Quỹ tín dụng nhân dân là gì? Hướng dẫn cách vay tiền qtdnd

Quỹ tín dụng nhân dân là gì? Hướng dẫn cách vay tiền qtdnd

Quỹ tín dụng nhân dân là một khái niệm khá quen thuộc với những người sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đây là 1 kênh huy động vốn của nhà nước hoạt động theo mô hình hợp tác xã với phạm vi hoạt động chủ yếu tại các vùng nông thôn với chức năng gần tương tự như 1 công ty tài chính.

Vậy thì quỹ tín dụng nhân dân có gì khác so với các ngân hàng thương mại? Cùng HoTroVay.Vn tìm hiểu chi tiết về quỹ tín dụng nhân dân (qtdnd) trong bài viết dưới đây nhé!

1. Quỹ tín dụng nhân dân là gì?

Quỹ tín dụng nhân dân theo khoản 6 điều 4 Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội có nêu rõ:

Vậy nên đối với nhiều người, quỹ này được xem là kênh huy động vốn vô cùng hiệu quả, đặc biệt là đối với các vùng kém phát triển như nông thôn bởi ở những nơi này, người dân chưa có thói quen thực hiện giao dịch với ngân hàng.

quy-tin-dung-nhan-dan-la-gi

2. Phân biệt sự khác nhau giữa quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng

su-khac-nhau-giua-quy-tin-dung-nhan-dan-va-ngan-hang

2.1. Quỹ tín dụng nhân dân

Như đã giới thiệu ở trên, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập để phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống người dân, nguyên tắc thu chi của quỹ là bù đắp chi phí và tích lũy để phát triển cho tương lai.

So với ngân hàng thì quỹ tín dụng nhân dân có phạm vi tương đối hẹp, chủ yếu cho người trong phường, xã vay.

2.2. Ngân hàng

Còn đối với ngân hàng, mục đích hoạt động chính vẫn là vì lợi nhuận. Ngân hàng hoạt động dựa trên nguyên tắc thu chi hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và có lãi.

Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể tham gia giao dịch tại ngân hàng vì thế mà phạm vi của nó khá rộng so với quỹ tín dụng nhân dân.

3. Quy định của nhà nước về việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân

Sau khi đã hoàn thành đầy đủ các loại hồ sơ pháp lý và thủ tục thành lập, quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng đủ các điều kiện sau để có thể khai trương hoạt động:

  • 45 ngày trước khi khai trương đi vào hoạt động chính thức, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi số tiền vốn pháp định là 150.000.000 VNĐ vào tài khoản không hưởng lãi. Và tất nhiên, tài khoản này là thuộc ngân hàng nhà nước tỉnh quản lý.
  • Thứ hai, quỹ phải gửi tiếp 1,46 tỷ đồng là tiền vốn điều lệ vào tài khoản ngân hàng không hưởng lãi ở các chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, số tiền này phải gửi vào trước ngày khai trương ít nhất 30 ngày.
  • Thứ ba, các kho tiền của quỹ phải độc lập theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. Mục tiêu của quỹ tín dụng nhân dân

Mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của quỹ tín dụng nhân dân không phải nhằm vào lợi tức vốn góp cao nhất từ các hoạt động của quỹ, nó đáp ứng nhu cầu thực hiện các dịch vụ tài chính ngân hàng một cách thường xuyên và ổn định với một mức chi phí vừa phải, từ đó giúp hiệu quả sản xuất của các thành viên được nâng cao đáng kể.

Không những thế, quỹ tín dụng nhân dân còn được thành lập với một mục đích khác nữa, đó là góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội tạo công việc ổn định, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ngay trên chính địa phương quỹ hoạt động.

4.1. Cung cấp dịch vụ tài chính – Vay vốn an toàn, uy tín và ổn định

Vai trò quan trọng nhất của quỹ tín dụng nhân dân là tạo ra các dịch vụ tài chính có sẵn, từ đó giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp tạo ra thặng dư.

Quỹ cung cấp nguồn vốn ổn định với mức lãi suất vô cùng ưu đãi giúp người dân có thêm điều kiện, cơ hội và động lực để làm ăn, xóa đói giảm nghèo.

4.2. Thúc đẩy phát triển kinh tế

Ngày nay, nhiều tỉnh, thành phố vẫn đang tiếp tục mô hình quỹ tín dụng nhân dân nhằm giúp các hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh tại địa phương.

Thực tế, chính điều này đã giúp các thành viên có cơ hội xóa đói, giảm nghèo vô cùng hiệu quả.

Bên cạnh đó, hoạt động với tư cách như là một doanh nghiệp, quỹ đã đóng góp một phần thuế đáng kể.

4.3. Hạn chế sự phát triển của tín dụng đen

Hoạt động chủ yếu của quỹ tín dụng nhân dân là huy động vốn cũng như cho các thành viên vay tiền ngay trên địa bàn, đặc biệt là các khu vực xa xôi và phát triển kém hơn như nông thôn.

Quỹ tín dụng nhân dân đã góp phần không nhỏ vào nền kinh tế địa phương, cho phép các hộ gia đình vay vốn một cách dễ dàng từ đó đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi, vay tiền nóng.

4.4. Cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ trong địa phương

Ngoài mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và hạn chế sự phát triển của tín dụng đen, quỹ tín dụng nhân dân còn có một vai trò khác, đó là nguồn cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.

Bên cạnh việc cho vay tiền, quỹ còn giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ những khoản tiền tiết kiệm tạo cảm giác an toàn, không lo mất trộm cho các chủ doanh nghiệp và không phải chi vào các khoản không cần thiết.

Mặc dù khoản vay vốn này nhỏ nhưng nó vẫn có tác dụng điều hòa dòng tiền, việc quay vòng an toàn khoản tiền này (cho vay thành viên) là một đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển cộng động tại nơi đây.

5. Các sản phẩm dịch vụ của quỹ tín dụng nhân dân

cac-san-pham-cua-quy-tin-dung-nhan-dan

5.1. Dành cho cá nhân

Các khách hàng thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có quyền vay với những mục đích sau: mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà, mua ô tô, tiêu dùng sinh hoạt, hỗ trợ vốn kinh doanh, hỗ trợ du học, hỗ trợ xuất khẩu lao động, phát triển nông nghiệp, cầm đồ giấy tờ có giá,….

Không những thế, quỹ tín dụng nhân dân còn cung cấp dịch vụ gửi tiền tiết kiệm với các kỳ hạn huy động khác nhau cho khách hàng như: Tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, lĩnh lãi cuối kỳ, tiết kiệm có kỳ hạn, lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm có kỳ hạn, lĩnh lãi trả trước, tiết kiệm có kỳ hạn, lãi suất thả nổi,…

5.2. Dành cho doanh nghiệp

Đối với các thành viên là doanh nghiệp, quỹ tín dụng cũng cung cấp 2 loại sản phẩm chính là vay vốn và tài khoản tiền gửi. Cụ thể:

  • Về vay vốn, quỹ tín dụng nhân dân có: vay vốn lưu động dưới hình thức thấu chi tài khoản, vay vốn bổ sung kinh doanh, vay vốn tài trợ mua tài sản cố định phục vụ sản xuất, cho vay tài trợ mua xe thế chấp bằng chính xe mua, cho vay tài trợ xuất khẩu, cho vay tài trợ nhập khẩu, vay tín chấp lãi suất thấp
  • Về tài khoản tiền gửi bao gồm: tài khoản thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn.

6. Những lý do nên vay tiền ở quỹ tín dụng nhân dân

Có rất nhiều người băn khoăn không biết có nên vay tiền ở quỹ tín dụng nhân dân không? Câu trả lời của chúng tôi là có bởi có nhiều lý do khác nhau.

  • Đầu tiên là lãi suất của quỹ tín dụng nhân dân rất thấp. Được biết, lãi suất vay ở nhiều địa phương thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng thương mại.
  • Thứ hai, quy trình và thủ tục vay vốn của quỹ được xử lý nhanh gọn, giúp khách hàng tiết kiệm được khá nhiều thời gian.
  • Ngoài ra, sự chuyên nghiệp, chu đáo tinh thần làm việc có trách nhiệm của đội ngũ nhân viên cũng là một điểm cộng lớn thu hút các khách hàng đến với quỹ tín dụng nhân dân.

7. Những rủi ro khi vay tiền ở quỹ tín dụng nhân dân

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng quỹ tín dụng nhân dân cũng không tránh khỏi một số khuyết điểm, đặc biệt là các rủi ro khi vay tiền.

Cụ thể là sự thất thoát tài sản do một số cá nhân trong quỹ, lý do có thể là từ phía khách hàng hoặc từ những người nhân viên, lãnh đạo của quỹ.

Việc này đã gây ra sự không ổn định của thị trường tài chính, tiền tệ trong nước, nó cũng gây ra sự mất an toàn, an ninh chính trị trên nhiều địa phương trong cả nước.

8. Lãi suất vay tiền và điều kiện vay tiền tại quỹ tín dụng nhân dân

Dưới đây là điều kiện vay tiền và lãi suất vay tiền tại quỹ tín dụng nhân dân mà bạn cần nắm rõ

8.1. Điều kiện vay

Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động cho vay dựa trên luật các tổ chức tín dụng được ngân hàng nhà nước quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng tại điều 7 với các điều kiện cần thiết như:

  • Người đi vay phải từ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi chịu trách nhiệm dân sự.
  • Phải có mục đích sử dụng vôn vay hợp pháp theo pháp luật Việt Nam
  • Có phương án sử dụng vốn hợp lý và khả thi.
  • Chứng minh được năng lực tài chính để có thể trả nợ.
  • Không có nợ xấu và có điểm tín dụng cá nhân tốt.
  • Có quốc tịch Việt Nam.

8.2. Lãi suất cho vay

Theo Quyết định 1730/QĐ-NHNN 2020 mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa thì khách hàng và tổ chức tín dụng có thể tự thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam với điều kiện không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa là 5.5%/ Năm với các phương án sử dụng vốn được chấp thuận bao gồm:

  • Sử dụng vốn vay để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
  • Sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu theo luật thương mại và các văn bản hướng dẫn luật thương mại.
  • Sử dụng vốn vay để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Sử dụng vốn vay để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của chính phủ.
  • Phục vụ doanh nghiệp kinh doanh ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn luật công nghệ cao.

Trong nội dung thỏa thuận khoản vay giữa người đi vay và tổ chức tài chính cho vay sẽ bao gồm mức lãi suất cho vay và phương án tính lãi suất đối với khoản vay.

Share this post