Chứng chỉ tiền gửi là gì? Của ngân hàng nào cao nhất?
Chứng chỉ tiền gửi có tên tiếng anh là Certificate of deposit được viết tắt bằng các ký hiệu là CDs/ CD. Đây là một loại giấy tờ có giá do một ngân hàng nào đó phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân. Giá trị của chứng chỉ tiền gửi khác nhau giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất của chứng chỉ tiền gửi thường cao hơn khi bạn gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Ngay sau đây HoTroVay.Vn sẽ giúp bạn biết được chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng nào cao nhất hiện nay.
1. Chứng chỉ tiền gửi là gì? Nó có khác gì với gửi tiết kiệm?
1.1. Chứng chỉ tiền gửi là gì?
Chứng chỉ tiền gửi xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1961 và sau đó được lưu hành sang nước Anh. Chứng chỉ tiền gửi được biết đến với tên gọi quốc tế là Certificate of deposit. Nó được xem là loại giấy tờ có giá trị do ngân hàng phát hành với mục đích huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức có điều kiện.
Khi được sở hữu chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng phát hành bạn sẽ có quyền sử dụng nó với nhiều mục đích khác nhau như chuyển nhượng, trao tặng theo những quy định chung. Và đặc biệt, chứng chỉ tiền gửi cũng sẽ giúp bạn nhận lãi suất hàng tháng và hàng năm như khi bạn gửi tiết kiệm bằng tiền mặt ở ngân hàng.
Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp các loại chứng chỉ tiền gửi ngân hàng sau:
- Chứng chỉ tiền gửi ghi danh có tên người sở hữu tài sản.
- Chứng chỉ tiền gửi vô danh không ghi tên người sở hữu tài sản.
- Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ không dùng để chuyển nhượng, chỉ có thể bán theo mệnh giá và trả lãi vào các ngày đáo hạn.
1.2. Chứng chỉ tiền gửi và gửi tiết kiệm có giống nhau hay không?
Nhiều người vẫn cho rằng chứng chỉ tiền gửi chính là sổ tiết kiệm cá nhân do ngân hàng phát hành. Tuy nhiên, theo các nhân viên tài chính ngân hàng thì hay loại giấy tờ này hoàn toàn khác nhau. Và chúng ta có thể so sánh chứng chỉ tiền gửi và gửi tiết kiệm theo các điểm như sau:
1.2.1. Về lãi suất nhận được
Chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thường có lãi suất ổn định và cao hơn gửi tiết kiệm cá nhân. Lãi suất cao nhất của chứng chỉ tiền gửi hiện nay là khoảng 9%/ năm.
Gửi tiết kiệm thường có mức lãi suất thấp hơn và cao nhất hiện nay khoảng 6 – 7%/ năm áp dụng với những gói tiết kiệm tại ngân hàng từ 12 tháng cho đến 24 tháng.
1.2.2. Về kỳ hạn
Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn rất dài có thể lên đến 84 tháng… tùy từng ngân hàng và đợt phát hành. Tuy nhiên, mọi người thường chọn gửi theo kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng để tiện sử dụng khi có nhu cầu.
Còn về tiết kiệm, kỳ hạn gửi sẽ không quá dài và thường là các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng… Và bạn cũng có thể gửi theo hình thức vô kỳ hạn với mức lãi suất thấp hơn cách gửi có kỳ hạn.
1.2.3. Về thời gian thanh toán
Chứng chỉ tiền gửi chỉ có thể thanh toán vào cuối kỳ hoặc một số ngân hàng cho phép lấy trước nhưng phải ít nhất là nửa thời gian phát hành. Vậy nên, tính thanh toán của chứng chỉ tiền gửi không linh động.
Về gửi tiết kiệm bạn có thể rút số tiền gửi tiết kiệm bất cứ lúc nào bởi kỳ hạn gửi thường linh động hơn và ngân hàng cho phép tất toán trước hợp đồng không lãi suất hoặc cho về lãi suất gửi không kỳ hạn…
Với những so sánh trên, chúng ta có thể thấy chứng chỉ tiền gửi ngân hàng là một kênh đầu tư sinh lời khá lơn hiện nay. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với những cá nhân hay tổ chức có điều kiện về kinh tế và có những khoản tiền nhàn dỗi trong thời gian dài. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ và kênh đầu tư này nhé.
2. Chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng nào cao nhất hiện nay?
Tại Việt Nam, chứng chỉ tiền gửi chưa được biết đến nhiều và nó còn bỡ ngỡ với khác nhiều người. Và cũng chỉ có ít ngân hàng huy động vốn từ loại giấy tờ này. Bạn nên tham khảo thông tin về chứng chỉ tiền gửi tại một số những ngân hàng lớn để quyết định đầu tư đúng nơi đúng chỗ, sinh lời lâu dài nhé.
2.1. Chứng chỉ tiền gửi Sacombank
Chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank ra mắt lần đầu tiên vào ngày 15/03/2017. Loại tiền áp dụng là đồng tiền Việt Nam của cá các nhân và tổ chức khác nhau. Chứng chỉ tiền gửi của Sacombank được đặc biệt quan tâm bởi những điểm sau:
- Mệnh giá tối thiểu là 10 triệu đồng trong thời gian 5 năm hoặc 7 năm sẽ nhận được những ưu đãi từ 8,48%/ năm đến 8,88%/ năm trong năm đầu tiên.
- Những năm tiếp theo, lãi suất của chứng chỉ tiền sẽ được điều chỉnh theo lãi suất thực tế. Tuy nhiên, lãi suất này sẽ không thấp hơn khi gửi tiết kiệm tiền mặt.
- Ngân hàng cho phép hưởng lãi suất ưu đãi khi khách hàng cầm cố chứng chỉ tiền gửi, có thể chuyển nhượng hay tặng cho người khác bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là chứng chỉ tiền gửi của Sacombank sẽ không tự động tái tục vốn và lãi. Điều này có nghĩa là nếu bạn quên đến ngân hàng đáo hạn vào ngày tất toán thì ngân hàng sẽ tự động chuyển gốc và lãi sang tài khoản chờ thanh toán và khi này lãi suất mà bạn hưởng sẽ thấp hơn nhiều nhé.
2.2. Chứng chỉ tiền gửi Vietcombank
Kênh đầu tư và huy động vốn bằng chứng chỉ tiền gửi tại Vietconbank ra mắt lần đầu vào ngày 15/12/2006 và được biết đến là điểm đầu tư an toàn cho các khoản tiền nhàn dỗi. Loại tiền ngân hàng chấp nhận gồm đồng Việt Nam, Đô la mỹ và đồng Ero với cách tính lãi suất khác nhau. Cụ thể là:
Chứng chỉ tiền gửi dành cho đồng VND
- Chứng chỉ tiền gửi sẽ ghi đích danh người sở hữu hợp pháp
- Đối với tiền Việt mệnh giá tối thiểu đố với cá nhân là 1 triệu đồng và tổ chức là 1 tỷ đồng.
- Lãi suất cho tiền Việt Nam từ 0,68%/tháng đến 0,7%/tháng
Chứng chỉ tiền gửi dành cho USD, EUR
- Đối với chứng chỉ tiền gửi không được thanh toán trước hạn lãi suất tương ứng sẽ là 7,2% với tiền USD và 4,5% với EUR (kỳ hạn là 12 tháng).
- Đối với chứng chỉ tiền gửi được thanh toán trước hạn sẽ được hưởng lãi suất 7,0% với tiền USD và 4,3% với EUR (kỳ hạn là 12 tháng)
- Phương thức nhận lãi chính là khách hàng sẽ nhận một lần vào sau ngày đáo hạn.
Hiện nay, ngân hàng Vietcombank thường phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi ghi danh là chủ yếu và kỳ hạn không quá 5 năm. Và dĩ nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể tham gia kênh đầu tư này bởi tùy vào từng đợt huy động vốn của ngân hàng mà mới phát hành chứng chỉ tiền gửi một cách thông minh.
2.3. Chứng chỉ tiền gửi VietinBank
Không chịu thua kém các ngân hàng khác, VietinBank cũng đã phát hành nhiều đợt chứng chỉ tiền gửi để tăng số vốn lưu động cho ngân hàng. Và đây đang trở thành kênh đầu tư thông minh nhất cho nhiều tổ chức, cá nhân có nhiều tiền lực về kinh tế, Lợi ích khi cầm trong tay chứng chỉ tiền gửi VietinBank gồm:
- Lãi suất cao vượt trội so với gửi tiết kiệm truyền thống khoảng từ 7,9% đến 9%/ năm tương ứng với các kỳ hạn khác nhau.
- Lãi suất được điều chỉnh hàng năm, đảm bảo cạnh tranh và có lợi nhất cho khác hàng. Khách hàng còn được hưởng ưu đãi 0,1% trên số tiền mua chứng chỉ tiền gửi.
- Khách hàng được cầm cố chứng chỉ tiền gửi với lãi suất bằng lãi suất của chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng phát hành và không bị hạn chế về số lượng.
- Chứng chỉ tiền gửi của VietinBank có thể thay thế tài sản đảm bảo khi vay vốn hoặc dùng làm bảo lãnh tài chính…
2.4. Chứng chỉ tiền gửi Techcombank
Techcombank đã phát hành chứng chỉ tiền gửi mang tên “PHÚ TÀI LỘC”. Loại chứng chỉ tiền gửi này được liên kết với trái phiếu doanh nghiệp với nhiều ưu đãi hấp dẫn lớn cho khách hàng. Ngân hàng sẽ có trách nhiệm cập nhật và bổ sung các trái phiếu có giá trị lớn và ít rủi ro để chào bán cho những người có nhu cầu.
Chúng ta sẽ bị hấp dẫn với chứng chỉ tiền gửi tại Techcombank bởi những lý do sau:
- Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng này sẽ mở ra nhiều cơ hội tiếp cận với kênh đầu tư hấp dẫn vốn chỉ dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp.
- Sản phẩm có liên kết với trái phiếu của các doanh nghiệp nên sẽ luôn đảm bảo lãi suất cao và ít bị rủi ro nhất. Lãi suất thường cao hơn gửi tiết kiệm truyền thống từ 0.5% – 1%.
- Giá trị giao dịch tối thiểu là 1 tỷ VNĐ với khách hàng Priority và kỳ hạn cũng khá linh hoạt theo các mốc là 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng theo yêu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, có một điểm bất lợi khi nhận chứng chỉ tiền gửi từ ngân hàng Techconbank chính là khách hàng sẽ không được thực hiện chuyển nhượng, cầm cố hay dùng chứng chỉ tiền gửi này để thế chấp cho một bên thứ ba trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng còn giá trị.
2.5. Chứng chỉ tiền gửi VPBank
Mục đích chính của chứng chỉ tiền gửi tại ngân hàng Vpbank là để huy động vốn và đây đang được xem là ngân hàng trả lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao nhất trên cả nước với con số là 8.0/ năm với số tiền đầu tư là 10 tỷ và kỳ hạn là 60 tháng. Các kỳ hạn khác có lãi suất giao động từ 6.49% đến 7.9%/ năm.
Bạn có thể nhận lãi từ chứng chỉ tiền gửi một cách linh hoạt bởi ngân hàng cho phép lấy hàng tháng, theo quý hoặc theo năm hay lấy một lần vào thời điểm đáo hạn. chứng chỉ có thể chuyển nhượng bằng nhiều hình thức như mua bán, biếu tặng, hoặc thừa kế theo yêu cầu của người sở hữu.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng VPBank như một tài sản thế chấp, vật đảm bảo nếu cần vay vốn ngân hàng và sẽ được hưởng mức lãi suất cho vay ưu đãi khi tham gia vay tiền với Vpbank. Nhưng cần nhớ ngân hàng này không thường xuyên phát hành chứng chỉ tiền gửi hàng năm nhé.
Giá trị của chứng chỉ tiền gửi cũng sẽ khác nhau tùy theo kỳ hạn và số tiền tương ứng. Và bạn nên tìm hiểu rõ về đặc tính của chứng chỉ tiền của các ngân hàng mà chúng tôi vừa nêu trên để biết chứng chỉ tiền gửi là gì và lựa chọn đầu tư đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ để tránh những rủi ro không đáng có nhé.