Vay tiền qua các App lừa đảo: Không nhận tiền, còn bị ghi nợ

Vay tiền qua các App lừa đảo: Không nhận tiền, còn bị ghi nợ

Thời gian qua các cơ quan chức năng đã cảnh báo về một số thủ đoạn mạo danh cán bộ tòa án, viện kiểm soát, Công an… để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và gần đây, trên khắp các địa bàn tại việt nam lại xuất hiện thêm hình thức lừa đảo mới, chỉ cần cung cấp vài thông tin cá nhân cơ bản qua các ứng dụng vay tiền qua mạng Internet, một số người dân bỗng nhiên trở thành con nợ với số tiền hàng chục triệu đồng.

3. Lời kết

1. Vay tiền qua các App lừa đảo: Không nhận được tiền, nhưng bị ghi nợ

Theo lời Trình bày của chị N.T.M.C ngụ Phường 7 Thành phố Cà Mau cách đây vài tuần do có nhu cầu vay tiền để mua bán nhỏ chị đã vào Internet và phát hiện có 1 trang web mang tên công ty tài chính thường cho vay tiền với thủ tục nhanh gọn.

Để tiến hành các bước tiếp theo chị N.T.M.C được nhân viên cho biết chưa thực hiện thành công phải chờ phê duyệt từ cấp trên anh cứ ngỡ như vậy là xong. Thế nhưng Chưa đầy 1 tuần sau đã có nhân viên của công ty tài chính thông báo chị đã vay được tiền và phải thực hiện nghĩa vụ trả hơn 3 triệu đồng một tháng trong vòng 2 năm.

2. Các app vay tiền lừa đảo qua lời kể từ nhân chứng

Với thông tin trên làm cho chị hết sức bàng hoàng: Chị kể hỗ trợ chưa có được vay bữa ổng báo tôi là chưa có được vay thì tôi nói ngay không được thì thôi tự nhiên giờ nói là tôi được vay 50 triệu rồi và 50 triệu đó là anh chuyển về số tài khoản nào, người nào là chủ số tài khoản đó anh phải xem lại chứ, nếu như anh chuyển và số Tài Khoản của tôi mà tôi nhận mà tôi không góp cho anh nữa bây giờ Báo Công an đi. Nhưng còn cái này là tôi không có được Nhận rồi số tiền đó ngân hàng chuyển về ai.

Cũng tương tự như trường hợp của chị N.T.M.C vì  gia đình khó khăn một thanh niên ngụ xã Tân Thạnh thành phố Cà Mau có nhu cầu vay 10 triệu đồng, mặc dù đã cung cấp hình ảnh cá nhân và chụp ảnh mặt trước và sau giấy chứng minh nhân dân cho ứng dụng vay tiền anh vẫn được nhân viên báo giao dịch chưa thành công và vài ngày sau anh cũng được thông báo đã vay được 50 triệu đồng nhưng không thấy tiền. Bức xúc kể lại thì số tiền vay được chuyển vào một tài khoản có địa chỉ tại tỉnh Bình Dương.

Anh kể lại: Em quen ông anh bên ngân hàng Ông kiểm tra cho em thì thấy hồ sơ của em đã được duyệt và giải ngân thành công rồi mà giải ngân số tài khoản tên của em nhưng mà em không có cung cấp số tài khoản chi nhánh ở trên Bình Dương.

10212b

Theo đơn vị chức năng Tuy chỉ mới xảy ra vài trường hợp lừa đảo bằng thủ đoạn trên nhưng đã gây bức xúc trong người dân đa số những người có liên quan đều cư ngụ tại địa bàn thành phố Cà Mau chủ yếu là công nhân, sinh viên mới ra trường,  nội trợ trên, v v,.. có nhu cầu vay vốn.

Các đối tượng lừa đảo đã sử dụng công nghệ cao tạo ra các ứng dụng giống thật yêu cầu người dân chụp ảnh mặt trước sau chứng minh nhân dân từ đó đánh cắp thông tin làm hồ sơ giả để vay tiền.

Các đối tượng lừa đảo sẽ tạo ra một cái app về mặt hình thức và cái tên gọi là giống như cái app thật của công ty tài chính Fecredit. Chỉ khác ở chỗ là cái app của công ty tài chính sẽ được tải trên ứng dụng của điện thoại còn của đối tượng thì sẽ ngắn vào đường link để tải app về cho nên điểm mấu chốt người dân cần phải cảm giác chỗ này.

Share this post