Thẻ tín dụng không sử dụng có bị tính phí không?

Thẻ tín dụng không sử dụng có bị tính phí không?

Thẻ tín dụng rất thú vị và hấp dẫn nhưng chúng cũng đem lại những rủi ro nhất định nếu bạn không biết cách sử dụng thông minh. Nếu bạn lo lắng vấn đề thẻ tín dụng không sử dụng có tính phí không thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

1. Thẻ tín dụng không sử dụng có tính phí không?

Thẻ tín dụng không sử dụng có tính 1 số loại phí, trong đó có nhiều dịch vụ miễn phí. Khách hàng cần đặc biệt lưu ý trường hợp không kích hoạt thẻ vẫn tính phí. Kích hoạt thẻ khác với việc mở thẻ tín dụng. Đây đơn giản chỉ là bước bảo mật do ngân hàng phát hành thẻ yêu cầu thực hiện để bảo vệ tài khoản của bạn.

Không kích hoạt thẻ chỉ khiến bạn không thể sử dụng thẻ nhưng trạng thái tài khoản vẫn đang hoạt động. Bởi vậy vẫn có một số khoản phí được tính và hàng tháng ngân hàng sẽ gửi sao kê đến bạn. Hãy lưu ý đến số tiền và thanh toán đầy đủ chúng để không bị ảnh hưởng đến điểm tín dụng.

1.1. Các loại dịch vụ tính phí thẻ tín dụng

Phí thường niên: Đây là khoản phí mà chủ thẻ bắt buộc phải trả cho ngân hàng hàng năm để duy trì thẻ. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ vẫn mất phí thường niên cho dù có sử dụng thẻ hay không. Mức phí này sẽ phụ thuộc vào loại thẻ tín dụng và quy định của từng ngân hàng. Thông thường khoản phí này sẽ dao động trong khoảng từ 200.000VND – 400.000VND/năm. Tuy nhiên, ngân hàng thường có các chương trình miễn phí thường niên, khách hàng nên tìm hiểu để được sử dụng thẻ miễn phí

Phí chậm thanh toán: Sử dụng thẻ tín dụng cũng đồng nghĩa với việc bạn vay ngân hàng một khoản hạn mức tín dụng, chi tiêu trước và trả tiền sau. Vì thế nghĩa vụ của người vay là cần phải trả nợ đúng hạn. Nếu không bạn phải chịu thêm một khoản phí phát sinh là phí chậm thanh toán. Loại phí này được tính khá cao, khoảng 3-6% trên số tiền chậm thanh toán, tối thiểu từ 100.000 VNĐ.

Lãi suất: Lãi suất thẻ tín dụng là số tiền mà chủ thẻ tín dụng phải chịu khi rút tiền mặt hoặc không trả đủ số nợ hoặc không trả nợ đúng thời hạn. Tùy vào từng thời kỳ, từng loại thẻ và từng ngân hàng mà áp dụng mức lãi suất khác nhau.

Vì bản chất khi sử dụng thẻ tín dụng là chủ thẻ vay tiêu dùng từ ngân hàng, vì vậy tính năng rút tiền mặt chỉ là bổ trợ. Khi rút tiền mặt, chủ thẻ tín dụng sẽ phải chịu lãi suất trên khoản tiền đã rút. Nếu không thanh toán đủ hoặc đúng hạn số dư trên sao kê, ngân hàng sẽ thu lãi cho toàn bộ giao dịch. Mức lãi suất tín dụng là một trong những mức phí cao nhất và luôn nằm ở mức hai con số, dao động từ 20%/năm trở lên tùy ngân hàng và tùy hạng thẻ tín dụng.

khong-tieu-het-han-muc-the-tin-dung

Phí rút tiền: Vì chức năng chính không phải là rút tiền mặt nên khi rút tiền từ thẻ tín dụng, bạn sẽ phải chịu mức phí rút tiền khá cao. Mức phí này dao động trong khoảng 1-4%/số tiền rút. Vì thẻ tín dụng là hình thức khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, vì thế nếu không thực sự cần thiết, bạn không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Tuy nhiên nếu vẫn muốn sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt , bạn nên chọn thẻ tín dụng Number 1 của VPBank. Vì thẻ Number 1 miễn phí phí rút tiền mặt.

Phí giao dịch ngoại tệ: Thẻ tín dụng có phạm vi sử dụng để thanh toán toàn cầu. Tuy nhiên, khi thanh toán tại nước ngoài bạn sẽ phải sử dụng tiền tệ của nước họ. Và các ngân hàng sẽ phải chuyển đổi số tiền của bạn thành ngoại tệ.

Vậy nên khi bạn thanh toán tại nước ngoài, ngân hàng sẽ thu thêm một khoản phí là phí giao dịch nước ngoài. Mỗi ngân hàng sẽ chia thành nhiều mục, trong đó có 2 mức phí chính là phí thực hiện giao dịch và phí chuyển đổi ngoại tệ (dao động trong khoảng 3-4%/ giao dịch).

Phí in sao kê: Mức phí in sao kê khi sử dụng thẻ tín dụng sẽ dao động từ 20.000 – 100.000 VNĐ. Tuy nhiên hiện nay vẫn một số ngân hàng có phí in sao kê khá thấp, chỉ từ 10.000VND/lần in.

Phí vượt hạn mức: Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa ngân hàng cho phép bạn chi tiêu thẻ tín dụng. Khi chủ thẻ cố gắng thực hiện các giao dịch vượt quá giới hạn, thẻ sẽ bị tính thêm phí vượt hạn mức khá cao. Mức phí này được tính dựa trên số tiền tiêu quá hạn.

Vì thẻ tín dụng là hình thức nợ không có đảm bảo, vì thế nếu chủ thẻ không trả được nợ, ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sẽ khó truy đòi tài sản và có thể gặp phải rủi ro lớn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến phí vượt hạn mức rất cao, có thể lên tới 15%/ số tiền vượt hạn mức.

2. Các loại dịch vụ không bị tính phí thẻ tín dụng

Ngoài các loại phí bắt buộc, khi không sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ không bị tính một số loại phí sau.

Phí quẹt thẻ tại các điểm giao dịch nội địa: Người tiêu dùng không bị mất phí quẹt thẻ.

Phí phát hành thẻ: Khi mở thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ thu một khoản phí đầu tiên là phí phát hành thẻ, dao động từ 100.000 – 300.000đ. Mức phí để mở thẻ tín dụng quốc tế sẽ lớn hơn so với mức phí mở thẻ tín dụng nội địa. Tuy nhiên nhằm thu hút nhiều khách hàng mở thẻ hơn, một số ngân hàng có các chương trình ưu đãi, miễn phí phí mở thẻ cho khách hàng. VPBank là một trong những ngân hàng tốt nhất bạn có thể cân nhắc vì VPBank miễn phí hoàn toàn phí mở thẻ.

the-tin-dung-1

Phí phát hành thẻ phụ: Với thẻ phụ, chủ thẻ chính có thể chia sẻ lợi ích cho các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè người thân. Đăng ký mở thẻ tín dụng phụ rất dễ dàng, chủ thẻ phụ không cần phải chứng minh thu nhập với ngân hàng. Hơn thế nữa các ngân hàng còn tạo điều kiện cho việc mở thẻ phụ khi cung cấp rất nhiều chính sách ưu đãi như miễn phí phí phát hành thẻ phụ.

Phí hủy thẻ: Mỗi ngân hàng áp dụng phí hủy thẻ khác nhau, thường từ 50.000 VNĐ. Tuy nhiên vẫn có một số ngân hàng miễn phí phí hủy thẻ như VPBank. Tuy mức phí hủy thẻ không lớn hoặc miễn phí nhưng bạn vẫn nên cân nhắc việc hủy thẻ hay không vì việc này ảnh hưởng đến điểm tích lũy sau này nếu bạn muốn mở lại thẻ.

2.1. Cách sử dụng thẻ thông minh, tận dụng nhiều ưu đãi

Không thể phủ nhận ưu điểm vượt trội mà thẻ tín dụng mang lại, thế nhưng nếu sử dụng một cách kém khôn ngoan, bạn sẽ gặp phải các rủi ro tài chính không đáng có. Vì vậy để bảo vệ túi tiền của mình, bạn hãy ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:

  • Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng: Mức phí rút tiền mặt rất cao lên tới 4%, nếu không thực sự cần thiết thì bạn không nên rút tiền mặt. Hãy dùng thẻ đúng mục đích.
  • Không nên sở hữu quá nhiều thẻ khi không cần thiết:Sở hữu nhiều thẻ tín dụng đòi hỏi bạn cần có khả năng quản lý tài chính tốt. Nếu không, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khoản nợ khổng lồ. Nếu có mức chi tiêu trung bình, bạn chỉ nên chọn lựa và mở 1 thẻ tín dụng.
  • Thanh toán dư nợ trong thời gian miễn lãi:Bạn nên có kế hoạch để trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn. Bạn càng dồn nợ sang tháng sau, khoản nợ của bạn càng “nặng” do phí phạt trả chậm.
  • Kiểm tra sao kê hàng tháng: Đây là điều quan trọng nhất để bạn biết chắc chắn rằng mình đang nợ ngân hàng bao nhiêu tiền. Bạn nên kiểm tra thật kỹ tất cả các chi tiêu, nếu xuất hiện các khoản thanh toán đáng ngờ, hãy báo ngay cho ngân hàng càng sớm càng tốt.
  • Lưu ý ngày đến hạn thanh toán: Tránh trường hợp nợ dồn từ tháng này sang tháng sau càng khiến cho bạn khó khăn hơn khi trả nợ.
  • Đừng chi tiêu vượt quá hạn mức để giảm các chi phí không đáng có.
  • Lựa chọn thẻ tín dụng có nhiều ưu đãi sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả và không cần phải lo tới các khoản phí phát sinh.
  • Quản lý thẻ thông minh: Bạn có thể tự đóng mở tính năng thanh toán trực tuyến hoặc đóng thẻ khẩn cấp khi thẻ bị thất lạc bằng app hoặc qua trang website.

Share this post