Mở cửa hàng sửa chữa điện dân dụng cần bao nhiêu vốn, lãi hay lỗ

Mở cửa hàng sửa chữa điện dân dụng cần bao nhiêu vốn, lãi hay lỗ

Với dự trù cho việc nhập vật tư phụ tùng hiên nay thì bạn cần chuẩn bị ít nhất 50 triệu cho việc kinh doanh sửa chữa điện dân dụng. Trong đó, tính cả tiền mặt bằng, bố trí cửa hàng, vốn dự trù phát sinh,…

1. Đồ điện dân dụng bao gồm những gì?

Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều vật mà chúng ta gọi là đồ điện dân dụng. Chúng khá là phổ biến và không thể thiếu đối với các hộ gia đình, hay một tổ chức, công ty nào đó. Nó bao gồm:

dien-dan-dung-la-gi-min

  • Trang thiết bị văn phòng, tất nhiên nó sẽ khác với văn phòng phẩm. Bởi văn phòng phẩm bao gồm bút, giấy, hồ sơ,… Còn đây là những đồ cần sử dụng điện mới hoạt động như máy tính, điện thoại bàn, máy fax, máy đếm tiền, máy in, máy hủy giấy tờ,…
  • Đồ điện dân dụng phải kể đến nữa đó chính là các thiết bị được dùng trong gia đình, trong nhà bếp hay các nơi khác. Như đèn chiếu sáng, tủ lạnh, lò vi sóng, bếp điện, lò nướng, ấm điện,… Máy giặt, tivi, điều hòa, âm li, đèn bàn, máy quay phim, máy ảnh…

2. Thợ điện dân dụng sửa chửa những gì?

Dựa trên sự thống kê cụ thể về các thiết bị điện chúng ta có thể suy ra công việc của người thợ điện. Nó khá là đa dạng và nhiều mảng, bởi thế không phải ai muốn là cũng làm được. Để hiểu rõ hơn về hoạt động này phải kể đến việc:

hoc-dien-cong-nghiep

  • Đầu tiên là biết tu sửa đồ dân dụng thông thường được dùng trong gia đình hàng ngày. Đây là điều kiện căn bản và quan trọng nhất. Bởi, thông thường nó chiếm số lượng nhiều nhất trong vấn đề phải bảo dưỡng, sửa chữa.
  • Nối các đầu dây bị đứt, bị chập điện. Nối công tắc, hay thiết kế hệ thống điện chạy ngầm trong tường,… Sửa chửa điện công cộng tại các địa điểm trong khu vực. Như đèn đường, đồng hồ điện, nước, đèn cao áp, đường dây ở các đoạn ngõ, các hẻm…
  • Lắp đặt các thiết bị khẩn cấp, aptomat tổng, camera. Thiết bị chống trộm, báo cháy, chuông báo đến giờ làm việc, vào học. Hay các loại đèn, khóa cửa điện tử thông minh.
  • Kiểm tra, sửa chữa máy biến áp chỉnh lưu, quấn dây, lắp mạch hoặc điều chỉnh các động mạch tự động trong nó. Hoặc sửa chữa các thiết bị trong văn phòng. Các thiết bị đòi hỏi có chuyên môn, kỹ thuật cao như máy fax, máy in,…

3. Cần chuẩn bị những gì để mở cửa hàng sửa chữa điện dân dụng?

3.1. Chọn địa điểm phù hợp

Một địa điểm tốt cũng là một trong những tiêu chí thu hút khách hàng. Thông thường người ta sẽ để ý những cửa hàng gần nhà để tiết kiệm thời gian, công sức. Bởi vậy bạn nên chọn những khu vực đông dân cư. Và xung quanh đó, chưa có nhiều cơ sở tương tự. Tốt nhất là ở đầu đường hoặc có mặt bằng tại trung tâm các chợ, khu tập trung buôn bán thì càng tốt.

Còn nếu không kiếm được thì cũng có thể mở tại nhà. Nhưng với điều kiện là địa chỉ dễ tìm và phải thường được quảng bá để nhiều người biết đến. Suy cho cùng một địa điểm thích hợp dựa trên hai tiêu chí đó là chiến lược và khách hàng.

3.2. Khảo sát thị trường, xu hướng

Bạn phải biết được nhu cầu của người dân phổ biến hiện nay là như thế nào. Các thiết bị, các hãng đồ dùng mà họ đang sử dụng nhiều là của nước nào, tần suất ra sao. Đồng thời xem xét mức sống, điều kiện tài chính của người dân quanh khu vực đó cao hay thấp.

Để nhập nguồn cơ sở phù hợp, điều chỉnh giá. Ngoài ra bạn có thể lên mạng để tra cứu thông tin. Kết hợp việc để ý một chút về các sản phẩm mà những hộ gia đình quanh địa phương nơi bạn muốn mở tiệm.

3.3. Thăm dò, học hỏi kinh nghiệm

Bạn nên tìm hiểu cách hoạt động, sắp xếp, bài trí của những cửa hàng sửa chữa điện dân dụng đông khách. Xem thử lý do là gì? Chất lượng, tay nghề của họ ra sao? Thái độ phục vụ có rốt không? Nguồn thiết bị nhập từ đâu? Giá cả như thế nào? Lợi nhuận ước tính một tháng bao nhiêu?

639fd54945361c083cd28e18_Thiết kế chưa có tên (1)

Ngoài ra bạn có thể tham khảo trên sách báo. Các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nhóm như Team điện tử, điện dân dụng trên các trang facebook. Để được các “tiền bối” chỉ dẫn. Đồng thời giúp giải quyết các vấn đề mà bạn gặp phải sau này. Tất nhiên, góp ý của nhiều người sẽ tốt hơn bạn tự giải quyết 1 mình với tư cách là người ít kinh nghiệm hơn.

3.4. Tìm đối tác, nhà phân phối

Tuy không phải nhập hàng hóa với số lượng lớn về để bán như những loại hình kinh doanh khác. Nhưng trước hết chủ cửa hàng sửa chữa đồ điện dân dụng phải đầu tư nguồn vật tư, phụ tùng sửa chữa. Phụ tùng phải đảm bảo chất lượng và giá cả. Đặt ra câu hỏi nên chọn của nhà phân phối nào. Tốt nhất nên nhập từ các công ty lớn, ủy quyền để được giá tốt lại không sợ hàng nhái.

3.5. Học việc hoặc tìm kiếm nhân viên

Nếu đã được đào tạo từ trước thì bạn có thể bắt tay vào việc mở cửa hàng. Tuy nhiên, ngược lại bạn phải đi học nghề để tìm hiểu chuyên sâu đến các lĩnh vực về điện. Bởi ngành này vô cùng phức tạp, chỉ cần thiếu sót hay sai một chi tiết nhỏ cũng khiến bạn gặp rắc rối. Nếu chỉ biết vài chiêu sửa chữa đơn giản. Thì bạn không nên quá tự tin rằng mình đủ điều kiện để làm việc ngay.

Bạn có thể đến các trường, các trung tâm dạy nghề để được cố vấn, tích lũy thêm khả năng thực hành. Hoặc là tuyển dụng một số nhân viên có tay nghề cao để làm việc. Nếu có nhiều vốn nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra người làm việc này cũng phải có sức khỏe tốt. Và thái độ làm việc nhiệt tình, chu đáo.

3.6. Quảng cáo, tạo sự thu hút

Để được nhiều khách hàng chú ý đến bạn cần pr cửa hàng của mình. Bằng cách cụ thể như quảng cáo. Đăng thông tin trên các hội nhóm địa phương. Mở fanpage online để phổ biến thêm cho mọi người chi tiết về cửa hàng.

Hoặc tư vấn thêm các vấn đề, cách giải quyết khi sử dụng đồ điện dân dụng thông qua tiện ích mạng xã hội. Ngoài ra, còn có thể nhờ bạn bè, người thân quảng cáo hộ. Mở rộng mối quan hệ, học cách ăn nói để tăng hiệu quả tốt hơn.

4. Cần chuẩn bị bao nhiêu vốn để mở cửa hàng sửa chữa điện dân dụng?

Tùy vào từng trường hợp, điều kiện, quy mô mà việc đầu tư sẽ nhiều hay ít khác nhau. Về cơ bản thì bạn cần chuẩn bị ít nhất 40 – 70 triệu đối với cửa hàng vừa và nhỏ. Và 80 đến 100 triệu đối với cửa hàng kha khá. Trong đó bao gồm tiền nhập phụ tùng vật tư. Chi phí quảng cáo, biển hiệu, mặt bằng.

diendandung

Nếu kinh doanh tại nhà thì bạn có thể được lợi khoản này. Tiền mua trang thiết bị, vật bố trí, điện, nước,… Đối với trường hợp số vốn ít hơn và bạn sợ rủi ro. Thì có thể sử dụng cách là chờ khách đến yêu cầu sửa chửa. Thiết bị hỏng chỗ nào, bộ phận nào thì nhập về sau.

5. Mở cửa hàng sửa chữa điện dân dụng có lãi không?

Nhiều người chỉ khởi đầu với số vốn 10 triệu đồng cũng có thể thành công trong lĩnh vực này với thu nhập 160 triệu 1 tháng. Có thể ban đầu bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, vốn ít ỏi, lợi nhuận ít vào các tháng đầu tiên.

Nhưng nếu bạn biết học hỏi, áp dụng những phương thức thu hút khách hàng. Học hỏi những người thành công đã kể trên thì cũng sẽ có khả năng kiếm được số tiền khá lớn. Điều căn bản trước hết cần có là thái độ làm việc uy tín ngay từ đầu. Kiên định về giá cả, không chặt chém.

8Gchot_cfaec[1]

Cứ như vậy, cửa hàng của bạn sẽ được giới thiệu phổ biến cho người khác biết đến nhiều hơn. Ngoài việc sửa chữa ra bạn nên linh động hơn trong cửa hàng của mình. Ví dụ như kết hợp bán máy móc, thiết bị cũ đã qua sử dụng nhưng được trang bị lại bền mới. Nó phụ thuộc vào cả tay nghề cho nên bạn phải không ngừng học hỏi tìm hiểu sâu hơn về chuyên ngành.

Như vậy, chúng tôi vừa Gợi Ý Cách Đầu Tư Vốn Hiệu Quả Để Mở Cửa Hàng Sửa Chửa Đồ Điện Dân Dụng Có Lời. Từ đây, bạn có thể vận dụng làm kinh nghiệm nếu muốn thử sức trong lĩnh vực này.

Share this post