Mã cổ phiếu ngân hàng Acb bank là gì? Giá hôm nay? Nên mua không?

Mã cổ phiếu ngân hàng Acb bank là gì? Giá hôm nay? Nên mua không?

Có nhiều yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của cổ phiếu ACB, cho nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Theo nhận định từ các chuyên gia tài chính, mã cổ phiếu ACB của ngân hàng TMCP Á Châu đang có nhiều tiềm năng để bức phá thành mã cổ phiếu ngân hàng tốt nhất. Điều gì đón đợi ở tương lai sắp tới cho mã cổ phiếu ACB. Nhà đầu tư hãy cùng tìm hiểu cùng HoTroVay.Vn

1. Mã cổ phiếu ngân hàng ACB là gì

ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam được thành lập từ năm 1993.  Với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp và hơn 9.000 nhân viên làm việc, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng. 

acb

Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn, cho vay, chiết khấu, hùn vốn, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, mua bán vàng, cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khoán… Theo thống kê, ACB có 350 CN/PGD không gian giao dịch hiện đại, 11.000 máy ATM và 850 đại lý Western Union trên toàn quốc

Ngày 9/ 12/ 2020, hơn 2,16 tỷ cổ phiếu ACB của ngân hàng TMCP ACB của ngân hàng TMCP Á Châu sẽ được phép niêm yết trên sàn Hose. Trước đó ACB đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX từ năm 2006. Theo đó giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên trong việc chuyển sàn là 26.400 đồng/ cổ phiếu.

2. Giá cổ phiếu ngân hàng ACB hiện nay

Giá cổ phiếu ngân hàng ACB thời điểm hiện tại: 35 950 đồng/ cổ phiếu. Với biến động trong ngày ghi nhận ở khoản 34.800 – 35.950 đồng. Xa hơn, khoảng dao động trong vòng 52 tuần qua là mức giá 20.000 – 46.300 đồng.

iY64HRWt_mid

Như vậy ngay từ mức giá tham chiếu ban đầu thì đến thời điểm hiện tại giá cổ phiếu mã ACB đã tăng hơn 10.000 đồng/ cổ phiếu. Mặc dù, ACB đã gặp tình trạng rớt giá, không còn giữ sắc tím sàn Hose. Nhưng mã này hiện có biên độ dao động giá tốt, + 1,41%.

3. Định giá cổ phiếu ngân hàng ACB

3.2. Các chỉ số tài chính 

3.1. Lịch chia cổ tức 

ACB thông báo gần 540 triệu cổ phiếu phát hành để trả cổ tức năm 2020, tương đương với tỷ lệ 25%. Sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, vốn điều lệ tăng lên hơn 27.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng dự kiến năm sau sẽ tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%.

3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 

Theo báo cáo tài chính Quý I, ngân hàng lãi trước thuế 3.104 tỷ đồng, cao hơn 61% so với cùng kỳ 2020. Tổng tài sản tính đến thời điểm báo cáo ở mức gần 450 tỷ đồng, tăng 1,1% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 4% . Trong khi đó, tiền gửi khách hàng giảm 0,3% xuống 352.217 tỷ đồng. 

Nợ xấu của ngân hàng ở mức 2.954 tỷ đồng, tăng gần 61% so với cuối năm 2020. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng 94% lên 799 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn tăng 53% lên 1.858 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,6% lên 0,92%.

3.4. Tổng kết 

Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng thì mã ACB khó mà sánh với những ông lớn như Vietcombank. Nhưng nói chung mã ACB có mức giá nằm ở tầm cao của bảng xếp hạng cổ phiếu ngân hàng.

gia-co-phieu-acb-ngay-17-2-2022

Nếu theo dõi hình thì mọi người sẽ dễ thấy thời điểm hiện tại, mức giá cổ phiếu của ACB có thể so sánh với ngân hàng Vietinbank – cũng là một trong những ngân hàng có vốn góp nhà nước hoạt động rất tốt. Ngoài ra thì với các ngân hàng như Eximbank, An Bình Bank, Bảo Việt bank thì ACB thì phải có thời gian bức phá để theo kịp mã ACB.

Về thống kê tình hình kết quả kinh doanh nửa đầu năm cho thấy ngân hàng Á Châu cũng lọt trong top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao với gần 7 ngành tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ngân hàng ACB là ngân hàng lớn thứ 8 trên toàn hệ thống và là ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ 4 xét về mức độ tổng tài sản. Tiền gửi không kỳ hạn tiếp tục tăng 18% so với cùng kỳ. Như vậy có thể nói mã cổ phiếu ACB trong tương lai có khả năng bức phá tốt.

Tổng hợp các mã cổ phiếu tốt tại trang: InfoFinance.vn

4. Có nên mua cổ phiếu ngân hàng ACB không? 

4.1. Ưu điểm 

Đi sâu hơn vào hoạt động kinh doanh, điểm đáng chú ý là ACB vẫn duy trì tăng trưởng khá tốt ở mảng tín dụng, mặc dù ngân hàng này phải tiến hành tái cơ cấu các khoản cho vay cũng như hạ lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng mùa dịch Covid-19.

ACB vẫn giữ được tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp, chỉ 0,68%. Đây là điểm cộng lớn trong tình hình tài chính của ACB, đặc biệt khi ngân hàng này chỉ tái cơ cấu khoảng 3% tổng dư nợ cho vay, cho thấy chất lượng các khoản cho vay dù phần lớn không được tái cơ cấu vẫn được duy trì ở mức tốt.

Ngoài ra, tăng trưởng dư nợ cho vay của ACB cũng là điểm khá đáng chú ý. Nửa đầu năm, ngân hàng ghi nhận tăng trưởng cho vay 5,6%, tương đương khoảng một nửa hạn mức cho vay được Ngân hàng Nhà nước cấp hồi đầu năm. Nghĩa là tình hình giải ngân cho vay vẫn theo tiến độ bình thường bất chấp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

ACB dự kiến sẽ xin thêm 3 – 4 % hạn mức tăng trưởng tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời kỳ vọng mức tăng trưởng tín dụng năm nay có thể đạt 15%. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy lợi nhuận của ngân hàng này từ nửa cuối năm nay trở đi.

Với thu nhập từ lãi, ACB đã được nâng hạng mức tín dụng thêm 4 điểm phần trăm lên 13,5% cho năm nay. Triển vọng thu nhập từ lãi trong nửa cuối năm kỳ vọng sẽ ổn định so với đầu năm. ACB kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ bù đắp cho sự sụt giảm NIM (khoảng 50 điểm cơ bản so với mức nửa đầu năm, do việc giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh tái bùng phát Covid-19).

Cổ-phiếu-ngân-hàng-là-gì.Có-nên-đầu-tư-vào-cổ-phiếu-ngân-hàng-không

Việc kiểm soát dịch sớm cải thiện khả năng trả nợ đối với các khách hàng có thể giúp ACB hoàn lập dự phòng, hỗ trợ tăng trưởng kết quả kinh doanh hậu dịch Covid-19. Điều này được kỳ vọng là sẽ động lực để mã ACB trượt dài trên đường băng và cất cánh tốt.

4.2. Rủi ro

Khó khăn nhất là thời kỳ giãn cách xã hội, hoạt động xử lý tài sản bảo đảm gần như bị đình trệ. Sau thời gian này, tình hình kinh tế không mấy khả quan cũng khiến hiệu quả xử lý nợ xấu kém hơn rõ rệt.

Bên cạnh việc tái cơ cấu, ACB cũng áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng SME ở mức tối thiểu là 6,5% và khách hàng cá nhân là 7% trên tổng số 35.000 tỷ đồng nợ vay (tương đương 12% tổng dư nợ cho vay cuối quý II/2020). Điều này làm suy giảm biên lợi nhuận của ngân hàng.

Việc ACB tăng gấp 5,6 lần chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, từ 95,5 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái lên 532 tỷ đồng nửa đầu năm nay. Bước đi này là dễ hiểu trong bối cảnh hệ lụy từ dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nên sự thận trọng của ngân hàng là cần thiết.

Vừa rồi là bài viết mã cổ phiếu ngân hàng ACB mà nếu nhà đầu tư có hứng thú với mã này thì có thể tham khảo để có thêm thông tin. Chúng tôi không khuyến khích hay đưa ra bình luận rằng mọi người phải hay không mua cổ phiếu ACB mà là dựa trên các thông tin được tổng hợp để mọi người tham khảo. Việc đầu tư thì cần phải dựa vào mỗi người cần có quyết định riêng mình

Tìm kiếm liên quan

Share this post