Staking là gì? Có nên đầu tư coin chỉ để hưởng Rewards không?
Việc gần đây các sàn giao dịch, ví lưu trữ có thêm tính năng Staking làm nhiều bạn thắc mắc Staking là gì? Hôm nay mình sẽ giải thích thuật ngữ Staking là gì theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Do đó, mình sẽ dùng một số từ ngữ sao cho giống thực tế ngoài đời thực nhất cho bạn dễ hình dung.
1. Staking là gì?
Staking được hiểu là một hành động mà bạn sẽ tạm khoá một số lượng nhất định đồng tiền mã hoá đang sở hữu lại để đưa vào hệ thống mạng blockchain. Hành động này sẽ giúp cho việc khai thác ra thêm nhiều đồng tiền mã hoá mới, từ đó bạn sẽ nhận được phần thưởng khi chia ra.
Có nhiều cách để đưa tiền mã hoá đang có vào hệ thống mạng blockchain, nhưng cách mà phổ biến nhất là bạn sẽ đưa lên Ví lưu trữ hoặc Sàn giao dịch. Các chủ sàn hoặc chủ ví sẽ đóng vai trò gom nhiều người nhỏ lẻ như bạn lại để tạo thành một mắc xích (node hoặc masternode) quan trọng trong việc khai thác tiền ảo.
2. Staking có giống Mining đào coin không?
Về bản chất thì có thể hiểu là bạn đang đào coin nhưng theo cách xanh hơn, bảo vệ môi trường hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Chắc bạn đã quen với việc đào coin là phải sắm một dàn máy tính với cấu hình đủ khoẻ, mạng internet đủ mạnh mới có thể khai thác được coin.
Theo cơ chế đào coin cũ, tức là bạn phải có máy tính mạnh để tham gia giải các thuật toán nhằm tạo ra một khối mới trong chuỗi blockchain và nhận được coin. Cơ chế khai thác này gọi là Proof of Work (PoW).
Còn cơ chế mới là Proof of Stake (PoS) tức là cơ chế đồng thuận. Với cơ chế này chỉ cần tập hợp lại được số lượng coin đủ lớn để tạo nên các node, càng hiều node thì cơ hội tạo ra nhiều khối mới trong chuỗi blockchain càng cao. Từ đó nhận được coin.
Rõ ràng, về cơ bản 2 cách vẫn tạo ra coin mới nhưng giải quyết được bài toán thân thiện với môi trường hơn.
3. Còn 3 nhánh nữa là Staking để nhận thưởng
Thay vì tạm khoá số lượng coin đang có và đưa vào mạng lưới blockchain để giải thuật toán thì nhánh này họ chỉ tạm thời khoá lại chuyển tập trung về sàn giao dịch chủ. Không đưa lượng coin này tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến mạng lưới blockchain để tạo ra khối mới hoặc coin mới.
Vậy tiền đâu ra để trả thưởng?
Thay vì lâu nay lượng coin này đang được lưu trữ ở những ví khác nhau và nằm yên bất động ở đó. Với cách staking này, sàn giao dịch sẽ thu hút được lượng coin đổ về sàn, giúp tăng khối lượng giao dịch trên sàn lên. Từ đó tạo ra lợi nhuận cho sàn và tạo ra tiền để trả thưởng. Tức là chỉ lock coin lại trong nội bộ sàn, miễn là đừng chuyển ra khỏi sàn là được.
4. Người tham gia Staking được hưởng lợi gì?
Người tham gia staking được gọi là staker, họ sẽ nhận được các quyền lợi sâu đây:
- Có thêm nguồn thu nhập thụ động
Thay vì lâu này bạn giữ coin này và chờ thời thì lock lại chuyển cho sàn tạo thành các node. Làm coin vận động và tạo ra được lượng coin mới. Gia tăng được nguồn thu nhập thụ động mà không cần phải bỏ chi phí hoặc làm gì cả.
- Không bỏ ra chi phí những vẫn có lượng coin mới
Thay vì trước đây, bạn muốn trở thành một node (mắc xích quan trọng trong đào coin) thì bạn phải bỏ tiền ra sắm dàn máy tính, mua VPS và nhiều thứ khác nữa mới có thể khai thác được coin mới. Giờ đây bạn uỷ thác việc đó lại cho sàn, sàn sẽ chịu trách nhiệm sắm máy tính và những thứ cần thiết phục vụ cho công việc khai thác coin. Bởi vì khai thác coin ra sàn cũng được chia lợi nhuận mà.
- Biết trước được lợi nhuận
Với mỗi dự án staking thông thường sẽ có mức lãi suất và thời gian chương trình staking kết thúc. Tức là khi un-stake coin ra bạn sẽ nhận được số tiền cụ thể nào đó theo tỷ lệ mà mọi người góp vào.
5. Người làm dự án Staking có lợi gì?
Thông thường người chủ dự án staking sẽ là người founder tạo ra dự án đó. Nếu như founder không đủ năng lực thì họ sẽ kết hợp với các sàn giao dịch như Binance, Houbi để cùng nhau làm việc này. Và dưới đây là những quyền lợi của họ:
- Tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài
Việc huy động được lượng lớn coin từ bên ngoài sẽ giúp họ tạo được càng nhiều node trong mạng lưới để khai thác số lượng coin trong tổng cung.
- Tạo động lực cho người tham gia
Việc nhận được phần thường từ Staking sẽ khiến những người tham gia dự án luôn có trạng thái hứng khởi, không thụ động. Từ đó tạo được cộng đồng hoạt động tích cực, gia tăng giá trị của hệ sinh thái đồng crypto đó.
- Tăng giá đồng coin
Việc cộng đồng hoạt động liên tục sẽ khiến cho khối lượng giao dịch tăng theo. Từ đó sẽ kéo theo giá của đồng coin đi lên. Tạo lại lợi nhuận lớn cho những người sáng lập.
- An toàn trước các cuộc tấn công mạng
Việc hacker muốn tấn công được mạng lưới phải nắm giữ được 51% sức mạnh của mạng lưới. Việc tập hợp các node lại sẽ khiến cho nội bộ được chặt chẽ hơn, việc đánh bại các node này khi được tập hợp lại là điều bất khả thi.
6. Vậy đầu tư Staking có rủi ro gì không?
Câu trả lời là CÓ. Không có bữa trưa nào là miễn phí cả, khi tham gia vào hệ thống Staking PoS sẽ khiến những người nắm giữ coin đối mặc với những rủi ro sau đây:
- Bạn không thể mua bán hoặc trading gì với đồng coin đó. Trong trường hợp bạn đang lock để tham gia Staking nhưng muốn ngừng giữa chừng vẫn có thể thực hiện được. Nhưng bạn sẽ mất đi những phần thưởng và chờ nhận lại phần coin của mình cho đủ số lượng sẽ khá lâu.
- Sự mất giá của đồng coin. Như các bạn biết thì khi Staking sẽ tạo ra thêm các đồng coin mới, theo quy luật cung cầu thì cung nhiều thì giá trị của mỗi đồng sẽ giảm theo. Do đó, khi tham gia staking hãy lưu ý đến vấn đề này.
7. Các thông số cần chú ý khi trước khi đầu tư Staking coin
7.1. Tỉ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là một trong những điều mà người tham gia Staking nên quan tâm đầu tiên. Như mình có đề cập ở phần rủi ro của việc đầu tư Staking.
Mình lấy ví dụ nhé:
Ban đầu anh em có 1.000 coin MoneyHub, tham gia Staking trong vòng 1 năm, giá tại thời điểm staking là 10USD/MoneyHub và lợi nhuận là 30%/năm. Sau 1 năm thì rõ ràng anh em sẽ có 1.300 coin MoneyHub. Nhưng do khi staking đã tạo ra một số coin trên thị trường, làm giá giảm còn 7 USD/MoneyHub.
Nếu tính ra, ban đầu anh em có tổng tài sản là 10.000 USD, sau khi Staking thì tài sản còn 9.100 USD. Đó là vấn đề của lạm phát.
7.2. Thời gian lock
Khi tham gia Staking thì các bạn bắt buộc phải chọn thời gian lock trước luôn ngay từ đầu. Như 1 tháng, 3 tháng, 1 năm. Nếu không có gì thay đổi trong khoản thời gian staking thì mặc định sau khoản thời gian này các bạn sẽ nhận được lượng coin ban đầu của mình.
7.3. Thời gian unlock
Đương nhiên là anh em có thể ngưng staking bất kỳ lúc nào anh em muốn. Nhưng khi unstake nữa chừng thì đồng nghĩa phần thưởng sẽ không được như kỳ vọng ban đầu. Thời gian nhận về coin gốc sẽ lâu hơn so với việc rút coin về ví như bình thường.
Do đó, hãy cân nhắc chọn thời gian lock ngay từ đầu dựa vào các cách sử dụng vốn của bản thân để khi staking, các bạn có lợi nhất có thể.
7.4. Lãi suất Staking
Lãi suất staking thường là thứ được nhiều người quan tâm nhất. Do đó là phần lợi nhuận mà các bạn nhận được sau thời gian staking. Lãi suất càng cao thì lượng coin nhận được sẽ cao.
Tuy nhiên, mình vẫn khuyên các bạn nên quan tâm nhiều hơn các chỉ số khác nữa chứ đừng chăm chăm nhìn vào con số % lợi tức mà ham nhé.
7.5. Số lượng tối thiểu coin
Thông thường thì với một dự án Staking sẽ bắt buộc phải sở hữu một lượng coin tối thiểu. Ví dụ như Cardano (ADA) đang thực hiện staking trong 1 năm và yêu cầu tối thiểu là 1.000 USD, tương đương 327 đồng ADA theo giá hiện tại là 3,02 USD/ADA.
Ngược lại ETH thì chỉ cần 0,266ETH là đã có thể tham gia Staking được rồi.
7.6. Độ tuổi coin
Các bạn lưu ý là có một số dự án staking không phải cứ đưa coin vào là bắt đầu chạy ngay mà chờ thời gian hoạt động chính thức nữa. Thông thường, các coin có số lượng người tham gia ít sẽ hay bị như thế này. Nó giống như delay khi đi máy bay vậy.
7.7. Weight
Nếu dịch ra tiếng Việt thì nó nghĩa là Cân nặng. Tuy nhiên, để hiểu trong đúng ngữ cảnh thì các bạn có thể hiểu weight tức là nội lực của dự án staking. Dự án nào có nội lực thực sự đủ lớn thì sẽ giúp cho người tham gia kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
8. Phần thưởng Staking được tính như thế nào?
Rất khó để có thể tính được lợi nhuận thực tế mà bạn nhận được trong tương lai khi mà nó chịu nhiều tác động của yếu tố bên ngoài. Các yếu tố đó có thể là:
- Có bao nhiêu coin tích luỹ được trên mạng lưới blockchain.
- Tỷ lệ lạm phát tại thời điểm kết thúc Staking.
- Thời gian hoàn thành.
- Và nhiều yếu tố khác nữa.
9. Làm thế nào để tối ưu hoá lợi nhuận khi đầu tư staking
9.1. Xác định phương pháp phù hợp
Đầu tư Staking cũng giống như việc bạn đi trading vậy, bạn phải xem xét đến khả năng của bản thân mình trước. Người xưa có câu, biết mình biết ta trăm trận trăm thắng. Nếu như bạn không đủ kiên nhẫn là hãy trading theo cảm xúc thì không nên tham gia staking trong quá lâu. Có thể tham gia trong ngắn hạn.
Nếu như bạn có một lượng coin nhỏ và có để hold dài hạn thì việc đầu tư vào Staking thông qua các sàn, các nền tảng bên thứ 3 hoặc các ví cũng không phải là một giải pháp tồi.
Còn nếu như bạn thấy rằng bạn đủ năng lực, đủ số lượng lớn coin để tham gia trực tiếp với vai trò là một node hoặc masternodes luôn thì có thể trực tiếp làm để nhận được phần thưởng nhiều hơn. Đương nhiên là bạn cần phải chuẩn bị lắp đặt phần cứng máy tính đủ mạnh.
9.2. Các bước thực hiện
Ở đây, mình sẽ chỉ các bạn cách tham gia staking thông qua sàn, ví hoặc bên thứ 3. Vì cách trực tiếp làm node đòi hỏi về phần cứng.
Bước 1: Các bạn chọn được cho mình một nền tảng uy tín để staking. Lên đó tạo cho mình một tài khoản cá nhân và tiến hành xác thực danh tính cá nhân.
Bước 2: Lựa cho mình một đồng coin mà bạn cảm thấy có “cảm tình” với nó. Nói cảm tình vậy thôi chứ bạn phải đánh giá và phân tích đó đàng hoàng. Giống như cách mà bạn phân tích dự án ICO vậy đó.
Nếu như bạn nào đang có lượng coin sẵn thì có thể bỏ qua bước thứ 2 nhé.
Bước 3: Chuyển tiền vào ví hoặc sàn để bắt đầu khởi chạy trương trình staking để nhận lãi.
Bước 4: Chờ đợi theo dõi và nhận thưởng
10. Các xu hướng Staking mới trong tương lai
10.1. Staking để cạnh tranh Node, Masternode
Hiện nay có nhiều nền tảng blockchain mới ra mắt họ trực tiếp triển khai như là một node hoặc masternodes để cạnh tranh với các node khác trong cùng mạng lưới. Thay vì phải đi sử dụng nền tảng bên thứ 3 thì họ tự phát triển riêng cho bản thân.
10.2. Staking ngay trên các ví
Điển hình như ví Trust Wallet, bạn có thể Staking cho các đồng coin đang có trên ví. Bản thân ví đã có người dùng sẵn, đồng thời có luôn một lượng lớn coin trong ví. Do đó, việc kết hợp với một bên thứ 3 để làm việc này sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
Ngoài Trust Wallet ra chúng ta còn có nhiều đại diện khác như Ví Cobo, Haskey Wallet…
10.3. Các dịch vụ Staking bên thứ 3
Các bên thứ 3 này họ sẽ có gắng xây dựng một Staking Pool, hiểu nôm na là một bể chứa staking lớn. Họ sẽ tập hợp được một lượng coin lớn và tự ứng cử thành một node và masternode trong mạng lưới blockchain để khai thác crypto.
Có nhiều Staking Pool điển hình như stakingrewards.com, stakewith.us, stake.capital
10.4. Staking trên các sàn giao dịch
Các ông lớn trong lĩnh vực này phải kể đến như sàn giao dịch Binance, Houbi, Coinbase. Trong đó, sàn giao dịch Binance vẫn được coi là nơi tiềm năng để phát triển nhất vì Binance vốn dĩ là sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới. Binance đang cho Staking chính đồng coin của mình là BNB thông qua chương trình của Binance Smart Chain.
10.5. Dự án mở khóa thanh khoản
Như các bạn có thể thấy nhược điểm của Staking là bị chôn chân các đồng coin đang staking và bạn không thể mua bán hoặc trao đổi được. Để giải quyết vấn đề này, một dự án mở khoá thanh khoản được ra mắt dựa trên một đồng coin có giá trị tương đương để bạn giao dịch.
Để dễ hình dung, mình lấy ví dụ: LIDO là một nền tảng cho phép người nắm giữ coin có thể chuyển vào LIDO và tham gia dự án Staking Ethereum 2.0. Khi người dùng khoá ETH nạp vào thì LIDO sẽ cung cấp một đồng coin mới cho người dùng có tên là stETH. Tỷ lệ quy đổi stETH sang ETH là 1:1, người dùng có thể sử dụng stETH để tham gia mua bán trao đổi. Sau khi hết thời hạn Staking thì có thể mang đồng stETH quay lại để đổi lấy ETH.
Tuy nhiên, không phải sàn giao dịch nào cũng chấp nhận thanh toán bằng stETH.
11. Câu hỏi thường gặp
Hiện nay có 1 trang web về staking rất lớn là stakingrewards.com để tìm hiểu về các staking pool của nhiều đồng coin khác nhau trên nền tảng này.
Nếu bạn tham gia staking thông qua sàn, ví hoặc bên thứ 3 thì không cần phải đầu tư máy tính làm gì. Chỉ cần chuyển coin vào các nền tảng này và lock lại là được.
Nếu bạn quyết tâm tự trở thành node, masternode luôn thì bạn cần phải có giải pháp VPS để dành được nhiều quyền xử lý giao dịch hơn.
Về cái nhìn cơ bản thì có thể giống là chuyển tiền vào và nhận phân thưởng (ngân hàng thì trả lãi). Tuy nhiên, xét về bản chất thì nó có khác nhau. Nếu như staking và đưa coin từ thị trường vào mạng lưới để tiến hành khai thác coin, từ đó tạo ra lợi nhuận. Còn ngân hàng dùng tiền của bạn để đi kinh doanh, chứ không đưa vào mạng lưới để khai thác. Nếu giống thì ngân hàn giống với hình thứ nhận airdrop (reward) hơn.
Có nhiều cách để uỷ quyền coin bằng cách chuyển vào ví được mở tại nền tảng đó, ví này của bạn và lock lại. Sau đó bạn có thể nhập vò địa chỉ nhận phần thưởng khi khai thác được.
Nếu bạn là người mới nên đặt cược staking ở các ví hoặc các sàn để đảm bảo được độ uy tín hơn. Tránh được những nơi hoạt động staking lừa đảo.
Staking không phải là một hình thức lừa đảo vì nó tạo ra được coin mới từ quá trình khai thác và bán ra thị trường được. Lợi nhuận từ hoạt động Staking không tự nhiên mà có.
APY là viết tắt của từ Annual Percentage Yield. Tức là tỷ suất lợi nhuận thực tế hàng năm đối với một dự án staking.
Mong là sau bài viết này các bạn có thể đã hiểu được Staking là gì? Giờ thì bắt đầu staking để kiếm lợi thôi nào các bạn.