Ngân hàng có giảm lãi suất cho vay mùa dịch không?
Dịch Covid 19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế cũng như cuộc sống của nhiều người. Một trong những giải pháp cứu cánh cho cá nhân, doanh nghiệp là vay ngân hàng hoặc chờ các chương trình giảm lãi suất để giảm phần nào ảnh hưởng. Vậy liệu ngân hàng có giảm lãi suất cho vay mùa dịch không? giải đáp thắc mắc này mọi người đọc ngay những thông tin HoTroVay.Vn.com cung cấp dưới đây.
1. Mùa dịch có nên vay tiền không?
Vay nợ chính là một trong những vấn đề khó khăn nhất của người đi vay, bởi sự ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho nền kinh tế giảm, các biện pháp giãn cách hay phong tỏa nên không có thu nhập và nhiều người còn thất nghiệp. Nên những khoản vay tạo nên gánh nặng cho người đi vay. Đối với những khoản vay trước đó thì không đề cập đến nhưng đối với các khoản vay mới phát sinh mới là vấn đề.
Thời điểm dịch bệnh khó khăn, không làm gì có tiền để trả tiền mặt bằng, tiền nhân công, tiền chi phí sinh hoạt hay các khoản nợ sắp hết hạn khiến nhiều người nghĩ đến đi vay ngân hàng. Vào mùa dịch ngân hàng có nhiều chương trình hỗ trợ vay vốn, nên nếu thực sự cần vay gấp thì mọi người nên cân nhắc.
2. Ngân hàng có giảm lãi suất cho vay mùa dịch không?
Dịch bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến kinh doanh, khiến cho các khoản nợ khó có thể trả đúng hạn hoặc không có doanh thu để trả lãi suất hàng tháng cho ngân hàng là nhưng vấn đề mà doanh nghiệp, cá nhân vay vốn khó giải quyết được. Nhưng rất vui cho mọi người là ngân hàng có chính sách hỗ trợ cho người vay như giãn nợ, giảm lãi suất…Giãn nợ ở đây có nghĩa là sẽ gia hạn thời gian trả gốc hoặc lãi cho người vay trong thời gian dịch bệnh.
Không chỉ chương trình giãn nợ cho những cá nhân nào ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch vụ Covid 19 mà nhiều ngân hàng còn ký cam kết để giảm lãi suất vay vốn cho người vay bao gồm khoản vay mới lẫn những khoản vay đang tồn tại. Vậy nên nếu muốn vay vốn với lãi suất thấp thì mọi người tìm đến các ngân hàng đang có chương trình.
Việc giảm lãi suất của ngân hàng là không phải bắt buộc, nên đối với các ngân hàng Thương mại có ngân hàng sẽ giảm có ngân hàng thì không. Tuy nhiên, nếu như trong tình trạng người dẫn khủng hoảng và kiệt quệ vì covid nhưng đa phần ngân hàng lại lãi khủng thì khá phản cảm.
3. Ngân hàng nào giảm lãi suất vay mùa dịch
Nếu bạn đang mong chờ ngân hàng nào giảm lãi suất vay mùa dịch để có thể dễ dàng vay vốn hay để có thể làm đơn xin giảm lãi suất ngân hàng.
3.1. Ngân hàng Vietcombank
Vietcombank là ngân hàng Nhà nước, có lẽ đi đầu trong chương trình giảm lãi suất cho khách hàng đối với các khoản vay lớn nhỏ chịu ảnh hưởng.
Tính từ năm 2020 đến nay: Vietcombank đã triển khai 8 đợt giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp , người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Chương trình giảm lãi suất vay trên toàn quốc diễn ra từ 15/7 đến hết năm 2021 với mức giảm từ 0,5-1%/năm tuỳ đối tượng khách hàng.
3.2. Ngân hàng Techcombank
- Khoản vay của các doanh nghiệp đến ngày 15/7: giảm lãi suất ở mức không quá 15%, tùy tình hình và sự tín nhiệm của doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của dịch.
- Nhóm lĩnh vực ưu tiên: có lãi suất cho vay dưới 4,5%/năm và các lĩnh vực kinh tế thiết yếu lãi suất cho vay vào khoảng 6-7%/năm hoặc thấp hơn tùy tình hình.
3.3. Ngân hàng Vietinbank
Vietinbank là ngân hàng liên tục có các chương trình giảm lãi suất cho khách hàng vay vốn tại ngân hàng trong mùa dịch, các chương trình giảm lãi suất được thực hiện từ năm 2020 đến nay, cụ thể hiện nay như sau:
- Giảm lên tới 1.0%/năm lãi suất cho vay đối với các khoản dư nợ hiện hữu và giải ngân mới của khách hàng.
- Chương trình tín dụng ưu đãi được cân đối từ nguồn vốn thương mại
- Giảm tới 0,3%/năm lãi suất cho vay chi lương đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Miễn 100% các loại phí giao dịch trực tuyến…
3.4. Ngân hàng BIDV
Vay tiền tại BIDV chưa bao giờ bạn thấy đúng đắn như thời điểm dịch bây giờ bởi ngân hàng có chương trình giảm lãi suất vay khá khủng cho khách hàng, cụ thể như sau:
- Kỳ hạn vay đến 04 tháng: lãi suất từ 5,0%/năm
- Kỳ hạn từ trên 04 tháng đến 06 tháng: lãi suất từ 5,5%/năm
- Kỳ hạn từ trên 06 tháng đến 11 tháng: lãi suất từ 5,7%/năm
- Kỳ hạn 12 tháng: lãi suất từ 6,0%/năm
Đặc biệt ngân hàng còn hỗ trợ các chương trình vay với hạn mức lớn giúp cho doanh nghiệp vừa, nhỏ cũng như cá nhân kinh doanh tự do vay vốn với lãi suất tương đối thấp.
3.5. Ngân hàng Agribank
Agribank là một trong những ngân hàng Nhà nước lớn tại Việt Nam, chương trình giảm lãi suất, giãn nợ của ngân hàng. Mọi người sẽ được nhận nhiều chương trình ưu đãi từ phía ngân hàng:
- Miễn phí chuyển tiền trong nước
- Miễn phí chuyển đổi thẻ
- Đối với thẻ tín dụng: Giảm 10% lãi suất còn 11,7%
- Giảm 10% so với lãi suất cho vay đối với dư nợ tại thời điểm 15/7/2021
- Đối với các gói tín dụng , lãi suất giảm đến 2,5%/năm
Hiện nay ngân hàng Agribank có chương trình giãn nợ cho người vay và cộng thêm các gói vay hỗ trợ với lãi suất thấp cho nhiều khách hàng ảnh hưởng từ dịch Covid 19.
3.6. Ngân hàng MB bank
MB bank hay còn gọi là Ngân hàng Quân Đội là một trong những ngân hàng luôn nắm bắt khá tốt tình hình, làm truyền thông cũng mạnh và là ngân hàng nghĩ đến khách hàng nhiều nhất. Và tất nhiên trong thời gian dịch bệnh ngân hàng cung cấp các chương trình giảm lãi suất.
- Giảm đồng loạt lãi suất cho vay từ 0,5% đến 1,5%/ năm đến cuối năm 2021
- Cụ thể giảm 1,5%/năm đối với khách hàng cá nhân tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam và giảm 1% cho khách hàng ở các tỉnh, thành khác.
- Đối với sản phẩm vay tiêu dùng phục vụ đời sống giảm lãi suất cho vay 0,5%-1% /năm.
3.7. Ngân hàng Kienlongbank
Kiên Long là ngân hàng nghe khá xa lạ với nhiều người, nhưng đây là một trong những ngân hàng đi đầu hưởng ứng chương trình giãn nợ cũng như giảm lãi suất cho vay trong thời điểm dịch bệnh Covid khó khăn. Cụ thể thì ngân hàng có chương trình giảm lãi suất như sau đối với khách hàng ảnh hưởng của dịch bệnh:
- Giảm 1,5%/ năm đối với khoản vay chịu ảnh hưởng đối với Covid
- Kèm theo đó là các chương trình ưu đãi, miễn phí khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng vào thời gian dịch bệnh.
3.8. Ngân hàng Sacombank
Nói đến hỗ trợ khách hàng mùa dịch thì không thể không nhắc đến ngân hàng Sacombank, bởi đây là một trong những ngân hàng có chính sách hỗ trợ tốt trong mùa dịch hiện nay:
- Giảm 1%/năm lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang có khoản vay ngân hàng thuộc các ngành nghề : du lịch, lữ hành, vận tải, nhà hàng – khách sạn – nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế…,
- Kết hợp ưu đãi/miễn phí dịch vụ, cơ cấu nợ và điều chỉnh giảm khung lãi suất cho vay
- Hỗ trợ các gói vay vốn mới với lãi suất chỉ 4%/năm trong thời hạn 6 tháng.
4. Cách xin ngân hàng giảm lãi suất vay mùa dịch
Mọi người cần lưu ý không phải cá nhân nào, đối tượng khách hàng nào cũng nhận được ưu đãi từ chương trình giảm lãi suất của ngân hàng, mà tù vào điều kiện mà ngân hàng đưa ra, sau khi xem xét ngân hàng sẽ quyết định có nên giảm lãi suất cho vay hay không theo từng đối tượng riêng biệt.
4.1. Điều kiện ngân hàng giảm lãi suất vay mùa dịch
Điều kiện để ngân hàng giảm lãi suất cho vay mùa dịch thì phải đảm bảo các điều kiện:
- Các khoản vay của mọi người phát sinh trong thời gian mà ngân hàng áp dụng chương trình giảm lãi suất, mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng nên mọi người cần tìm hiểu rõ hơn về thông tin này.
- Mọi người cần chứng minh hiện tại bản thân, hoạt động kinh doanh của mình chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch Covid 19, không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
- Đối với các khoản vay mới thì phải chứng minh là khoản vay của mình phục vụ cho hoạt động phục hồi, khắc phục các hậu quả hay ảnh hưởng của dịch Covid 19.
4.2. Thủ tục xin ngân hàng giảm lãi suất vay
Với các khoản vay mới thì mọi người cần phải có đầy đủ các giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ kiêm phương án trả nợ theo mẫu của ngân hàng ( chọn giảm lãi suất)
- Giấy tờ chứng minh hoạt động kinh doanh của bạn hiện tại chịu ảnh hưởng từ Covid 19, không có doanh thu, gặp khó khăn
- Cùng nhiều tài liệu xác minh thông tin ảnh hưởng khác
Nếu muốn biết ngân hàng có giảm lãi suất cho vay mùa dịch không mọi người nên trực tiếp tìm đến chi nhánh ngân hàng mình đã vay hoặc muốn vay hiện tại để tìm hiểu. Bởi việc giảm lãi suất đôi khi áp dụng cho một số vùng miền cụ thể, một số đối tượng nào đó nên nhiều người sẽ mất thời gian trong việc làm thủ tục ở ngân hàng.