Mở Tiệm Bánh Mì Cần Bao Nhiêu Vốn, Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Mở Tiệm Bánh Mì Cần Bao Nhiêu Vốn, Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Mở tiệm kinh doanh bánh mì được xem là giải pháp hữu hiệu cho những ai có số vốn ít nhưng lại có máu kinh doanh vì thế việc Mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn, cần chuẩn bị những gì? là câu hỏi mà chúng tôi nghỉ rằng rất nhiều người băn khoăn muốn tìm ra câu trả lời để triển khai ý tưởng của mình. Nếu bạn muốn mở tiệm kinh doanh bánh mì thì đừng nên bỏ qua những kiến thức cũng như kinh nghiệm mà chúng tôi đúc kết lại qua bài viết dưới đây nhé.

1. Lợi thế của việc kinh doanh bánh mì?

Bánh mì từ lâu đã trở thành món ăn nhanh quen thuộc được rất nhiều người ưu thích tại Việt Nam, từ những người dân lao động chân tay đến những nhân viên văn phòng cũng thường dùng món ăn này.

10-Kinh-nghiệm-kinh-doanh-bánh-mì-1

Hơn thế nữa bánh mì cũng là món ăn chiếm được lòng rất nhiều du khách nước ngoài khi đến nước ta điều này được chứng minh khi cụm từ “banh mi” được chính thức đưa vào từ điển di sản Mỹ năm 2014.

Kinh doanh bánh mì bạn không cần bỏ ra quá nhiều vốn nhưng lợi nhuận hằng tháng tăng cao, cùng là ngành kinh doanh đồ ăn nhưng bạn không cần phải bỏ ra số tiền lớn lên đến hàng trăm triệu thậm chí hàng tỉ đồng giống như các loại hình kinh doanh như phở, mỳ, quán cơm hay những món mà cần mặt bằng lớn rộng và bàn ghế phụ kiện kèm theo rất phức tạp mà kinh doanh bánh mì bạn chỉ cần 1 chiếc xe đẩy đối với những người trực tiếp bán nhỏ lẻ hay nếu mở cơ sở sản xuất và kinh doanh luôn thì cũng không cần số vốn quá lớn, tầm 100 triệu là bạn làm được rồi.

2. Chuẩn bị những gì khi mở tiệm bánh mì

Trước khi bước vào làm một công việc nào đó thì điều đầu tiên là bạn nên tìm hiểu về lĩnh vực mình chuẩn bị làm cần những gì và khó khăn nằm ở đâu thì bạn mới có thể hoàn toàn làm chủ được trong việc kinh doanh nói chung cũng như kinh doanh bánh mì nói riêng.

2.1. Nắm rỏ quy trình làm bánh

Kinh doanh bánh mì đòi hỏi người kinh doanh cần phải thực sự am hiểu và có kiến thức trong việc làm bánh, mà cái này ở đâu ra, tất nhiên là không tự dưng mà bạn có được, bạn cần phải học lấy từ người khác từ cơ sở sản xuất bánh mì khác và có thể từ kiến thức trên mạng.

Bạn phải biết quy trình làm bánh như thế nào để có được một chiếc bánh mì thơm ngon đạt chất lượng, không bị khô cháy và công thức làm pha chế bột, nhào bột như thế nào, hay nướng bánh làm sao, nhiệt độ nướng bao nhiêu là phù hợp, nướng bao lâu…có như thế bạn mới có thể làm ra sản phẩm đạt chất lượng và phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.

2.2. Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Có rất nhiều mô hình kinh doanh bánh mì hiện nay mà bạn có thể thấy rỏ nhất gồm 3 hình thức chính đó là mở tiệm bán bánh mì, mở cơ sở chuyên sản xuất cung cấp bánh mì cho các tiệm bán và kết hợp vừa mở tiệm bán và cung cấp bánh mì chính vì thế mà tùy vào từng mô hình kinh doanh mà bạn lựa chọn cho mình địa điểm kinh doanh phù hợp nhất.

Với mô hình mở tiệm bánh mì thì bạn chỉ cần lựa chọn những địa điểm có dân cư đông đúc, gần các trường học, bệnh viện, trạm xá, các khu chợ, khu công nghiệp…Còn đối với mô hình mở cơ sở sản xuất bánh mì thì cần có mặt bằng rộng để đặt các trang thiết bị máy móc nên bạn không cần chọn ở gân khu dân cư đông đúc sẽ tốn chi phí thuê mặt bằng cao mà chỉ cần tìm những nơi lân cận đó để gái thuê rẻ hơn.

Còn mô hình giữa kết hợp sản xuất bánh và mở tiệm bán thì sẽ tốn chi phí thuê mặt bằng lớn và rộng tại những nơi sầm uất để vừa có diện tích làm bánh mà vừa có không gian để bày bán bánh tại tiệm, mô hình này bạn cần trang bị tủ kính lớn để trưng bày các sản phẩm bánh mì các loại để khách hàng dễ dàng lựa chọn và bắt mắt hơn.

kinh-doanh-banh-mi-co-thu-nhap-on-dinh

2.3. Chuẩn bị mua sắm trang thiết bị làm bánh

Đây là khâu tốn rất nhiều chi phí trong quy trình mở tiệm sản xuất bánh mì và dưới đây là các máy móc bạn cần phải nhập về đúng theo 1 dây chuyền sản xuất bánh mì cần có.

2.3.1. Máy đánh bột

Máy đánh bột hay còn gọi là máy trộn bột, đây là loại máy để người làm bánh mì trộn đều khối lượng bột lớn trong thời gian ngắn và đỡ tốn công sức nhất vì thế máy trộn bột này là thiết bị đầu tiên không thể thiếu trong quá trình làm bánh.

2.3.2. Máy chia bột

Để có được những chiếc bánh mì có kích thước và khối lượng tương đương nhau thì người làm bánh cần đến 1 thiết bị đó là máy chia bột thay vì phải dùng cân thông dụng rất mất thời gian. Vì thế máy chia bột giúp làm tăng năng suất làm bánh và tiết kiệm thời gian rất nhiều.

2.3.3. Máy se bột

Máy se bột có mục đính giúp cho việc tạo hình cho những chiếc bánh mì trở nên đơn giản và nhanh gọn hơn rất nhiều, nó phù hợp cho các cơ sở sản xuất với số lượng lớn.

2.3.4. Tủ ủ bột làm bánh

Quy trình sản xuất ra một chiếc bánh mì thì không thể thiếu quá trình ủ bột nhằm lên men và kích nở bánh và tủ ủ bột là thiết bị giúp tạo ra môi trường lên men thuận lợi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. tùy thuộc vào mô hình sản xuất lớn hay bé mà bạn đầu tư tủ ủ này có kích thước khác nhau cho phù hợp.

2.3.5. Lò nướng bánh mì công nghiệp

Đây là thiết bị vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình sản xuất bánh mì, nó sẽ quyết định sản phẩm của bạn nướng đủ chín thơm giòn không cháy sém và mẻ nướng nhanh…Bởi vậy bạn nên đầu tư những dòng lò làm bánh hiện đại một tí, như kiểu lò xoay chẳng hạn sẽ giúp cho bánh mì nướng ra đạt chất lượng như bánh chín đều, bên trong thơm mềm, bên ngoài vàng giòn đẹp mắt.

3. Chí phí để mở một tiệm bánh mì

Như chúng tôi đã nêu trên thì chi phí mở tiệm sản xuất bánh mì nặng nhất ở khâu mua trang thiết bị làm bánh. Với giá cả thị trường hiện nay thì bạn phải bỏ ra tầm 75 đến 80 triệu để đầu tư vào mua máy móc.

Cụ thể bạn mua máy trộn bột với dung tích trộn từ 8 đến 10 kg thì có giá tầm 12 đến 15 triệu đồng, mua tủ ủ bột giá tầm 10 đến 15 triệu tùy thuộc vào kích thước bạn cần, bạn mua lò nướng bánh mì cở trung tầm 6 khay nướng rơi vào khoảng 40 triệu

mo-tiem-banh-mi-1

Ngoài ra bạn tốn chi phí seup tiệm bánh từ pano bảng hiệu quảng cáo đến tủ kính trưng bày rơi tầm 10 đến 15 triệu đồng và giá thuê mặt bằng mở tiệm tầm khoảng 5 đến 8 triệu đồng tùy vào từng khu vực.

Tóm lại, để mở được một tiệm bánh mì ngoài các chi phí kể trên bạn còn chi phí thuê nhân viên làm bánh, bán bánh nếu cơ sở lớn, nói chung để kinh doanh loại hình này trong tay bạn cần có 100 triệu đồng là sẽ đầu tư làm được.

4. Kinh doanh bánh mì lợi nhuận cao không?

Tùy vào từng loại mô hình kinh doanh bánh mì mà bạn muốn thực hiện nhưng nhìn chung thì mô hình nào cũng mang lại lợi nhuận rất cao so với số vốn bỏ ra ít. Điển hình như mô hình sản xuất bánh mì để bán thì tính sơ bộ 1 ngày bạn sản xuất khoảng 1000 ổ bánh với giá bán 2500 đồng/1 ổ như hiện nay thì tổng doanh thu trong ngày đạt 2,5 triệu đồng, trừ các chi phí khấu hao thì còn lãi tầm 1 triệu đồng một ngày so với số vốn bạn bỏ ra là 100 triệu thì rất cao.

banh-mi-heo-quay-thanh-pham

Nếu bạn chỉ làm mô hình bán bánh mì không thôi thì chúng ta có thể tính đơn giản như thế này nhé, mỗi ổ bánh mì bán ra thị trường giá từ 10 ngàn đồng đến 15 ngàn đồng tùy theo lượng nhân thịt bên trong thì mỗi chiếc bánh như thế bạn đã lãi từ 4 ngàn đến 7 ngàn đồng rồi. Và nếu bánh mì bạn ngon, uy tín, đảm bảo vệ sinh thì việc 1 ngày bạn có thể bán từ 100 đến 150 ổ bánh là chuyện bình thường thì tiền lãi bạn có được cũng tầm 400 ngàn đồng đến 1 triệu đồng rồi.

Kinh doanh buôn bán là việc làm được rất nhiều người lựa chọn cho sự nghiệp của mình và nếu bạn đang đi tìm hình thức kinh doanh với chi phí đầu tư thấp mà hiệu quả kinh doanh cao thì chúng tôi xin thưa rằng mở tiệm bánh mì chính là chìa khóa mà bạn đang tìm kiếm đấy. Nhưng để đạt được kết quả tốt nhất thì chúng tôi đã chia sẽ tất cả kinh nghiệm quý báu trong việc kinh doanh bánh mì trong bài viết trên rồi đấy hi vọng bạn sẽ đón đọc và chúc bạn thành công.

Share this post