng phowng pháp này bởi vì nó khó thực hiện và mất thời gian.
3.4. Chăm sóc ở giai đoạn hạt nảy mầm
Đây là một giai đoạn bạn cần đặc biệt chú ý, vì giai đoạn này khá nhạy cảm đối với cây giống. Từ khi gieo hạt xong, cho tới khi hạt giống bắt đầu nảy mầm, trong thời gian này đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho hạt nẩy mầm và bảo vệ hạt giống trong quá trình nẩy mầm. Các bước chăm sóc bao gồm: Che phủ, tưới nước, nhổ cỏ, phòng trừ sâu bệnh.
- Che phủ với mục đích để làm giảm bớt sự bốc hơi nước ở lớp đất mặt, hạn chế cỏ dại, giữ cho đất luôn tơi xốp, duy trì nhiệt độ và độ ẩm, ngăn cản trường hợp mưa to từ đó tạo điều kiện cho hạt nẩy mầm tốt.
- Tưới nước là một bước không thể thiếu khi ươm cây giống, mục đích của nó là nhằm điều hòa nhiệt độ, độ ẩm lớp đất mặt một cách phù hợp. Bạn hãy lưu ý về việc xác định lượng nước tưới mỗi lần nha.
- Làm cỏ xới đất, nhằm làm đất tơi xốp thoáng khí tạo điều kiện cho hạt nảy mầm, làm mất nơi cư trú của sâu bệnh.
3.5. Chăm sóc giai đoạn cây con
Từ khi ươm cây giống, hạt giống mọc mầm đến khi cây con đủ tiêu chuẩn để có xuất vườn được. Bạn phải thực hiện các bước chăm sóc ở giai đoạn này bao gồm: Che nắng, làm cỏ xới đất, tưới nước, bón phân.
- Che nắng: cây giống được ươm ở giai đoạn đầu, đặc biệt là đối với thời kỳ mới mọc mầm, các bộ phận của cây còn non và yếu, dưới ánh sáng trực tiếp cây con dễ bị khô héo dẫn đến chết. Vì vậy che nắng nhằm điều chỉnh ánh sáng thích hợp cho cây con, đồng thời duy trì ổn độ mặt đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây quang hợp để cây con phát triển tốt nhất.
- Nhổ cỏ xới đất: Cỏ dại luôn là mầm móng cho việc hút hết chất dinh dưỡng của cây giống vì thế trong quá trình chăm sóc bạn phải nhổ cỏ, kèm theo đó là xới đất để tránh trường hợp cỏ dại xâm lấn, cạnh tranh nước và ánh sáng mãnh liệt với cây con, đồng thời cỏ dại còn là nơi ẩn náu của các loài sâu hại.
- Tưới nước: Trong vườn ươm cây con còn nhỏ, bộ rễ chưa phát triển nên khả năng hút nước yếu, tưới nước là biện pháp không thể thiếu được trong thời điểm này.
- Bón phân: Sau khi được ươm, cây giống thành cây con, lúc này bạn cần bón phân phù hợp để thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh phát triển cân đối, tăng sức đề kháng cho cây.
Trên đây là tất cả những kỹ thuật hay phương thức cần thiết để có thể thực hiện mô hình kinh doanh vườn ươm cây giống mà nganhang24h đã chia sẻ. Hi vọng những điều này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình kinh doanh của mình một cách tốt nhất. Chúc bạn thành công và gặp nhiều may mắn!