Top 10 app quản lý chi tiêu cá nhân miễn phí trên điện thoại

Top 10 app quản lý chi tiêu cá nhân miễn phí trên điện thoại

App quản lý chi tiêu là ứng dụng đầu tiên mà mình phải cài đặt mỗi khi mua một chiếc điện thoại mới. Ứng dụng quản lý chi tiêu giúp chúng ta khá nhiều thứ trên con đường kiểm soát được tiền bạc. Việc quản lý những khoản chi tiêu cá nhân đến những khoản chi tiêu trong gia đình thật sự là một cực hình đối với những ai đang bù đầu với công việc, cuộc sống.

1. Tại sao nên sử dụng app quản lý chi tiêu cá nhân?

Mình thấy phần lớn người tìm đến ứng dụng quản lý chi tiêu khi họ nhận ra rằng làm lụm vất vả bao nhiêu năm trời mà vẫn không dư được đồng nào. Tuy nhiên, lúc đó thì bạn đã mất kha khá tiền vào những khoản chi tiêu vô bổ mà bản thân bạn không nhận ra. Mình biết là thời gian bạn dành cho công việc, kiếm tiền khiến bạn không còn nhiều thời gian để nhìn lại những khoản chi tiêu của mình.

Bạn có nhiều lý do để biện minh thì bạn cần phải sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu ngay lập tức bởi những lý do cơ bản sau:

  • Có những khoản chi tiêu nhỏ vài nghìn, vài chục nghìn mỗi ngày nhưng nếu cộng lại cả tháng thì đó là số tiền lớn thật sự. Giả sử, mỗi ngày bạn bỏ ra 50.000 đồng để uống 1 ly trà sữa, thì tiền trà sữa của bạn là 1,5 triệu đồng/tháng. Nếu lương của bạn là 15 triệu/tháng thì tiền trà sữa đã chiếm 10% thu nhập của bạn. Có đáng không nhỉ?
  • Bạn không biết bạn tiêu bao nhiêu tiền cho đến khi bạn thống kê lại. Đố bạn biết rằng tháng trước bạn sử dụng cụ thể là bao nhiêu tiền. Không nhớ đúng không? Thử thống kê lại 1 tháng xem, rất có thể bạn đã tiêu nhiều hơn số tiền bạn làm ra đó.
  • Có cơ hội để bạn nhìn lại cơ cấu chi phí hàng tháng của bạn thế nào. Nhờ vào bảng báo cáo mỗi tháng mà ứng dụng tạo ra dựa trên số liệu bạn nhập hàng ngày. Chúng ta có cái nhìn tổng quan tháng vừa rồi tiền ăn uống chiếm bao nhiêu, bạn bè chiếm bao nhiêu, hoá đơn chiếm bao nhiêu % trong tổng số tiền mà bạn đã chi. Bạn sẽ sốc khi chi phí cho bạn bè chiếm 50% số tiền xài của bạn cả tháng nhỉ?
  • Sự tiện lợi, miễn phí và có thể đăng ký sử dụng ngay. Ngày xưa ông bà ta còn tự ghi vào sổ ghi chép tay, còn bây giờ chỉ cần tải ứng dụng về là đã có thể theo dõi được rồi.

2. Top 2 app quản lý chi tiêu cá nhân miễn phí

Dưới đây là 10 ứng dụng/app quản lý chi tiêu mà bạn có thể tải về và sử dụng miễn phí trên điện thoại di động (Android & iOS) mà MoneyHub đánh giá cao dựa trên những phản hồi tích cực từ phía người dùng cũng như trải nghiệm của chính tác giả.

2.1. Money Lover

spendee-1024x576

Đây là ứng dụng mà bản thân mình sử dụng cũng được 4 năm qua, mình dùng bản Premium (do được tặng code) chứ thật ra thì những tính năng cơ bản đối với mình cũng đã đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng của mình rồi.

Money Lover là một trong những ứng dụng nổi bật trên cửa hàng ứng dụng CH Play và App Store. Đồng thời, ứng dụng chi tiêu này còn đạt Giải Nhất trong cuộc thi Nhân tài đất Việt. Lọt vào Top 5 ứng dụng tốt nhất trên Android, Google I/O 2017.

Những tính năng nổi bật của ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover:

  • Tự động nhắc nhở bạn phải nhập chi tiêu của ngày bằng cách thiết lập thời gian. Giúp bạn không quên việc thống kê lại chi tiêu của ngày hôm đó.
  • Cung cấp tính năng sổ ghi nợ giúp bạn thống kê lại các khoản tiền ai nợ bạn và bạn nợ ai.
  • Có tính năng chuyển đổi ngoại tệ, khi bạn chi tiêu ở nước ngoài khi đi du lịch.
  • Money Lover có tính năng quét hoá đơn chi tiêu, dành cho những ai lười nhập liệu từng khoản chi.
  • Liên kết với 25 ngân hàng tại Việt Nam để thống kê số dư tài khoản ngân hàng. Bản thân mình thì không dùng tính năng này vì mình sợ lộ thông tin tài khoản ngân hàng.
  • Sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc với tính năng đồng bộ dữ liệu giữa các nền tảng như Mobile, Desktop, Web Browsers.

Tải về:

Money Lover trên Android.

Money Lover trên iOS.

2.2. Sổ thu chi Misa

mint

Cũng giống như Money Lover, Sổ thu chi Misa là ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân do người Việt làm ra. Nếu ai làm trong lĩnh vực kế toán sẽ không lạ lẫm gì với cái tên Misa. MISA nổi tiếng với phần mềm kế toán chuyên dụng dành cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Sổ thu chi Misa là ứng dụng dùng để quản lý các khoản thu chi của cá nhân. Được thiết kế trực quan với giao diện tiếng Việt, cá nhân hoá rất mạnh dành cho những khoản chi tiêu đặc thù của người Việt Nam. Do đó, việc MISA chiếm vị trí top 1 trong danh sách các ứng dụng quản lý chi tiêu trên CH Play và App Store là điều dễ hiểu.

Sổ thu chi MISA nổi bật với những tính năng ưu việt sau:

  • Ghi chép số liệu hàng ngày, hàng tuần, tháng.
  • Tạo báo cáo số tiền chi tiêu tháng giúp bạn có cái nhìn khoa học hơn.
  • Giúp bạn lên kế hoạch tiết kiệm cho tương lại bằng các mục tiêu.
  • Có một tính năng rất hay là bạn được quyền thiết lập hạn mức chi tiêu đối với từng danh mục. Giúp bạn kiểm soát được các khoản chi quá tráng.

Tải về:

Sổ thu chi Misa trên Android.

Sổ thu chi Misa trên iOS.

2.3. Spendee

pocket-guard

Đứng thứ 3 trong danh sách các app quản lý chi tiêu cá nhân là ứng dụng Spendee. Đây là một đại diện đến từ Cộng Hoà Séc.

Không kém cạnh 2 đại diện đến từ Việt Nam, ứng dụng Spendee tập trung vào sự đơn giản, trải nghiệm người dùng và đặc biệt là nó hoàn toàn miễn phí. Điều đó đã lý giải tại sao Spendee có đến 3 triệu lượt tải về từ các cửa hàng ứng dụng trên điện thoại di động.

Những tính năng nổi bật thu hút người dùng của Spendee:

  • Giao diện thu chi đơn giản, đồ thị đẹp mắt và trải nghiệm người dùng xuất sắc.
  • Nhập liệu các khoản chi tiêu cá nhân, các khoản chi tiêu của gia đình.
  • Đặt mục tiêu cho các khoản chi tiêu, lên kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả.
  • Chia sẻ ví với gia đình để các thành viên trong gia đình có thể nhập thủ công để thống kê được các khoản chi tiêu của từng người. Hiệu quả với các gia đình có đông thành viên.

Tải về:

Spendee trên Android.

Spendee trên iOS.

2.4. Mint

money-mate

Mint là một ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân gọn nhẹ nhưng vẫn đáp ứng những nhu cầu cơ bản của một người đang tìm kiếm các ứng dụng chi tiêu để kiểm soát tài chính cá nhân. 

Những ưu điểm nổi bật của ứng dụng quản lý chi tiêu Mint:

  • Tập hợp tất cả các tài khoản của bạn ở một nơi, bao gồm tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoá đơn và các khoản đầu tư cá nhân của bạn.
  • Mint sẽ thường xuyên đưa ra đề xuất cho bạn để cải thiện thói quen chi tiêu của bạn với các mục tiêu tùy chỉnh giúp bạn tiếp tục phấn đấu. Tiết kiệm để mua nhà, giải quyết nợ nần và chuẩn bị cho tương lai.
  • Mint sẽ nhắc nhở bạn khi có các hoá đơn và ngày thanh toán thẻ tín dụng, khoản vay. Thông qua đó tiết kiệm được những khoản phí phạt không đáng trong quá trình sử dụng các dịch vụ tài chính của ngân hàng.
  • Dĩ nhiên là không thiếu tính năng tạo báo cáo ở mỗi cuối tháng.

Tải về:

Mint cho Android.

Mint cho iOS.

2.5. Pocket Guard

fast-budget-1024x576

Nếu bạn không đòi hỏi quá nhiều tính năng chuyên sâu và chỉ yêu cầu một ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân có độ bảo mật cao, trải nghiệm đơn giản thì Pocket Guard đích thị là app chi tiêu dành cho bạn. Bạn sẽ không tìm thấy quá nhiều danh mục chi tiêu khi nhập số liệu nhưng bạn sẽ thấy được sự an toàn tuyệt đối khi sử dụng ứng dụng này.

Bằng công nghệ bảo mật mã hoá SSL 256bit giúp cho toàn bộ thông tin cá nhân của bạn được an toàn từ những kẻ muốn tấn công dữ liệu của bạn.

Những tính năng nổi bật của Pocket Guard:

  • Trải nghiệm nhập liệu thu chi đơn giản.
  • Theo dõi dòng tiền cá nhân, đồng thời thông báo biến động số dư tài khoản ngân hàng của bạn khi thực hiện liên kết.
  • Nhắc nhở mỗi khi có một hoá đơn của bạn đến hạn.
  • Bảo mật tuyệt đối bằng công nghệ mã hoá SSL. Thật sự thì người dùng ở Việt Nam thì không cần lắm tính năng này đâu.

Tải về:

Pocket Guard trên Android.

Pocket Guard trên iOS.

2.6. Money Mate

home-budget-1024x514

Money Mate là một ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân được thiết kế theo ngôn ngữ hiện đại. Ứng dụng được phát triển dành cho giới trẻ là chủ yếu bằng những tính năng chuyên sâu và thời thượng. Một điểm giúp ứng dụng này thu hút được người dùng là tính năng ngoại tuyến (offline), giúp bạn có thể quản lý tài chính mà không cần có kết nối Internet.

Những tính năng nổi bật của Money Mate:

  • Bạn sẽ lên kế hoạch thu chi trong tháng và Money Mate sẽ chịu trách nhiệm nhắc nhở bạn để thực hiện được mục tiêu mà bạn đề ra.
  • Tạo được nhiều biểu đồ báo cáo như biểu đồ cột, biểu đồ tròn giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bức tranh tài chính của mình.
  • Lên lịch nhắc nhở bạn thống kê chi tiêu vào mỗi cuối ngày.

Tải về: (hiện ứng dụng đã bị gỡ bỏ)

2.7. Fast Budget

moneyoi

Fast Budget là một ứng dụng quản lý tài chính cá nhân khá mạnh mẽ và hoàn toàn miễn phí trên điện thoại di dộng trên CH Play hoặc App Store. Ngoài ra, ứng dụng này còn thiết kế nhiều phiên bản nữa cho trình duyệt web và thiết bị màn hình lớn như máy tính bảng. Giúp bạn có trải nghiệm đồng nhất trên nhiều nền tảng khác nhau.

Những tính năng nổi bật của Fast Budget:

  • Ứng dụng sử dụng hoàn toàn miễn phí.
  • Tạo được nhiều danh mục cha, danh mục con khi chi tiêu hoặc các khoản thu giúp bạn có quản lý tiền bạc chi tiết hơn.
  • Tạo được ngân sách để giúp bạn kiểm soát được các chi tiêu khi nó gần đạt đến ngưỡng chi tiêu cần thiết.

Tải về:

Fast Budget trên Android.

Fast Budget trên iOS.

2.8. Home Budget

money-manager-1024x576

Home Budget là app quản lý chi tiêu trên điện thoại di dộng mang đến giải pháp quản lý cùng với tính năng đồng bộ dữ liệu mạnh mẽ. Giúp bạn có thể theo dõi chi tiêu bất kỳ đâu, bất kỳ thiết bị nào.

Những tính năng nổi bật của Home Budget:

  • Tạo được ví cho một nhóm người, phù hợp với các ví dành cho hộ gia đình có nhiều thành viên. Giúp quản lý chi tiêu của cả gia đình.
  • Theo dõi biến động số dư tài khoản và các khoản đầu tư của bạn một cách liên lục, tức thì.
  • Nhắc nhở người dùng khi có một hoá đơn đến hạn, tránh trường hợp bạn quên thanh toán làm phát sinh phí.
  • Lên ngân sách cho từng danh mục.

Tải về:

Home Budget cho Android.

Home Budget cho iOS.

2.9. MoneyOi

tinh-toan-tai-chinh-ca-nhan-1024x576

MoneyOi (Money Ơi) là một ứng dụng đậm phong cách của người Việt bằng những phương pháp quản lý tài chính chuyên nghiệp là phương pháp 6 hũ. Những ai là tính đồ của tài chính cá nhân không thể nào không biết đến phương pháp 6 hũ này.

Cụ thể, khi sử dụng ứng dụng MoneyOi bạn sẽ có mặc định 6 hũ bao gồm: Thiết yếu, Giáo dục, Tiết kiệm, Đầu tư, Hưởng thụ, Thiện tâm. Bạn sẽ là người thiết lập ngân sách cho 6 chiếc hũ này và bạn sẽ theo dõi được tiến độ của từng hũ. Giúp bạn điều chỉnh chi tiêu sao cho phù hợp với phương pháp tài chính ban đầu.

Những ưu điểm nổi bật của ứng dụng MoneyOi:

  • Tập trung vào một phương pháp giúp bạn thịnh vượng về tài chính.
  • Giúp người dùng tạo được thói quen chi tiêu hiệu quả. Vì thói quen mới là cái quyết định tương lai tài chính của bạn.
  • Theo dõi ngân sách từng hũ, cải thiện tức thì những khoản chi không cần thiết.

Tải về:

MoneyOi trên Android.

MoneyOi trên iOS.

2.10. Money Manager

Money Manager là một ứng dụng quản lý chi tiêu cho những cá nhân, gia đình mà có nhiều khoản chi tiêu phức tạp. Đây đích thị là một ứng dụng dành cho một bà nội trợ chuyên nghiệp. Được ra mắt vào năm 2017, đến nay ứng dụng quản lý tiền Money Manager đã đạt được con số kỷ lục là 17 triệu lượt tải về trên toàn thế giới.

Vì có lượng người dùng khổng lồ nên ứng dụng này liên tục được cập nhật để cải thiện chất lượng, sửa lỗi liên tục.

Những tính năng nổi bật của Money Manager:

  • Nhập liệu mạnh mẽ với nhiều danh mục chi tiêu, đa dạng đáp ứng tối đa cho mọi gia đình.
  • Gắn hình ảnh vào các chi tiêu để giúp bạn dễ dàng nhớ lại các khoản chi tiêu.
  • Công cụ lọc mạnh mẽ giúp bạn dễ dàng tìm lại các chi tiêu trong quá khứ một cách dễ dàng.
  • Tạo biểu đồ cơ cấu chi phí mỗi tháng, tạo bức tranh tổng quan về tài chính của bạn.
  • Không những theo dõi chi tiêu mà còn theo dõi được các tài sản đầu tư của bạn.

Tải về:

Money Manager cho Android.

Money Manager cho iOS.

3. 3 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

3.1. Phương pháp 1 hũ

Phương pháp 6 chiếc lọ (hay còn gọi là phương pháp Jars) là phương pháp quản lý tài chính cá nhân nổi tiếng khắp thế giới bởi tính đơn giản và dễ thực hiện, phù hợp với nhiều loại đối tượng. Phương pháp này cụ thể là bạn sẽ có 6 chiếc lọ tương ứng với tỷ lệ sau: 

  1. Nhu cầu thiết yếu – NEC: 55%
  2. Tiết kiệm dài hạn – LTSS: 10%
  3. Giáo dục đào tạo – EDUC: 10%
  4. Hưởng thụ – PLAY: 10%
  5. Cho đi – GIVE: 5%
  6. Quỹ tự do tài chính – FFA: 10%

Theo đó, mỗi khi lương về thì bạn nên chia chúng ra thành 6 hũ và cố gắng chi tiêu sao cho đúng với tỷ lệ đó. Vô hình trung trong một thời gian dài, bạn sẽ bất ngờ về sự gia tăng tài sản của chính bạn. Đây là phương pháp của T.Harv Eker – một bậc thầy về tài chính, được nhiều người theo học. 

3.2. Phương pháp 50 – 20 – 30

Cũng tương tự như phương pháp 6 chiếc lọ, phương pháp 50 – 20 – 30 sẽ giúp bạn đơn giản hoá việc phân chia để giúp bạn đỡ rối rắm trong thời gian đầu tiếp cận đến các phương pháp quản lý tiền bạc. Với phương pháp này, bạn hãy chia số tiền kiếm được mỗi tháng thành 3 phần nhu sau:

  1. Nhu cầu thiết yếu: 50%
  2. Sở thích cá nhân: 30%
  3. Tiết kiệm và đầu tư: 20%

Đây là cách đơn giản nhất để bạn nhanh chóng đạt được những mục tiêu về tài chính. Phương pháp này sẽ phụ hợp với những ai có thu nhập ổn định và còn độc thân không có quá nhiều khoản chi tiêu khác nhau. Trong đó, sử dụng app chi tiêu là một giải pháp hữu hiệu.

3.3. Phương pháp Kakeibo

Kakeibo là một phương pháp quản lý tiền bạc của người Nhật. Người Nhật từ lâu đã được biết đến với phong cách sống tối giản chi phí, từ đó gia tăng tiền tiết kiệm mỗi tháng. Với phương pháp này, đòi hỏi bạn phải hiểu bản thân mình hơn bằng cách trả lời 4 câu hỏi sau:

  1. Bạn có bao nhiêu tiền?
  2. Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
  3. Bạn đã tiêu bao nhiêu?
  4. Bạn có thể cải thiện bằng cách nào?

Chỉ cần trả lời 4 câu hỏi bên trên, bạn sẽ biết cách làm sao để gia tăng được tiền bạc của bản thân. Cái quan trọng của phương pháp này là bạn phải hành động.

4. Nguyên tắc khi quản lý tài chính cá nhân bằng ứng dụng

Thứ nhất, cam kết phải thực hiện nhập liệu hằng ngày. Việc bạn nhập liệu mỗi ngày sẽ giúp bạn không quên đi những chi phí của những ngày trước, từ đó giúp ứng dụng có nhiều thông tin để thống kê các khoản chi tiêu của bạn.

Thứ hai, theo đuổi ngân sách đã thiết lập đầu tháng. Trong quá trình chi tiêu và nhập số tiền mỗi ngày. Sẽ có những khoản ngân sách vượt ngưỡng ban đầu, hãy cố gắng cải thiện danh mục chi tiêu đó. Đừng để việc vượt ngưỡng chi tiêu là một việc gì đó quá đỗi bình thường. Về lâu về dài khó mà tạo được thói quen chi tiêu.

Thứ ba, phân loại các khoản chi tiêu chi tiết nhất có thể. Nếu được, hãy tạo danh mục cha, danh mục con để cá nhân hoá các khoản chi tiêu của bạn. Để khi nhìn lại bạn dễ dàng biết được bạn đã chi tiêu vào cái gì.

Thứ tư, bắt buộc phải xem báo cáo cơ cấu thu chi mà app ghi chép chi tiêu tạo ra. Việc bạn tạo báo cáo và xem lại giúp bạn cải thiện những điểm chưa được cần khắc phục. Sau đó, hãy lên kế hoạch chi tiêu cho tháng tiếp theo và cam kết không phạm sai lầm tài chính của tháng trước.

Share this post