GDP Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa Của Chỉ Số GDP Với Kinh Tế
Để đánh giá về sự tăng trưởng của nền kinh tế, người ta thường sử dụng chỉ số GDP. Vậy GDP là gì? Chỉ số GDP có ý nghĩa thế nào và cách tính ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin về GDP trong bài dưới đây.
1. GDP Là Gì?
GDP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ Gross Domestic Product” nghĩa tiếng Việt là “ tổng sản phẩm quốc nội”. Hay nói một cách cụ thể, GDP là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong ranh giới địa lý của một quốc gia trong khoảng thời gian xác định có thể là 1 quý, hoặc 6 tháng hoặc 9 tháng hay 1 năm.
GDP là chỉ số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện quy mô kinh tế và tốc độ tăng trưởng của một quốc gia.
1.1. GDP Bình Quân Đầu Người Là Gì?
GDP bình quân đầu người là chỉ số thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân trên đầu người của một quốc gia trong một năm. Chỉ số GDP bình quân đầu người cao tỷ lệ thuận với mức thu nhập và đời sống của người dâu trong quốc gia đó.
GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm được tính bằng cách lấy GDP của quốc gia chia cho tổng dân số của quốc gia tại thời điểm đó.
1.2. GDP Danh Nghĩa Là Gì?
GDP danh nghĩa tiếng Anh là Nominal Gross Domestic Product có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội GDP tính theo giá thị trường hiện tại. Chỉ số GDP danh nghĩa sẽ phản ánh sự thay đổi giá do lạm phát và tốc độ tăng giá của nền kinh tế. Nếu tất cả mức giá cùng tăng hoặc cùng giá thì chỉ số GDP danh nghĩa sẽ lớn hơn.
1.3. GDP Thực Tế Là Gì?
GDP thực tế tiếng Anh là Real Gross Domestic Product ( hay Real GDP) được hiểu là thước đo tổng sản phẩm hàng hóa – dịch vụ trong nước đã được điều chỉnh theo tốc độ lạm phát. Nếu lạm phát dương thì GDP thực tế sẽ thấp hơn GDP danh nghĩa do công thức tính GDP thực tế = GDP danh nghĩa/ hệ số giảm phát GDP.
1.4. GDP Xanh Là Gì?
GDP xanh – Green GDP là phần GDP còn lại sau khi đã trừ đi một phần chi phí để phục hồi môi trường do hậu quả của quá trình tái sản xuất gây ra. GDP xanh = GDP – tất cả chi phí phục hồi tái tạo môi trường trong chu kỳ sản xuất.
2. Ý Nghĩa Của Chỉ Số GDP Đối Với Một Quốc Gia
Chỉ số GDP có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế của quốc gia như sau:
- GDP là thước đo phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, thể hiện sự thay đổi biến động của giá sản phẩm dịch vụ hàng hóa theo thời gian.
- GDP bình quân đầu người sẽ thể hiện được mức thu nhập trung bình của người dân cũng như chất lượng cuộc sống, mức sống của người dân của mỗi quốc gia.
- Chỉ số GDP giảm sẽ thể hiện sự suy thoái kinh tế, lạm phát và tình trạng trượt giá, thất nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó chỉ số GDP cũng có một số điểm hạn chế đó là:
- Không phản ánh đầy đủ hoạt động sản xuất hàng hóa, chất lượng hàng hóa.
- Không đo lường được chính xác sự phát triển kinh tế của quốc gia hay chất lượng đời sống của người dân.
- Chỉ xét đến sản xuất hàng hóa cuối cùng và đầu tư vốn mới, bỏ qua sự hợp tác giữa các doanh nghiệp
- Không tính đến các hoạt động tự cung, tự cấp trong quốc gia, không định lượng giá trị của các hoạt động kinh tế phi chính thức.
3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chỉ Số GDP
3 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP là:
- Dân số: GDP và dân số có mối quan hệ qua lại, căn cứ vào dân số để tính GDP bình quân đầu người. Dân số chính là lực lượng lao động tạo ra vật chất và cũng là đối tượng tiêu thụ sản phẩm – dịch vụ.
- FDI: Chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng tác động đến chỉ số GDP. Hình thức đầu tư dài hạn của nước ngoài bao gồm tiền bạc, vật chất, cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất…
- Lạm phát: Lạm phát là sự mất giá trị của tiền tệ, giá cả leo thang, tăng lên liên tục theo thời gian. Lạm phát tăng quá mức sẽ dẫn tới việc khủng hoảng kinh tế nhưng bị ngộ nhận là GDP tăng.
4. Cách Tính Chỉ Số GDP
Có 3 cách tính chỉ số GDP đó là:
- Tính tổng chỉ tiêu.
- Tính theo thu nhập.
- Tính theo phương pháp sản xuất.
4.1. Tính GDP Theo Phương Pháp Chỉ Tiêu ( Tính Tổng Chỉ Tiêu)
4.1.1. Công thức
Tính GDP theo tổng chỉ tiêu là phương pháp chính xác nhất với công thức như sau:
GDP = C + G + I + NX
Trong đó:
- C là chỉ tiêu hộ gia đình: gồm các chỉ tiêu cho sản phẩm và dịch vụ của hộ gia đình.
- G là chỉ tiêu của chính phủ: tổng chi tiêu cho giáo dục, y tế, an ninh, giao thông…
- I là tổng đầu tư: các khoản chi tiêu của doanh nghiệp bao gồm trang thiết bị, nhà xưởng
- NX là cán cân thương mại: xuất khẩu ròng của nền kinh tế. NX = X (xuất khẩu) – M ( nhập khẩu).
4.1.2. Ví dụ
Ví dụ: Một nền kinh tế đơn giản bao gồm: các hộ gia đình (H), chủ nhà máy xay bột (M) và chủ lò bánh mì (B). H mua bánh mì từ B với giá là 100 và bột mì từ M với giá là 10 (như là những khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ M với giá 40 để làm ra bánh mì.
Giả sử M không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác. Cả B và M đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ H; B đã thanh toán cho H các khoản bao gồm: 30 cho chi phí thuê lao động và 30 cho dịch vụ vốn. Tương tự M đã thanh toán cho H các khoản bao gồm: 40 cho chi phí thuê lao động và 10 cho thuê vốn.
Từ các thông trên, GDP theo phương pháp chi tiêu sẽ được tính như sau:
GDP = C + G + I + NX (do chỉ có chi tiêu hộ gia đình nên I= 0, G= 0, NX= 0) => GDP = 10 + 100 = 110
4.2. Tính GDP Theo Phương Pháp Chi Phí ( Tính Theo Thu Nhập)
4.2.1. Công thức
Công thức tính theo thu nhập là:
GDP = W + I + Pr + R + Ti + De
Trong đó:
- W là tiền lương.
- I là tiền lãi.
- Pr là lợi nhuận.
- R là tiền thuê.
- Ti là thuế gián thu ( thuế không đánh trực tiếp và thu nhập và tài sản mà đánh gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ)
- De là phần hao mòn ( khấu hao) tài sản cố định.
4.2.2. Ví dụ
Ví dụ: Một nền kinh tế đơn giản bao gồm các hộ gia đình (K), chủ nhà máy xay bột (A) và chủ lò bánh mì (B). K mua bánh mì từ B với giá là 200 và bột mì từ A với giá là 20 (như là những khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ A với giá 50 để làm ra bánh mì.
Giả sử A không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác. Cả hai B và A đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ K; B đã thanh toán cho K các khoản bao gồm: 40 cho chi phí thuê lao động và 40 cho dịch vụ vốn. Còn A đã thanh toán cho K các khoản bao gồm: 50 cho chi phí thuê lao động và 20 cho thuê vốn.
Áp dụng công thức tính GDP theo phương pháp chi phí (tính theo thu nhập), thay vì xem xét ai mua sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu ai sẽ được trả tiền để sản xuất ra sản phẩm. Cụ thể như sau:
Tên | Chi phí thuê lao động | Dịch vụ vốn | Hộ gia đình (K) nhận |
B | 40 | 40 | 80 |
A | 50 | 20 | 70 |
Tổng số tiền K được nhận để sản xuất | 150 |
Như vậy: GDP = (40 + 50) + (40 + 20) = 150
4.3. Tính GDP Theo Phương Pháp Sản Xuất
4.3.1. Công thức
Công thức tính GDP theo phương pháp sản xuất là:
GDP = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu
hoặc
GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu
Giá trị tăng thêm có thể là thu nhập của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư, các thu nhập khác…
4.3.2. Ví dụ
Ví dụ: Một nền kinh tế đơn giản bao gồm các hộ gia đình (C), chủ lò bánh mì (B) và chủ nhà máy xay bột (A). C mua bánh mì từ B với giá là 100 và bột mì từ A với giá là 10 (như là những khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ A với giá 40 để làm ra bánh mì.
Giả sử A không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác. Cả hai B và A đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ C; B đã thanh toán cho C các khoản bao gồm: 30 cho chi phí thuê lao động và 30 cho dịch vụ vốn. Còn A đã thanh toán cho C các khoản bao gồm: 40 cho chi phí thuê lao động và 10 cho thuê vốn.
Thực tế không phải tất cả các giao dịch trên thị trường đều được tính đủ giá trị vào GDP. Bởi nếu làm vậy thì cùng một sản phẩm sẽ bị tính trùng nhiều lần.
Do vậy để có một chỉ số GDP chính xác, bạn phải phân biệt hàng hóa trung gian và hàng hóa được mua để sử dụng làm đầu vào nhằm sản xuất ra sản phẩm khác và chỉ sử dụng một lần trong quá trình sản xuất.
Lúc này ta có:
- B mua bột mì từ A với giá 40 và bán cho C với giá 100, lúc này B thu được 60
- C được A thanh toán 40 cho chi phí thuê lao động và 10 cho thuê vốn, như vậy C thu được 50.
=> GDP = giá trị tăng thêm + thuế thua nhập = (10 + 40) + (100 – 40) = 110
5. Phân Biệt GDP Và GNP
GDP và GNP giống nhau cùng là chỉ số đánh giá sự phát triển kinh tế của quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
Sự khác nhau của GDP và GNP là:
Tiêu chí | Chỉ số GDP | Chỉ số GNP |
Khái niệm | GDP chỉ tổng giá trị của tất cả các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ… nội địa của một quốc gia trong vòng 1 năm. GDP càng cao thì nền kinh tế của quốc gia đó càng mạnh và ngược lại. | GNP – Gross National Product là tổng sản lượng quốc gia chỉ tổng giá trị bằng tiền thu được từ các sản phẩm và dịch vụ mà tất cả công dân của một quốc gia tạo ra trong một năm. GNP đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước. |
Công thức tính | GDP = C + I + G + NX | GNP = C + I + G + (X – M) + NR |
Bản chất | – Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (trong nước)
– Chỉ số GDP là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ của quốc gia tạo ra trong 1 năm. – Các thành phần kinh tế đóng góp vào chỉ số GDP bao gồm các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó. |
– GNP là chỉ số phản ánh tổng sản phẩm quốc dân (trong nước và ngoài nước)
– Chỉ số GNP là toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong 1 năm. Công dân quốc gia đó có thể tạo ra các giá trị ở cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia đó. |
Ghi chú:
- C = Chi phí tiêu dùng cá nhân
- I = Tổng đầu tư cá nhân
- G = Chi phí của nhà nước
- NX = “xuất khẩu ròng” của nền kinh tế
- X = Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
- M = Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
- NR= Thu nhập ròng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài (thu nhập ròng)
6. So Sánh Chỉ Số GDP Và CPI
Khi so sánh GDP và CPI thực chất là bạn đang so sánh chỉ số CPI và chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) hay còn gọi là chỉ số điều chỉnh GDP, ký hiệu là D GDP. Hai chỉ số này có những điểm giống và khác nhau sau đây:
Tiêu chí so sánh | Chỉ số giảm phát GDP (GDP Deflator) | Chỉ số CPI (Consumer Price Index) |
Giống nhau | Hai chỉ số chính để đo lường kinh tế vĩ mô. | |
Khác nhau | ||
Bản chất | Đo lường tất cả giá hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra. | Đo lường giá hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng (không bao gồm giá hàng hóa và dịch vụ được mua bởi chính phủ, các hãng) |
Giá trị tính | Chỉ tính cho hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước | Tính cho tất cả hàng hóa và dịch vụ được mua, kể cả hàng hóa nhập khẩu |
Tính thay đổi | Có sự thay đổi.Tức là chỉ số này cho phép có sự thay đổi của giỏ hàng hóa khi mà các thành phần GDP thay đổi. Được gọi là Paasche index | Cố định sự ảnh hưởng. Nghĩa là nó được tính toán bởi giỏ hàng cố định. Được gọi là chỉ số Laspeyres index |
Ý nghĩa | Giảm bớt xu hướng gia tăng chi phí đời sống | Đo lường chi phí cho đời sống. |
7. Kết Luận
GDP là gì? GDP là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong khoảng thời gian xác định. GDP thể hiện quy mô kinh tế và tốc độ tăng trưởng của một quốc gia.