Chứng chỉ tiền gửi là gì? Có nên mua chứng chỉ tiền gửi không?

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Có nên mua chứng chỉ tiền gửi không?

Trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều biến động, nhà đầu tư truyền thống đang có xu hướng chuyển sang mua chứng chỉ tiền gửi thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng. Vậy chứng chỉ tiền gửi ngân hàng là gì? Nó có thật sự mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư hay không?

Đặc biệt, có một số điều mà người mua chứng chỉ tiền gửi cần lưu ý khi bỏ tiền ra để đầu tư chứng chỉ tiền gửi.

1. Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành ra công chúng nhằm mục đích huy động vốn từ các cá nhân hoặc tổ chức. Chứng chỉ tiền gửi là cách để chứng minh quyền sở hữu một khoản tiền gửi có thời hạn của người mua tại ngân hàng đó.

Đương nhiên là người mua chứng chỉ tiền gửi sẽ được hưởng một mức lãi suất do ngân hàng cam kết khi phát hành. Chứng chỉ tiền gửi có tên tiếng anh là Certificate of Deposit, hoặc có thể viết tắt là CDs/CD.

2. Tại sao các tổ chức tín dụng lại phát hành CCTG?

chung-chi-tien-gui-vietabank-1024x577

Chứng chỉ tiền gửi được phát hành lần đầu ra công chúng vào năm 1961 tại Mỹ, sau đó được lưu hành rộng rãi ở Anh. Tại Việt Nam, phong trào phát hành chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức tín dụng chỉ được phổ biến trong những năm gần đây.

Mục đích cuối cùng của việc phát hành chứng chỉ tiền gửi cũng chỉ là huy động vốn từ người dân để bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, xét về nhiều gốc độ sâu xa thì việc phát hành chứng chỉ tiền gửi sẽ giúp các tổ chức tín dụng nhanh chóng đáp ứng được thông tư 41 của ngân hàng nhà nước.

Theo đó, trong Thông tư 41 yêu cầu các ngân hàng phải giảm tỷ lệ an toàn vốn (CAR) từ 9% xuống 8%, bổ sung yêu cầu vốn cho rủi ro thị trường và rủi ro cho hoạt động bên cạnh chỉ số rủi ro tín dụng. Do đó, việc phát hành chứng chỉ tiền gửi sẽ giúp cho ngân hàng huy động được nguồn vốn cố định và dài hạn do CCTG không thể tất toán trước hạn như sổ tiết kiệm.

3. Phân biệt chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

Về bản chất thì chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm giống nhau ở chổ đều là giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn. Có cam kết về mức lãi suất giữa ngân hàng và người sở hữu 2 loại giấy tờ có giá trên.

Tuy nhiên, nếu xét chi tiết hơn nữa thì chứng chỉ tiền gửi và gửi tiết kiệm có một chút khác biệt về lãi suất, kỳ hạn gửi và tính thanh khoản của nó. Chi tiết như bảng bên dưới:

noi-dung-tren-chung-chi-tien-gui

Tính chất Sổ tiết kiệm Chứng chỉ tiền gửi
Lãi suất Tuỳ kỳ hạn từ 6 – 7%/năm Từ 9 – 11%/năm
Kỳ hạn Linh động; Kỳ hạn 1,3,6,12,24 tháng tuỳ nhu cầu của khách hàng Dài hạn; 1 năm hoặc có thể kéo dài đến 10 năm tuỳ đợt phát hành.
Thanh khoản Rất cao, người gửi có thể rút tiền về bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, rút nữa chừng sẽ bị hao hụt lãi suất được hưởng. Rất thấp, không thể tất toán trước hạn. Nếu muốn rút tiền về có thể chuyển nhượng lại cho người khác.

4. Các loại chứng chỉ tiền gửi hiện nay

Về cơ bản thì chứng chỉ tiền gửi có 3 loại chính:

  • Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là loại chứng chỉ tiền gửi có ghi tên của người mua, nó giống như sổ tiết kiệm vậy. Tên của người sở hữu sẽ được ghi lên chứng chỉ tiền gửi. Loại này rất phổ biến tại Việt Nam.
  • Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Là loại chứng chỉ tiền gửi chỉ ghi tên tổ chức tín dụng phát hành, mệnh giá và kỳ hạn và lãi suất. Không ghi đích danh tên người mua. Mặc định, người giữ chứng chỉ tiền gửi này là người sở hữu. Loại này không phổ biến ở Việt Nam.
  • Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ tiền gửi không thể chuyển nhượng. Người mua sẽ được lưu trữ trong hệ thống của ngân hàng và được trả lãi khi đến hết kỳ hạn của chứng chỉ.

5. Nội dung của chứng chỉ tiền gửi

mua-chung-chi-tien-gui-tai-ngan-hang-1024x577

Nhiều người thắc mắc rằng nội dung được ghi trên chứng chỉ tiền gửi sẽ bao gồm những nội dung nào. Thông thường, mỗi một ngân hàng sẽ có những mẫu chứng chỉ tiền gửi khác nhau. Nhưng chung quy sẽ bao gồm các thông tin cơ bản sau:

  • Tên ngân hàng phát hành: ví dụ như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
  • Loại giấy tờ: Chứng chỉ tiền gửi
  • Mệnh giá: ví dụ như 20.000.000 đồng
  • Lãi suất: ví dụ như 10%/năm
  • Kỳ hạn: ví dụ như 10 năm
  • Loại chứng chỉ: Chứng chỉ tiền gửi ghi danh hoặc vô danh. 
  • Người sở hữu: Thông tin cá nhân người sở hữu như Họ và tên, năm sinh, số CMND. (chỉ áp dụng đối với chứng chỉ ghi danh)
  • Chữ ký, đóng mộc người đại diện ngân hàng: Chứng chỉ tiền gửi phải có chữ ký và đóng mộc tròn đỏ của ngân hàng. 

Ngoài ra, trên chứng chỉ tiền gửi còn ghi một số thông tin khác như ngày phát hành, số seri… Đặc biệt, chứng chỉ tiền gửi phải được làm được bằng chất liệu chống hàng giả cao.

6. Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi

6.1. Ưu điểm

  • Là một loại giấy tờ có giá, được xem là một tài sản sinh ra lợi nhuận do các tổ chức uy tín phát hành.
  • Lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm nếu cùng một kỳ hạn như nhau.
  • Có được sử đảm bảo từ ngân hàng, không bị phát sinh rủi ro mất vốn.
  • Có thể chuyển nhượng hoặc cầm cố khi có nhu cầu vốn.

6.2. Nhược điểm

  • Không thể tất toán trước hạn trong bất kỳ trường hợp nào, trừ khi có thoả thuận trước trong chứng chỉ tiền gửi.
  • Tính thanh khoản rất thấp do không phải ai cũng sẵn sàng mua lại chứng chỉ tiền gửi của bạn.
  • Nếu so với các kênh đầu tư khác như chứng chỉ quỹ thì lãi suất thấp hơn rất nhiều.

7. Lãi suất của một số chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng tham gia phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn. Do có nhiều tổ chức phát hành nên bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn nơi nào trả lãi suất cao hơn để mua. Dưới đây là bảng lãi suất huy động từ chứng chỉ tiền gửi mà chúng tôi tham khảo được:

Ngân hàng Kỳ hạn (tháng) Lãi suất (%/năm)
Vietcapital (Bản Việt) 24 9,5%
36 9,8%
48 10%
60 10,2%
SHB 18 8,6%
24 8,7%
36 8,8%
VIB 18 6,68%
24 6,88%
Sacombank 84 8,6%
SCB 169 ngày 6,8%
469 ngày 8,9%
24 tháng Linh hoạt
Techcombank 3 – 36 tháng Linh hoạt

8. Làm thế nào để mua được chứng chỉ tiền gửi?

8.1. Mua chứng chỉ tiền gửi tại ngân hàng

Việc mua chứng chỉ tiền gửi lại ngân hàng là hình thức mua truyền thống. Công việc của bạn là cứ mang tiền ra ngân hàng hỏi nhân viên tư vấn ở đây rằng có gói chứng chỉ tiền gửi nào của ngân hàng đang phát hành không và mua thôi.

Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với người lớn tuổi. Nhược điểm của các này là không phải lúc nào cũng có chứng chỉ tiền gửi để cho bạn mua vì đây là sản phẩm phát hành theo từng đợt khác nhau.

Người trẻ chúng ta có những cách mua chứng chỉ tiền gửi đơn giản hơn và dễ dàng hơn. Chỉ cần có điện thoại là có thể mua được rồi. Các bạn có thể tìm hiểu 3 cách tiếp theo.

8.2. Mua chứng chỉ tiền gửi tại app Infina

Trước đây mình cũng từng làm một bài đánh giá ứng dụng Infina này rồi. Đây là một nền tảng đầu tư số giúp người dùng trẻ có thể bắt đầu đầu tư với số tiền nhỏ.

Điểm đặc biệt của ứng dụng này là các chứng chỉ tiền gửi mà bạn mua có thể đáo hạn trước khi hết thời hạn và vẫn nhận được mức lãi suất là 5%. Hiện thì mình thấy trên ứng dụng này có chứng chỉ tiền gửi của Vietcredit, FE Credit… với lãi suất và thời gian linh hoạt.

Bạn có thể đăng ký tài khoản Infina theo nút bên dưới nhé.

Đăng ký Infina

8.3. Mua chứng chỉ tiền gửi tại app Finhay

Các nhà đầu tư nhỏ đặc biệt là giới văn phòng đang rất quan tâm về ứng dụng đầu tư và tích luỹ Finhay. Đặc biệt sự góp mặt của Shark Hưng gần đây trong các clip quảng cáo đã thu hút rất nhiều người dùng. Thậm chí có lúc ứng dụng này lọt top 1 ứng dụng về tài chính trên App Store và CH Play vượt qua các app của ngân hàng.

Đọc đánh giá: Finhay là gì? Tiền nhà đầu tư đổ vào Finhay đưa đi đâu?

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm nằm trong danh mục Tích luỹ trên Finhay. Sản phẩm này không chỉ mua chứng chỉ tiền gửi mà còn mua trái phiếu nữa. Tuy nhiên, bạn có thể chọn loại có kỳ hạn (lãi suất 6 – 8%/năm) hoặc không kỳ hạn mà vẫn hưởng được lãi suất 4%/năm.

Đăng ký Finhay

8.4. Mua chứng chỉ tiền gửi tại app TCInvest

TCInvest là ứng dụng đầu tư của Ngân hàng Techcombank. Ngoài các sản phẩm đầu tư về trái phiếu, cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thì người dùng có thể mua được Chứng chỉ tiền gửi iCap có mặt trên nền tảng đầu tư này.

Điểm ưu việt của iCap so với chứng chỉ tiền gửi truyền thống là bạn được quyền tất toán trước hạn nhưng vẫn nhận được mức lãi suất cam kết theo ngày. Đây là sản phẩm chứng chỉ tiền gửi linh hoạt do Techcombank phát hành.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại này là lãi suất 2,5% – 3,6%/năm, thấp hơn so với truyền thống nhưng được cái rút về bất cứ lúc nào.

Đăng ký TCInvest

9. Câu hỏi thường gặp

1. Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành ra công chúng nhằm mục đích huy động vốn từ các cá nhân hoặc tổ chức. Chứng chỉ tiền gửi là cách để chứng minh quyền sở hữu một khoản tiền gửi có thời hạn của người mua tại ngân hàng đó.

2. Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi là bao nhiêu?

Tuỳ vào kỳ hạn của chứng chỉ tiền gửi và tuỳ ngân hàng mà có mức lãi suất khác nhau. Đối với các chứng chỉ tiền gửi được mua qua kênh truyền thống ngân hàng thì giao động ở mức 8 – 10%/năm. Còn mua qua các kênh đầu tư số như Finhay, Infina, TCInvest thì thấp hơn.

3. Đầu tư chứng chỉ tiền gửi có an toàn không?

Có. Đây là một kênh đầu tư rất an toàn vì tổ chức phát hàng là các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng uy tín. Không có chuyện bị mất tiền khi đầu tư chứng chỉ tiền gửi.

4. Ai có thể mua được chứng chỉ tiền gửi?

Ai cũng có thể mua được chứng chỉ tiền gửi. Miễn là bạn trên 16 tuổi và có tiền là có thể mua được chứng chỉ tiền gửi rồi.

5. Nên mua chứng chỉ tiền gửi hay gửi tiết kiệm ngân hàng?

Chứng chỉ tiền gửi chỉ phù hợp với những ai có vốn nhàn rỗi không cần dùng đến trong một thời gian dài thì sẽ lời hơn so với tiền gửi tiết kiệm. Còn nếu bạn có tiền nhưng không biết lúc nào cần đến hoặc cần bất chợt thì nên gửi tiết kiệm sẽ phù hợp với bạn hơn.

6. Chứng chỉ tiền gửi do ai phát hành?

Chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng phát hành thông qua sự đồng thuận cho phép của ngân hàng nhà nước.

7. Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được không?

Có. Một số loại chứng chỉ tiền gửi vẫn có thể chuyển nhượng hoặc cầm cố một cách bình thường. Vì nó là tài sản có giá trị hợp pháp tương đương tiền.

8. Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi là bao lâu?

Tuỳ vào kỳ hạn mà bạn muốn sở hữu cũng như kỳ hạn mà tổ chức phát hành công bố lúc phát hành chứng chỉ tiền gửi. Nhưng phần lớn sẽ giao động từ 6 tháng cho đến vài năm.

9. Có thể tất toán chứng chỉ tiền gửi trước thời hạn được không?

Các loại chứng chỉ tiền gửi mua trực tiếp qua kênh ngân hàng thì bạn không thể tất toán trước hạn được. Tuy nhiên, các loại chứng chỉ tiền gửi được mua gián tiếp thông qua các nền tảng số thì có thể tất toán trước hạn được, bù lại lãi suất sẽ thấp hơn.

Share this post