Lãi suất cho vay bao nhiêu phần trăm là nặng lãi

Lãi suất cho vay bao nhiêu phần trăm là nặng lãi

Một trong những điều đáng sợ nhất đối với người đi vay là gặp phải những đối tượng cho vay nặng lãi. Khi mức lãi đội lên quá cao và bạn vô tình quên trả nợ thì nguy cơ bị mất tài sản đảm bảo sẽ là rất cao. Vậy bạn đã biết lãi suất cho vay bao nhiêu phần trăm là nặng lãi hay chưa, và cần lưu ý những gì khi vay tiền để tránh gặp phải vay nặng lãi?

1. Lãi suất cho vay là gì? Nó do yếu tố nào quy định?

1.1. Lãi suất cho vay là gì?

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho bên cho vay bởi họ đã sử dụng tiền vay. Đó được biết đến là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ thường có thể tính theo năm và tháng. Và lãi suất cho vay thường được tính theo nợ gốc và dư nợ gốc của các khoản vay.

Chúng ta có thể phân lãi suất cho vay của một ngân hàng hay các công ty tài chính thành hai dạng cơ bản sau:

  • Lãi suất danh nghĩalà số lượng, theo tỷ lệ phần trăm, của tiền lãi phải trả theo quy định trong các hợp đồng vay vốn của khách hàng ký với tổ chức tín dụng.
  • Lãi suất thực tế là sự đo lường sức mua của biên lai tiền lãi, được tính bằng cách điều chỉnh lãi suất danh nghĩa được tính để đưa lạm phát vào hạch toán và mức lãi này ít khi thấp hơn lãi suất danh nghĩa mà chỉ cao hơn nhưng không nhiều.

Lãi suất cho vay còn được biết đến là công cụ để kiểm soát lạm phát cơ bản hiện nay mà các ngân hàng đang áp dụng. Và dĩ nhiên số tiền này phải được thu theo đúng các quy định và phải thông qua sự đồng ý của pháp luật. Mặc dù thế, lãi suất cho vay tại các ngân hàng sẽ là khác nhau và có thể biến động từng thời kỳ.

1.2. Lãi suất cho vay do yếu tố nào quy định

Các ngân hàng thường sẽ dựa vào mức lãi suất danh nghĩa để đưa ra mức lãi suất thực tế mà khách hàng phải chi trả cho mục đích sử dụng tiền của mình. Và số tiền lãi này có thể do một vài những yếu tố chủ quan và khách quan sau quy định thành:

  • Mục đích sử dụng các khoản tiềnvay của bạn là gì
  • Tỷ lệ lam phát tại thời điểm mà bạn yêu cầu vay vốn ngân hàng.
  • Tỷ lệ thất nghiệp và giá trị của đồng tiền tại thời điểm vay vốn
  • Hạn mức các khoản vay là lớn hay nhỏ và thời gian vay là dài hay ngắn
  • Hình thức tiếp cận vốn của bạn là gì, tín chấp hoặc thế chấp tài sản
  • Độ co giãn thay thế như thế nào và chính sách kinh tế ra làm sao…

Tuy nhiên, dù là cho yếu tố nào quy định thì lãi suất cho vay phải được sự chấp thuận của cả bên cho vay lẫn bên đi vay tiền thì các hợp đồng vay vốn mới có thể diễn ra. Nhưng số tiền này không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Như thế nào là lãi nặng và cho vay nặng lãi

2.1. Vay nặng lãi là gì? Bao nhiêu % được xem là lãi nặng?

Cho vay nặng lãi hoặc cho vay với lãi nặng thường không xảy ra ở các ngân hàng mà chỉ diễn ra khi bạn chọn vay tiền thông qua các tổ chức tài chính tín dụng đen hoặc những cá nhân làm tín dụng đen. Và hình thức vay vốn này tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong bối cảnh hiện tại.

Do đó, nếu lãi suất cao nhất trên tháng 5 lần x 1,666% = 8,33% thì được xem là cho vay nặng lãi và pháp luật sẽ không đứng ra đòi quyền lợi cho số tiền lãi vượt quá quy định này nếu bên cho vay tiền có yêu cầu can thiệp trợ giúp để thu hồi nợ theo định.

Và pháp luật đã đưa ra các hình thức răn đe và các biện pháp phạt người cho vay nặng lãi trong đó có phát tù từ 6 tháng đến năm năm tùy theo mức độ vi phạm là lớn hay nhỏ. Nếu cho vay nặng lãi tái diễn nhiều lần bạn sẽ phải chịu mức phạt cao hơn và có thể sẽ bị giám sát các hành vi cộng đồng sau khi được tự do.

vay-nang-lai

2.2. Nhận biết đối tượng cho vay nặng lãi

Chúng ta sẽ không khó để nhận biết những địa chỉ hay những đối tượng cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bất chấp rủi ro để vay tiền của những người này bởi đơn giản họ sẽ tiếp cận được với tiền chỉ trong tích tắc. Và đặc điểm chung của những người cho vay nặng lãi là:

  • Hoạt động tài chính tín dụng ngoài sự kiểm tra của các cơ quan chức năng, không đăng ký kinh doanh rõ ràng mà chỉ hoạt động theo hình thức tự phát.
  • Đơn giản hóa tất cả các loại thủ tục, giấy tờ liên quan, việc vay mượn đơn giản chỉ thông qua những tờ giấy viết tay hoặc giao dịch miệng.
  • Hình thức vận động của vốn trong vay nặng lãi có biểu hiện rất đa dạng như cho vay bằng tiền thu nợ bằng tiền hay thu nợ bằng hiện vật…
  • Người cho vay nặng lãi có thể sẵn sàng cho bạn vay bất cứ khoản tiền nào kể cả rất lớn mà không cần xác định tài sản bạn đang sở hữu.
  • Hợp đồng vay không rõ ràng hoặc các điều khoản liên quan đến lãi suất thường được đề cập một cách khó hiểu cho người đi vay không thể tự tínhlãi.
  • Các hình thức đòi nợ hà khắc sẽ được diễn ra nếu khách hàng chậm trả nợ. Đó có thể là nhờ giang hồ hoặc bất cứ hình thức đe dọa xiết nợ, tịch thu tài sản khác…

Trong bối cạnh hiện nay, tín dụng nặng lãi vẫn đang phát triển một cách khó kiểm soát và nó khiến cho người đi vay phải lo lắng. Tuy nhiên, vì nhu cầu cần vốn gấp nên vẫn có nhiều khách hàng chấp nhận trả lãi cao hơn quy định để có thể lấy tiền chữa bệnh hay chi trả sinh hoạt hàng ngày…

Hiện nay, nếu có nhu cầu vay tiền nhanh bạn có thể đến các ngân hàng hoặc các công ty tài chính thuộc sự quản lý của nhà nước để yêu cầu vay vốn với mức lãi suất công khai minh bạch. Khi này, bạn sẽ không cần lo lắng đến vấn đề cho vay bao nhiêu phần trăm là nặng lãi và những rủi ro có thể xảy ra.

Còn nếu bạn đã từng vay nặng lãi ở một nơi nào đó, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết những kinh nghiệm thực tế để cùng nhau tránh ra những địa chỉ, những đối tượng này. Cuối cùng xin chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống.

Share this post