Lợi tức là gì? các loại lợi tức trong thị trường tài chính

Lợi tức là gì? các loại lợi tức trong thị trường tài chính

Lợi tức là gì? Có lẽ câu hỏi này không quá xa lạ trong thị trường tài chính khi hiện nay đây là nơi kiếm tiền của rất nhiều người.

Đối với những ai mới tham gia, lợi tức là thuật ngữ khá xa lạ, vậy có bao nhiêu loại lợi tức? Đặc điểm của lợi tức là gì? Ý nghĩa của lợi tức? Cùng HoTroVay.Vn bổ sung kiến thức để thành lão làng trong thị trường tài chính nhé!

1. Lợi tức là gì?

Lợi tức là khoản lãi, hay số lợi nhuận thu được trong quá trình kinh doanh, đầu tư, giao dịch. Lợi tức được hiểu bao quát là khoản tiền chênh lệch của số tiền sau khi kinh doanh so với vốn.

loi-tuc

Trong nhiều trường hợp, lợi tức có các tên gọi khác nhau và cũng từ đó mà nó các các định nghĩa khác nhau:

1.1. Đối với ngân hàng và công ty tài chính

Đối với ngân hàng cho vay vốn, hằng tháng sẽ thu được một khoản tiền từ người vay tiền, giá trị chênh lệch sau khi cho vay đối với số vốn ban đầu là lợi tức.

Ví dụ: Lãi suất quy định là 1%/tháng ở ngân hàng B. Chị A vay 20.000.000, trả theo hình thức lãi suất cố định. Tức là 1 tháng chị A phải trả ngân hàng 200.000. 200.000 này gọi là lợi tức của ngân hàng.

1.2. Đối với cá nhân (gởi tiết kiệm)

Đối với những người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, hàng tháng thu được một khoản tiền tích lũy, số tiền đó là cố định mỗi tháng, thường được gọi là tiền lãi hay lãi.

Ví dụ: Ông A gửi ngân hàng 1 tỷ đồng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm là 0.1% / tháng, tức là hàng tháng ông A sẽ nhận được 1 triệu đồng từ ngân hàng. Số tiền này là không đổi trong quá trình gửi tiết kiệm, 1 triệu đồng đó được gọi tiền lãi của ông A do ngân hàng trả.

1.3. Đối với thị trường đầu tư chứng khoán

Thị trường chứng khoán đã không còn xa lạ với chúng ta. Khi giao dịch, trao đổi trên sàn chứng khoán, bạn sẽ thu được khoản lợi nhuận, giá trị tiền chênh lệch so với số vốn ban đầu được gọi cổ tức.

Tóm lại, cổ tức là khoản giá trị bạn nhận được sau khi giao dịch thành công trên sàn đầu tư chứng khoán

Ví dụ: Ông A có 100$, ông đã làm lệnh buy 100$ ở giai đoạn đó, thị trường tài chính đang thu mua đô la, một lúc sau, cổ phiếu của ông A được mua lại với giá 102$m. Số tiền chênh lệch là 2$. 2$ đó được gọi là cổ tức của ông A sau khi giao dịch trên thị trường chứng khoán.

2. Các loại lợi tức

Lợi tức được hiểu đơn giản là lãi suất trên số tiền nhận được, có nhiều loại lợi tức khác nhau. Hãy đọc kỹ các mục dưới đây để phân biệt chúng nhé!

2.1. Lợi tức trên cơ sơ chiết khấu ngân hàng

Khi tính lợi tức dựa trên cơ sở chiết khấu, trái phiếu ở kho bạc sẽ được niêm yết giá dựa trên cơ sở chiết khấu, có nghĩa là tổng số tiền được nêu rõ khi khách hàng đang nắm giữ trái phiếu được trả khi đáo hạn.

Sau đó, nhà đầu tư sẽ trả giá thấp hơn để mua nó, khoản chênh lệch đó chính là lợi tức của trái phiếu mà khách đang sở hữu. Loại lợi tức này sẽ được tính trên 360 ngày, công thức tính như sau:

Lợi tức = ( D/F) * (360/t)

  • D (discount) = Giá trị chiết khấu
  • F (Face value) = Mệnh giá
  • T (Number of days until maturity ) = Số ngày đến khi đáo hạn

VD: Bạn mua trái phiếu kho bạc trị giá 200.000 $,chỉ phải trả 195.000$. Trái phiếu này sẽ đáo hạn trong vòng 300 ngày. Vậy lợi tức chiết khấu ngân hàng lúc này = (5000/200000) * ( 360/300)=0.03=3%

2.2. Lợi tức theo thời gian nắm giữ

Lợi tức theo thời gian nắm giữ sẽ được tính theo thời gian ngắn lúc mà khách giữ. Lúc này, bạn không cần phải quan tâm đến số ngày như lợi tức dựa trên chiết khấu ngân hàng.

Loại lợi tức này được tính như sau: lấy giá trị chênh lệch tăng thêm sau khi đầu tư cộng với những khoản lãi, cổ tức và chia cho giá bạn mua.

Phần lợi tức này sẽ được quy đổi về một năm, còn các khoản lãi và tiền giải ngân sẽ được tính theo ngày bạn quyết định đáo hạn trước đó.

Lợi tức theo thời gian nắm giữ = (P1 – P0 + D1)/P0

  • P1 = số tiền bạn nhận được khi đáo hạn.
  • P0 = là giá mua của khoản đầu tư.
  • D1 = tiền lãi sẽ nhận được hoặc số tiền được trả.

2.3. Lợi tức hiệu dụng năm

Đây là loại lợi tức có giá trị cao, lợi tức hiệu dụng năm được tính lãi kép, có nghĩa dựa trên lãi sẽ tiếp tục thu được lãi. Khi có cơ hội đầu tư, lợi tức hiệu dụng năm sẽ tính được chính xác nhất.

2.4. Lợi tức thị trường tiền tệ

Lợi tức này còn được gọi là lợi tức tương đương chứng chỉ tiền gửi, giá trị này dùng để so sánh lãi suất của trái phiếu kho bạc và lãi từ thị trường tiền tệ tại thời điểm đó. Khi thị trường tiền tệ quy định giá niêm yết dựa trên 360 ngày, lợi tức tiền tệ phải được tính dựa trên 360 ngày.

3. Thuế lợi tức là gì?

Thuế lợi tức là khái niệm không còn xa lạ trên thị trường tài chính, thuế lợi tức được hiểu là thuế trực tiếp đánh vào lợi tức do các cơ sở kinh doanh tạo ra.

Theo điều 1 luật thuế lợi tức quy định các đối tượng phải nộp thuế lợi tức bao gồm: Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có lợi tức từ các hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là cơ sở kinh doanh) đều phải nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật này.

thue-loi-tuc

4. Quy định của nhà nước về nộp thuế lợi tức

Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân hạch toán kinh tế độc lập thuộc thành phần kinh tế có lợi tức từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phải nộp thuế lợi tức theo điều 10 và điều 11 tại Luật thuế lợi tức cụ thể như:

4.1. Điều 1

  • 1- Các ngành điện năng, khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí, hoá chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến lâm sản, thuỷ sản; xây dựng, vận tải: 30%.
  • 2- Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và sản xuất khác: 40%.
  • 3- Thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ các loại: 50%.

4.2. Điều 2:

1 – Hộ kinh doanh nhỏ nộp thuế lợi tức theo thuế suất khoán tính trên doanh thu quy định dưới đây:

  • a) Đối với ngành sản xuất, xây dựng, vận tải: 1%.
  • b) Đối với ngành thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ: 2%.

2 – Hộ kinh doanh nhỏ là hộ có doanh thu chịu thuế bình quân tháng đối với từng ngành như sau:

  • a) Ngành sản xuất, thương nghiệp: Đến ba triệu đồng.
  • b) Ngành ăn uống: Đến một triệu năm trăm nghìn đồng.
  • c) Ngành sản xuất gia công, vận tải, xây dựng, dịch vụ: Đến bảy trăm năm mươi nghìn đồng.

3 – Cơ sở kinh doanh buôn chuyến nộp thuế lợi tức theo tỷ lệ khoán trên doanh thu tính thuế là: 3%.

5. Tỷ suất lợi tức và lợi tức cho vay

Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng số lợi tức của số tư bản tiền tệ cho vay (thường tính theo tháng, quý, năm…).

Tỷ suất lợi tức cao hay thấp dựa vào tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà tư bàn hoạt động và quan hệ cung – cầu về tư bản cho vay.

Share this post