Đầu Tư Gì Để Tiền Đẻ Ra Tiền ? Bài Toán, Chiến Lược & Bí Kiếp

Đầu Tư Gì Để Tiền Đẻ Ra Tiền ? Bài Toán, Chiến Lược & Bí Kiếp

  • Đầu tư gì thu được nhiều lợi nhuận?
  • Tình hình tài chính hiện nay?
  • Chiếc lược và bí kíp đầu tư?

Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều bạn đọc, hôm nay hãy cùng HoTroVay.Vn theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc và bên cạnh đó cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích liên quan.

1. Bài toán tài chính hiện nay, tiềm năng hay thách thức?

Với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển vượt bậc trong năm 2019 nhưng lại chững lại trong năm 2020 vì ảnh hưởng của đại dịch Covid và tình hình mưa bão lũ ở miền trung. Bức tranh sáng lạn của nền kinh tế của năm 2019 cùng với sự cố gắng phát triển trong năm 2020 của nước ta đang tạo đà giúp nền kinh tế năm 2021 phát triển hơn nữa trong các lĩnh vực tài chính, bất động sản và du lịch, dịch vụ.

Bên cạnh đó, theo các Báo cáo gần đây về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại năm 2020. Các giải pháp được thực hiện đầu năm 2021 của Bộ Công thương sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới.

41_KTKU

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc tiếp tục chịu ảnh hưởng nhiều hướng từ những biến động chung của nền kinh tế thế giới như khủng hoảng hay suy thoái cũng sẽ khó tránh khỏi.

Trong năm nay song song với tình hình tăng trưởng kinh tế thì Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức cụ thể đến từ các vấn đề sau:

  • Sự thay đổi một số chính sách ngoại giao và xuất nhập của của các nền kinh tế trong khu vực quan hệ chủ chốt trên thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp lên cách thức tiếp cận đầu tư của các doanh nghiệp trong nước.
  • Giá nguồn nguyên liệu thế giới diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến công nghiệp chế biến cũng như việc xuất nhập khẩu, bên cạnh đó là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng trưởng chậm lại do sự bất ẩn về giá cả xuất nhập khẩu.
  • Lạm phát và các hiện tượng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh cũng đã góp phần gây sức ép nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Những hiện tượng này là vấn đề lớn đối với ngành nông – lâm – ngư nghiệp và các hoạt động kinh doanh trang trại, chăn nuôi gia cầm gia súc và xuất nhập khẩu nông sản của nước ta.

Trước tất cả các yếu tố trên, bài toán tài chính được đặt ra hiện nay chính là cách thức để có thể giải quyết các vấn đề nêu trên đồng thời đề ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả trong năm 2020 cho nhà đầu tư và đem lại lợi nhuận cao đặc biệt là trong một số lĩnh vực trọng điểm như tài chính, chứng khoán, bất động sản, và ngành dịch vụ F&B.

2. Tư vấn quản trị rủi ro, giải quyết thách thức và đưa ra chiến lược

2.1. Bài toán rủi ro là gì?

Giải quyết bài toán rủi ro hay còn gọi cách khác là quản trị rủi ro được hiểu là quá trình xác định, phân tích và xử lý các yếu tố rủi ro đã hoặc có thể sẽ xảy với số tiền đầu tư vào kinh doanh trong lĩnh vực các nhà đầu tư đã chọn.

Trong một vài trường hợp quản trị rủi ro sẽ phù hợp hơn với định nghĩa kiểm soát các rủi ro về các sự kiện tương lai, chủ động đề phòng, tránh các trường hợp mất vốn, hay thua lỗ trong quá trình kinh doanh và các vấn đề bất ngờ.

Tìm hiểu kỹ và nắm bắt về các vấn đề rủi ro có thể xảy ra đồng thời nắm bắt tình hình xu thế phát triển tốt trong lĩnh vực kinh doanh đã chọn, chính là bước đầu tiên và cũng là thách thức cơ bản nhất mà các nhà đầu tư cần đối mặt để đạt được doanh thu và lợi nhuận cao trong việc đầu tư. Các tai nạn rủi ro thường gặp trong thực tiễn như mất giá , nhân viên bị chấn thương trong quá trình làm việc, xưởng sản xuất mất điện do thời tiết sấm chớp hoặc các yếu tố khách quan,…

Vậy nếu gặp trường hợp như trên thì doanh nghiệp sẽ đối phó như thế nào? Phòng ban nào có trách nhiệm sẽ đứng ra và có thể giải quyết được hậu quả của nó? Không những thế, còn có những rủi ro tiềm ẩn đang chờ đợi có thể xảy ra trong tương lai, đây là một điều hết sức nguy hại nếu doanh nghiệp không có các nhà quản trị rủi ro giúp họ có thể tránh hoặc hạn chế được các hậu quả có thể xảy ra.

Một trong những yếu tố quyết định sự thành công cho nhà đầu tư nữa là việc lập được chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn. Nhằm mục đích đầu tư để chiếm thị phần, tấn công thị trường lĩnh vực kinh doanh với một chiến lược kinh doanh bài bản, đây cũng chính là cơ hội để tạo ra lợi nhuận cao hơn.

2.2. Đầu tư chứng khoán

2.2.1. Có nên đầu tư chứng khoán?

Điểm mạnh của việc đầu tư chứng khoán đầu tiên chính là sự linh hoạt của kênh đầu tư chứng khoán, điều này nằm ở việc cách thức tham gia rất đơn giản. Đây là yếu tố chính để giúp nhiều người có thể tham gia vào thị trường. Bên cạnh đó, số vốn tham gia không cần quá cao. Với số tiền nhỏ, bạn vẫn có thể lựa chọn các mã cổ phiếu tốt để mua và lưu giữ lại sinh lời.

Tính thanh khoản cao, bạn có thể chuyển đổi cổ phiếu mà bạn đã mua thành tiền mặt một cách nhanh chóng, thuận tiện qua việc bán lại các cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ. Dựa vào các báo cáo tài chính, các nhận định đánh giá về sự uy tín của các công ty cổ phần trên các sàn chứng khoán. Căn cứ vào đó có thể dễ dàng lựa chọn cho mình các mã cổ phiếu phù hợp với sở thích của mình.

Giao dịch thuận tiện, chỉ cần với kết nối internet bạn có thể dễ dàng tham gia vào hệ thống giao dịch online. Mức sinh lời của chứng khoán được đánh giá là khá cao dựa vào các thay đổi nhỏ trên thị trường chứng khoán. Tỷ suất lợi nhuận hay cổ tức của thị trường chứng khoán luôn hấp dẫn các nhà đầu tư, vì thê loại hình này được xem như là kênh đầu tư của xu hướng kinh tế hiện đại.

2.2.2. Những thách thức khi đầu tư chứng khoán

Các doanh nghiệp, công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay gặp một vấn đề nan giải đó chính là đa số phần trăm vốn điều lệ của công ty dù ít hay nhiều cũng có các phần vốn góp của các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán Việt Nam đang mở cửa đón nhận các nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài.

Bên cạnh các cơ hội phát triển, thì vấn đề này cũng mang lại một số thách thức nhất định đối với thị trường này. Bởi khi có biến động kinh tế xảy ra ở quốc gia của các doanh nghiệp này, hay nói cách khác xuất hiện các hiện tượng suy thoái hoặc lạm phát ở các nền kinh tế đó. Sẽ tác động gián tiếp đến giá cổ phiếu của các công ty cổ phần này.

Một số yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán như áp lực tỉ suất lợi nhuận trong ngắn hạn sau khi chỉ số chứng khoán có diễn biến tăng trong quý, bên cạnh đó tăng trưởng tín dụng thấp và thị trường bất động sản, xây dựng hạ nhiệt do không ít dự án bị vướng thủ tục pháp lý, ảnh hưởng đến các ngành nghề liên quan. Căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung cũng là nhân tố bất lợi tác động lên thị trường.

2.2.3. Chiến lược đầu tư chứng khoán

Những thách thức được dự báo ở trên hầu như cũng đã xuất hiện ở các năm trước và năm 2020 và dự đoán các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với các tình trạng trên trong năm 2021. Song, việc đầu tư chứng khoán vẫn luôn có sức hút chứng tỏ là kênh đầu tư hấp dẫn cũng giống như các lĩnh vực đầu tư khác, để giải quyết các thách thức trên các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ thị trường, tham gia mua cổ phiếu, giao dịch chứng khoán thận trọng.

Dành thời gian tìm hiểu về các mã cổ phiếu của các công ty mình muốn đầu tư. Luôn cập nhật tình hình cũng như các báo cáo về mức độ uy tín của các công ty giao dịch trên các sàn chứng khoán thông qua các công ty đánh gian tài chính trung gian. Trở thành nhà đầu tư linh hoạt, chủ động nắm bắt cơ hội cũng như lường trước rủi ro.

2.3. Bất động sản

2.3.1. Có nên đầu tư bất động sản?

Dễ dàng tham gia đầu tư chính là yếu tố then chốt tạo nên sức hút của ngành này, đối với hình thức đầu tư bất động sản:

  • Đây là loại hình không “kén” nhà đầu tư, bất cứ ai cũng có thể trở thành một nhà đầu tư bất động sản. Chẳng hạn như một người có tài sản nhà đất, họ mua đi bán lại để hưởng số tiền chênh lệch, đó cũng là một cách đầu tư bất động sản.
  • Lợi nhuận cao luôn khiến các nhà đầu tư bất động sản tìm kiếm từ vài trăm triệu đến vài chục tỷ đồng. Bất động sản được xem như kênh đầu tư hot nhất, lợi nhuận thu về cao nhất
  • So với các kênh đầu tư khác như: vàng, gửi tiết kiệm ngân hàng, chứng khoán… thì bất động sản có đa dạng loại hình đầu tư hơn, chẳng hạn như: căn hộ chung cư, nhà phố, đất nền, shophouse, biệt thự nghỉ dưỡng. Ngoài ra còn có những loại hình khác chưa thật sự phổ biến như: đầu tư nhà xưởng, hoa viên nghĩa trang, phòng trọ cho thuê. Với một kênh mà có nhiều loại hình đầu tư như thế này, chắc chắn nhà đầu tư sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình một loại hình phù hợp nhất với nhu cầu cũng như hoàn cảnh tài chính của bản thân.
  • Trong thị trường bất động sản, giá cả giao dịch đều được thương lượng, nhà đầu tư có cơ hội sở hữu một bất động sản với mức giá “hời” nếu như nắm được lợi thế giao dịch nằm trong tay: thời điểm đi xuống của bất động sản, người bán vì lý do nào đó cần bán gấp, bất động sản mang nhiều khuyết điểm…

Thực tế đã chỉ ra rằng giá bán bất động sản có xu hướng tăng theo thời gian, còn các loại hình khác như vàng, chứng khoán thì giá cả lên xuống thất thường và không ổn định. Với giá bán tăng theo thời gian như vậy, đầu tư bất động sản giúp nhà đầu tư linh hoạt trong từng thời điểm của thị trường.

2.3.2. Những thách thức khi đầu tư bất động sản

Đầu tư bất động sản là khái niệm dùng để chỉ những người có nguồn vốn, họ tham gia phát triển các loại hình bất động sản khác nhau (mua đi bán lại), sau một thời gian (dài hoặc ngắn), các bất động sản trở thành tài sản bị động giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao hơn.

Đầu tư vào bất động sản thương mại có thể cho tỷ suất sinh lời lớn nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro gây ảnh hưởng tới giá trị của bất động sản khiến các nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng.Thẩm định là thực sự cần thiết để các nhà đầu tư biết được giá trị hiện tại của bất động sản trước khi bước vào bàn đàm phán giao dịch.

Khoảng thời gian dài đầu tư xây dựng bất động sản mới trước khi hoàn thành có xu hướng dẫn tới dao động lớn về giá trị bất động sản trong quá trình xây dựng do tình hình bất động sản có thể thay đổi đáng kể so với dự kiến ban đầu.

vai-tro-cua-quan-tri-rui-ro-trong-viec-lua-chon-chien-luoc-20211224124730

Bất động sản phải cạnh tranh với các loại tài sản khác để thu hút vốn đầu tư chủ sở hữu và vốn vay. Sự thiếu nguồn cung của vốn tín dụng cho vay kèm lãi suất cho vay cao có thể làm giảm nhu cầu bất động sản và khiến giá trị bất động sản đi xuống đáng kể. Áp lực cạnh tranh của thị trường vốn đầu tư có thể khiến giá trị bất động sản tăng hoặc giảm, mà không cần quan tâm đến bất cứ sự thay đổi nào trong nhu cầu cơ bản về bất động sản của khách thuê.

Nhà đầu tư mua lại các bất động sản thương mại hoàn thiện khó có thể quyết định đầu tư một số tiền lớn nếu chưa thẩm tra kỹ bất động sản định đầu tư. Quá trình thẩm tra vừa mất thời gian, vừa tiêu tốn tiền của lớn. Do vậy, người mua khó có thể đưa ra quyết định nhanh để mua lại một bất động sản đã hoàn thiện nếu không được giảm giá mua đáng kể. Thị trường bất động sản có thể biến động về giá cả không theo ý muốn của nhà đầu tư, gồm cả bên bán và bên mua.

Nhu cầu thuê bất động sản thương mại phụ thuộc vào tình hình kinh tế của địa phương, của một vùng, một quốc gia cho đến tình hình kinh tế quốc tế. Các yếu tố như Tổng sản phẩm quốc nội GDP, tình trạng thị trường việc làm, mức thu nhập hộ gia đình, lãi suất cho vay, và lạm phát đều đặc biệt có liên quan, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Sự biến động về tình hình kinh tế sẽ tác động đến đầu tư bất động sản do cả thu nhập cho thuê hiện tại và giá trị của bất động sản đều bị ảnh hưởng.

2.3.3. Chiến lược đầu tư bất động sản

Trong khi chờ đợi một cuộc giao dịch mang lại nhiều lợi nhuận, thì cho thuê bất động sản của mình, đó là một chiến lược thông minh. Một số nhà đầu tư đã gặt hái được thành công sau nhiều năm cho thuê bất động sản. Luôn xem xét cẩn thận những đặc điểm độc đáo của mỗi khoản đầu tư sẽ làm cho chiến lược của bạn thành công hơn.

Nếu đầu tư trực tiếp vào bất động sản, các nhà đầu tư nên chọn thị trường mục tiêu cụ thể và nghiên cứu sâu về nó như là thị trường nhà đất. Sau đó cần đề ra mục tiêu, lên kế hoạch kinh doanh và thiết lập các bước để đạt được mục tiêu mong muốn. Cuối cùng, các nhà đầu tư nên kiên nhẫn thực hiện từng bước nhỏ để tiến đến mục tiêu đã đề ra.

Các nhà đầu tư nên dành một khoản tài chính riêng để đối phó với những tình huống không mong muốn xảy ra. Khi mở rộng danh mục đầu tư, điều quan trọng là phải có đủ tiền mặt để đối phó với những tổn thất hàng năm. Luôn chuẩn bị cho những điều tồi tệ và việc mua bảo hiểm là một trong những cách bảo vệ tài sản an toàn và đáng tin cậy nhất.

2.4. Đầu tư vào lĩnh vực F&B

2.4.1. Có nên đầu tư vào lĩnh vực F&B

Sự tăng trưởng vượt trội của ngành kinh doanh nhà hàng, quán cà phê (Food& Beverage – F&B) Việt Nam trong những năm gần đây chính là hấp lực khiến các doanh nghiệp (DN) không ngừng đầu tư vào lĩnh vực này.
Việt Nam được xếp vào một trong những nhóm nước có dân số trẻ, có xu hướng thích ăn ngoài, đã và đang trở thành thị trường lớn đầy tiềm năng cho ngành F&B. Điều này không chỉ thu hút các nhà đầu tư trong nước mà cả các ông lớn nước ngoài.

Năm 2019 được xem là năm tăng trưởng kỷ lục của thị trường F&B tại thị trường Việt Nam. Với sự bùng nổ về các chuỗi cửa hàng cà phê, trà sữa tiện lợi, cùng với đó là sự mở rộng và phát triển bùng nổ của các hệ thống thức ăn nhanh. Lĩnh vực đầu tư F&B hứa hẹn sẽ còn phát triển vượt bậc hơn nữa về mọi khía cạnh trong năm 2020. Nhưng 2020 lại làm cho các nước chậm lại trong đó có Việt Nam. Nhưng đó cũng là cơ hội để phát triển năm 2021.

Mức sống của người dân đang ngày càng được cải thiện, khi thu nhập quốc dân ngày càng ổn định. Mức chi cho các hoạt động ăn uống, cà phê, cho các dịch vụ trong ngành dịch vụ này cũng tăng cao. Mở ra cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư thông thái trong năm 2020. Sau đại dịch 2020 thì sang 2021 các nước đầu tư sẽ hướng vào Việt Nam hơn.

2.4.2. Thách thức trong ngành dịch vụ F&B

Không phải cứ thương hiệu F&B có tiếng trên thế giới về Việt Nam là có thể “sống sót” trong “cơn bão” F&B tại Việt nam. Vì đã có nhiều thương hiệu ra đi tại thị trường Việt Nam. Quan trọng của nhà đầu tư F&B thấu hiểu được chính khách hàng và môi trường kinh doanh tại Việt Nam, hơn thế nữa chính trên “sân nhà” chúng ta có lợi thế hiểu người tiêu dùng cũng như sự đa dạng đồ ăn đồ uống của Việt Nam.

Quan trọng nhất khi khởi nghiệp ở lĩnh vực F&B là phải chọn đúng sản phẩm muốn đưa đến tay người tiêu dùng, đừng bắt chước hay copy mô hình mà quốc tế đang rất thành công. Khi làm phải có bản sắc riêng. Để đưa các mô hình kinh doanh thành công về Việt Nam, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng đó cũng là một thách thức lớn.

Để có thể mở rộng chuỗi thành công và kiểm soát dịch vụ tốt, doanh nghiệp phải điều chỉnh được mô hình kinh doanh của mình. Nói cách khác, phải làm sao loại bỏ được tất cả các yếu tố thừa thãi, quy trình hóa một cách chuẩn mực; tổ chức đào tạo liên tục và áp dụng công nghệ để có thể tạo ra được sản phẩm một cách nhất quán.

Môi trường cạnh tranh cao cũng là một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư trong kinh doanh lĩnh vực này. Bên cạnh lợi nhuận cao mang lại trong quá trình kinh doanh, thì nó còn đòi hỏi người kinh doanh có kiến thức và tư duy linh hoạt trong quá trình cạnh tranh với các thương hiệu khác, nhà đầu tư khác trong cùng thị trường.

Hiện nay có rất nhiều người tham gia lĩnh vực F&B trong tâm thái thích là làm, không theo một quy trình bài bản hay bước đầu nghiên cứu, phân tích kỹ càng. Thực tế, người Việt rất nhanh, nói là bắt tay vào làm ngay nhưng khi làm, gặp lỗ hổng lại phải quay ngược lại.

2.4.3. Chiến lược đầu tư F&B

Nâng cao khả năng quy trình hóa để giữ vững chất lượng dịch vụ cũng là yếu tố tối quan trọng. Ngoài sản phẩm vật chất là đồ ăn/đồ uống, khách hàng còn cảm nhận dịch vụ qua sự kết nối với con người. Những chuỗi thành công là những chuỗi kiểm soát được yếu tố con người một cách tốt nhất, giúp dịch vụ luôn giữ được ở tiêu chuẩn nhất định. Đó là 2 yếu tố cơ bản nhất để một mô hình F&B có thể bắt đầu thử sức và mở rộng. Khi càng mở rộng, sẽ càng có nhiều vấn đề phát sinh, tuy nhiên nếu 2 vấn đề cốt lõi trên được kiểm soát thì việc mở rộng có thể thành công.

Yếu tố quan trọng tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và xác định được điểm khác biệt và nổi bật hơn hẳn so với đối thủ của mình. Đó có thể là hương vị món mới, giá cả, an toàn vệ sinh hay không gian nhà hàng…

Yếu tố cuối cùng cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc thành công hay thất bại của việc đầu tư đó chính là Marketing. Một số khía cạnh cấp thiết khi làm marketing tỏng ngành này cần phải lưu, và đầu tư nghiên cứu là:

  • Định vị thương hiệu liên quan đến việc xác định mục tiêu kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ sẽ cung cấp ra thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu nhằm tạo ra một chiến lược kinh doanh cụ thể và dễ dàng viral marketing trong tương lai.
  • Việc chú trọng xây dựng hình ảnh bao bì sản phẩm cũng là một trong những khâu quan trọng trong chiến lược Marketing sản phẩm. Bao bì bao gồm chữ, hình ảnh chủ đạo, logo thương hiệu,..Tất cả các yếu tố này phải được kết hợp hài hòa tạo nên đặc trưng cho sản phẩm và thương hiệu, gây ấn tượng cho người tiêu dùng và giúp họ dễ dàng ghi nhớ hình ảnh của sản phẩm.
  • Liên kết hợp tác với các đối tác cùng ngành thương hiệu giúp cho khách hàng tự tin hơn khi thử sản phẩm của bạn, giúp tăng nhận diện thương hiệu và doanh số cho nhà hàng.

Thông qua bài viết HoTroVay.Vn mong đã có thể giải đáp những thắc mắc cho bạn đọc về các bài toán tài chính hiện nay cũng như chiến lược và bí kíp đầu tư, thông qua đó cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích liên quan cũng như các ý tưởng mới. Chúc bạn thành công

Share this post