Mở Cửa Hàng Mẹ và Bé Cần Bao Nhiêu Vốn, Cần Những Gì?

Mở Cửa Hàng Mẹ và Bé Cần Bao Nhiêu Vốn, Cần Những Gì?

Bạn đang có nhu cầu kinh doanh các sản phẩm mẹ và bé, nhưng không biết có khả thi không? Có quá nhiều những mặc hàng kinh doanh thì nên chọn loại nào? Khi kinh doanh đồ mẹ và bé thì cần những gì? Số vốn bỏ ra là bao nhiêu? Cần những lưu ý gì? Có quá nhiều câu hỏi đặt ra nhưng bạn không biết làm thế nào? Chủ đề bài viết mở cửa hàng mẹ và bé cần bao nhiêu vốn, cần những gì sẽ giải đáp cho bạn ngay thôi.

1. Có nên mở cửa hàng mẹ và bé không?

Các cửa hàng mẹ và bé ở nước ta hiện tại đang rất hạn chế. Thông thường mọi người chỉ có thể tìm thấy những cửa hàng lớn như BiboMart, Con Cưng, Kids Plaza…Tuy nhiên các dòng sản phẩm đến từ những thương hiệu này thường không đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng mà chủ yếu tập trung vào các mặt hàng cao cấp để hướng đến thị trường người tiêu dùng từ tầm trung đến cao cấp.

tu-van-kinh-nghiem-mo-cua-hang-shop-sieu-thi-me-va-be

Hơn nữa, những cửa hàng này chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, nên rất khó khăn cho một số bà mẹ muốn chọn mua những sản phẩm tốt cho con.

Theo thống kê, tại Việt Nam mỗi năm đều sẽ có khoảng 1,6 triệu em bé chào đời, mỗi hộ gia đình thông thường sẽ có từ 1 đến 2 con. Trong khi đó tỷ lệ trẻ em sinh ra ở các thành phố lớn chỉ chiếm 28%, 72% còn lại tập trung ở các tỉnh lẻ. Chính vì những lý do nêu trên mà bạn nên lựa chọn ngành hàng này để kinh doanh, đây là mô hình rất có tiềm năng, đặc biệt là ở các khu vực xa trung tâm, dành cho mọi đối tượng người tiêu dùng.

2. Cửa hàng mẹ và bé nên bán mặt hàng gì?

Nếu bạn có ý định mở cửa hàng kinh doanh đồ mẹ và bé thì sẽ có rất nhiều các lựa chọn đa dạng cho bạn. Một số các mặc hàng kinh doanh dưới đây có lẽ sẽ có ích cho bạn:

2.1. Kinh doanh thời trang mẹ và bé

Thời trang mẹ và bé là một sự lựa chọn kinh doanh khá hợp lý, bạn có thể tìm kiếm nguồn hàng từ mức giá từ trung bình đến cao cấp đều có, đây là một mặc hàng kinh doanh khá tiện lợi. Quần áo, giày dép trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, váy bầu… sẽ là những sản phẩm tuyệt vời khi chọn hình thức kinh doanh này. Ngoài ra, kèm theo những bộ quần, áo sẽ là những phụ kiện đi kèm cũng sẽ rất tiện lợi cho khách hàng mà cũng sẽ góp phần tăng thêm doanh thu cho cửa hàng nữa.

anh-minh-hoa-1

2.2. Đồ gia dụng mẹ và bé

Đây cũng là một trong số các sản phẩm mẹ và bé bán chạy nhất trên thị trường. Nguồn hàng đồ gia dụng rất đa dạng như: móc, tủ quần áo, sách vở, cặp sách cho bé, các loại đồ chơi cho bé… Nếu bạn lựa chọn kinh doanh đồ gia dụng mẹ và bé bạn cần phải tìm kiếm nguồn hàng đa dạng, phong phú từ cả trong và ngoài nước để giúp khách hàng của mình nhanh chóng lựa chọn được những món hàng cần thiết, chất lượng đảm bảo.

2.3. Thực phẩm dành cho mẹ và bé

Bạn có thể lựa chọn kinh doanh kép những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bé như sữa nội và sữa ngoại, trái cây, ngũ cốc, các loại thức ăn dặm…cùng với các thực phẩm cho mẹ như sữa bầu, canxi, thực phẩm giảm cân sau sinh, các loại rau củ tốt cho sức khỏe mẹ bầu…Lựa chọn hình thức kinh doanh này cũng được đánh giá khá tốt, nhưng bạn cần phải đảm bảo những mặt hàng của bạn kinh doanh chất lượng tuyệt đối vì sức khỏe mẹ bầu, sức khỏe của trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu trong bất cứ một gia đình nào.

3. Muốn mở cửa hàng mẹ và bé cần bao nhiêu vốn?

Để mở một cửa hàng mẹ và bé cần rất nhiều vốn trong thời gian dầu, vì bạn phải đầu tư nhiều trang thiết bị, mặt bằng kinh doanh và ngay cả số vốn để nhập hàng cũng thường rất lớn.

Theo khảo sát, để mở được một cửa hàng mẹ và bé hoàn thiện để kinh doanh, số vốn ban đầu bạn bỏ ra có thể nằm trong phạm vi từ 100-200 triệu tùy vào địa điểm và hướng kinh doanh của bạn nữa. Thông thường, bạn phải chuẩn bị những chi phí sau:

3.1. Thuê mặt bằng

Tùy thuộc vào vị trí bạn lựa chọn thuê mặt bằng mà bạn sẽ phải bỏ ra những số vốn khác nhau. Nhưng thông thường, để mở cửa hàng mẹ và bé thì cần ít nhất 50m2 để bạn có đủ khoảng không gian cho việc trưng bày, trang trí. Chi phí thuê mặt bằng có thể dao động từ 5-20 triệu tùy thuộc vào vị trí bạn thuê.

3.2. Thiết kế, trang trí cửa hàng

Bạn cần phải chú ý đến việc bày trí, sắp xếp hàng hóa trong cửa hàng của mình nữa. Đầu tiên là biển hiệu, bạn phải thiết kế biển hiệu của mình một cách sắc sảo, tinh tế, tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng bằng những màu sắc bắt mắt nhưng không lòe lẹt, phông chữ, màu chữ tương phản với nền để dễ nhìn, dễ đọc.

mo-cua-hang-me-va-be

Để thuận tiện cho việc quan sát, tìm kiếm sản phẩm bạn nên thiết kế cửa hàng theo hình chữ U để khách hàng khi bước vào cửa hàng của bạn sẽ dễ dàng quan sát được mặt hàng mà họ cần tìm, không phải đi từ gian hàng này đến gian hàng khác. Với thiết kế hình chữ U nhiều khi lại là chiến lược marketing cho cửa hàng nữa, có thể trong quá trình tìm kiếm món đồ họ muốn, đi dọc theo thiết kế chữ U họ sẽ phát sinh thêm nhu cầu về sản phẩm khác nữa.Với thiết kế này bạn phải tập trung đầu tư cho mình các kệ chắc chắn để sắp xếp hàng. Chi phí này thường nằm trong khoảng từ 10-20 triệu.

3.3. Vốn nhập hàng

Kinh doanh bất cứ một mặc hàng nào bạn cũng cần phải đầu tư vốn cho công đoạn nhập hàng hóa. Cửa hàng bạn càng đa dạng sản phẩm bạn sẽ càng tốn nhiều tiền vốn, sản phẩm chất lượng cao sẽ tốn nhiều vốn hơn những sản phẩm bình thường. Tuy nhiên để kinh doanh được thuận lợi bạn cần phải có một khối lượng hàng hóa đa dạng về mẫu mã cũng như nguồn gốc để mang lại cho khách hàng càng nhiều sự lựa chọn càng tốt. Chi phí này sẽ chiếm nhiều nhất trong nguồn vốn đầu tư của bạn. Tùy thuộc vào hướng và quy mô kinh doanh của bạn mà chi phí bỏ ra cũng sẽ khác nhau, thông thường khoảng vốn nào dao động từ 50-150 triệu.

3.4. Thuê nhân viên bán hàng

Khi cửa hàng đi vào hoạt động ổn định, có một lượng khách thường xuyên thì bạn bắt buộc phải thuê nhân viên hỗ trợ bạn trong quá trình bán hàng. Bạn không thể một mình làm hết tất cả mọi việc được, vì vậy bạn phải bỏ ra tầm 5-15 triệu hàng tháng cho việc thuê nhân viên tùy thuộc vào quy mô và khả năng bán hàng của họ.

3.5. Chi phí cho các thiết bị khác

Để quản lý kinh doanh cửa hàng tốt bạn cũng cần đầu tư cho mình những thiết bị công nghệ như: hệ thống camera giám sát, máy tính, phần mềm quản lý bán hàng, máy đọc mã code, hệ thống cửa từ…Các khoản chi phí này dao động trong khoảng từ 20-40 triệu.

3.6. Nguồn vốn dự phòng

Đối với bất kỳ một cửa hàng kinh doanh nào cũng cần phải có nguồn vốn dự phòng. Làm gì có cửa hàng nào mới mở mà đông khách, bạn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho những tháng đầu tiên, sau đó mới có được nguồn khách ổn định. Chính vì vậy trong những tháng đó bạn phải có nguồn vốn dự phòng để duy trì sự phát triển của cửa hàng.

4. Để mở cửa hàng mẹ và bé cần những gì?

Để việc kinh doanh của bạn được thuận lợi và phát triển, có lẽ bạn sẽ cần thêm những thông tin dưới đây:

4.1. Tìm hiểu thị trường

Cho dù kinh doanh ngành nghề gì đi chăng nữa, để đạt được thành công bạn bạn phải bỏ công sức để tìm hiểu thị trường hiện tại, đây được xem là bước đặt nền móng vô cùng quan trọng cho việc kinh doanh của bạn.

Mọi người có đang cần đến dòng sản phẩm đó không? Khả năng cung ứng của mặt hàng đó có đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng ở hiện tại không? Khách hàng sẽ ưu tiên chọn những mặt hàng như thế nào? Chất lượng quan trọng hay giá cả quan trọng? Có rất nhiều điều mà bạn cần tìm hiểu trên thị trường, tùy thuộc vào từng đối tượng và nhu cầu tiêu dùng mà họ sẽ có những tiêu chí lựa chọn khác nhau.

Ngoài ra, là người đi sau bạn cũng cần phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các đối thủ của mình, các cửa hàng đã có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh mặt hàng đó. Bạn cần xem họ có những điểm mạnh gì, điểm yếu gì, những mặt hàng họ cung cấp có chất lượng, giá cả ra sao? Phục vụ cho phân khúc tiêu dùng nào là chủ yếu?… Dựa vào những yếu tố phân tích đó, bạn mới có thể xác định được mình nên tập trung vào loại mặt hàng nào để kinh doanh.

mo-shop-me-va-be

4.2. Chọn địa điểm và mặt bằng kinh doanh

Vị trí mặt bằng rất quan trọng trong việc kinh doanh. Nhưng không phải lúc nào cũng phải chọn một địa điểm sang trọng, đẹp thì mới kinh doanh được. Bạn cần phải xác định xem mình lựa chọn xu hướng kinh doanh như thế nào.

Những mặc hàng mẹ và bé có rất nhiều mẫu mã, chất lượng cũng như giá thành khac nhau. Nếu bạn hướng đến các sản phẩm bình dân, phục vụ cho những người thu nhập thấp thì bạn có thể chọn thuê mặt bằng kinh doanh ở những khu đông dân cư như chợ, khu tập thể, chung cư… Còn nếu bạn đi theo hướng hàng cao cấp, chất lượng là hàng đầu thì bạn nên ưu tiên cho những mặt bằng đẹp, vị trí sang trọng thì sẽ tạo nhiều niềm tin cho người tiêu dùng hơn.

4.3. Chọn mặc hàng kinh doanh và nhà cung cấp

Gọi chung là mẹ và bé, những bạn hãy xem đó là một nhánh lớn, những nhánh nhỏ khác nhau có rất nhiều. Ví dụ như

Tâm lý của các bậc phụ huynh đều giống nhau, họ luôn hướng đến sự tiện lợi và nhanh chóng, nên hầu như ai cũng muốn mua tất cả mọi thứ cho con mình ở một nơi. Chính vì vậy, nếu có thể bạn hãy kinh doanh tất cả các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu đó.

Sau khi chọn được những mặt hàng mình muốn kinh doanh thì bạn hãy bỏ thời gian để tìm hiểu các nhà cung cấp hàng hóa sỉ, lẻ giá cả hợp lý trước khi quyết định lấy hàng.. Bạn cũng có thể tham khảo kinh nghiệm từ những người thân hay bạn bè đi trước để có kinh nghiệm chọn mua hàng. Vì lấy hàng với số lượng nhiều, nguồn vốn lớn nên bạn đặc biệt phải cân nhắc thật kỹ khi chọn nhà cung cấp cũng như kiểm tra chất lượng của nguồn hàng.

5. Trình tự, thủ tục mở cửa hàng mẹ và bé

Bước 1: Đăng ký kinh doanh cho cửa hàng

Bạn làm hồ sơ đăng ký kinh doanh mở cửa hàng rồi gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan kinh doanh cấp huyện/ quận/ thành phố. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của bạn cần có những thông tin đầy đủ dưới đây:

cua-hang-me-va-be

  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh
  • Tên hộ dự định đăng ký kinh doanh
  • Lệ phí hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định

Bước 2: Nhận phiếu hẹn và giấy đăng kí kinh doanh

Khi nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh bạn sẽ được cơ quan đăng ký trao giấy nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho bạn trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Nếu sau 3 ngày mà cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết cấp giấy chứng nhận kinh doanh thì phải nêu rõ lý do, nội dung cần sửa đổi bổ sung bằng văn bản cho người đăng ký. Còn nếu sau 3 ngày bạn không được cấp giấy chứng nhận cũng không nhận được văn bản yêu cầu swuar đổi, bổ sung bạn có quyền khiếu nại.

6. Một số kinh nghiệm khi mở cửa hàng mẹ và bé

Để xây dựng cho mình một thương hiệu tốt, hoạt động kinh doanh được “thuận buồm xuôi gió” bạn cần lưu ý những mẹo sau đây nhé.

6.1. Lựa chọn không gian trưng bày sản phẩm thuận tiện

Thuận tiện luôn là yêu cầu hàng đầu của người tiêu dùng khi muốn làm bất cứ một việc gì đó, kể cả mua sắm. Bởi vậy, việc trưng bày sản phẩm của bạn cần phải hợp lý, dễ tìm kiếm, gây ấn tượng đặt biệt cho khách hàng như vậy bạn sẽ chiếm được nhiều thiện cảm của người tiêu dùng nhiều hơn.

Không gian bên trong cửa hàng cần bày trí gọn gàng, sạch sẽ, phân chia vị trí những mặt hàng theo logic nhất định để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Trẻ con thường thích những kiểu trang trí dễ thương, phong cách mới lạ, nên bạn cũng cần đặc biệt chú ý đến điều này để thu hút được ánh nhìn của trẻ.

6.2. Lập danh sách các mặt hàng kinh doanh

Sản phẩm của cửa hàng bạn cần phải đa dạng, nhưng không có nghĩa là “lộn xộn”, Bạn cần xác định những mặt hàng nào chính, mặt hàng nào phụ, mặt hàng nào chỉ để hỗ trợ khi cần thiết. Thay vì bạn tập trung vào các sản phẩm liên quan thì hãy ưu tiên cho các danh mục hàng theo dựa vào nhu cầu và đối tượng khách hàng. Điều này sẽ khiến cho khách hàng ghé lại cửa hàng của bạn thường xuyên hơn đấy.

6.3. Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng

Những bà mẹ rất quan tâm đến sức khỏe của con họ, nên bạn muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao bạn phải đặc biệt chú ý đến chất lượng hàng hóa. Không có bất cứ một ông bố, bà mẹ nào lại muốn mua cho con mình những mặt hàng chất lượng kém cả. Bởi vậy bạn nên nói không với hàng rẻ, hàng từ những nhà cung cấp không uy tín, mặc dù lợi nhuận sẽ cao nhưng có lẽ chỉ vài ba hôm bạn sẽ mất niềm tin của khách hàng. Một cửa hàng mở ra chỉ với một mục đích là phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, mà đến khi họ không còn tin tưởng bạn nữa thì liệu cửa hàng của bạn có tồn tại được không?

mo-sieu-thi-cua-hang-me-be

6.4. Ưu tiên chăm sóc khách hàng qua các chương trình tri ân, khuyến mãi

Tâm lý của một người tiêu dùng chẳng ai là không thích hàng khuyến mãi cả. Hãy tập trung vào những mùa lễ, Tết, giáng sinh, sinh nhật cửa hàng…để đưa ra các chương trình giảm giá, khuyến mãi. Bạn thử đi, chỉ cần đề biển sale off 20%, ngày hôm đó chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều khách hàng ghé thăm đấy.

Ngoài ra bạn cũng cần phải lưu ý đến cách chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng của nhân viên cửa hàng bạn nhé. Chăm sóc khách hàng tốt thì tỷ lệ để kéo thêm khách về cửa hàng cũng rất lớn đấy.

6.5. Xây dựng hình ảnh thương hiệu riêng

Việc đầu tư vào xây dựng thương hiệu cho cửa hàng của bạn là một điều rất cần thiết. Bạn phải thể hiện cho khách hàng biết mình có gì? Mình làm được gì? Những gì ở mình mà các cửa hàng khác không có? Mỗi một cửa hàng đều có những nét riêng, không cửa hàng nào giống nhau, như vậy họ mới có khả năng nâng cao lợi nhuận và uy tín cho cửa hàng.

Đầu tư vào các biển quảng cáo, tờ rơi, banner để quảng bá thương hiệu tới khách hàng cũng là điều cần thiết để đưa khách hàng đến với cửa hàng của bạn, thương hiệu của bạn.

Bài viết mở cửa hàng mẹ và bé cần bao nhiêu vốn, cần những gì đã trang bị cho bạn những điều cần biết về vốn, cách thức lựa chọn mặc hàng kinh doanh và những kinh nghiệm hay phải không nào? Nếu bạn đang có ý định mở cửa hàng mẹ và bé thì đây là những thông tin rất hữu ích cho bạn.

Share this post