Nghề Cho vay nặng lãi có thất đức không? Có bị quả báo? Và bị phạt như thế nào?

Nghề Cho vay nặng lãi có thất đức không? Có bị quả báo? Và bị phạt như thế nào?

Chúng ta thường thấy có rất nhiều tờ rơi được phát và dán khắp nơi nhằm mục đích giới thiệu cho vay tiền nhanh. Đây có thể gọi là hình thức cho vay nặng lãi. Vậy Cho vay nặng lãi có thất đức không? Và bị phạt như thế nào? hãy cùng đi tìm câu trả lời cùng HoTroVay.Vn nhé!

1. Vay nặng lãi là gì?

Vay nặng lãi là hình thức vay khi cần tiền gấp mà không biết xoay xở thế nào, đồng thời đối với những người không đủ các điều kiện để có thể vay tiền tại các công ty tài chính và ngân hàng thường sử dụng hình thức vay này.

Vay nặng lãi cho phép khách hàng vay tiền một cách nhanh chóng, nếu như khi vay tại các ngân hàng hoặc công ty tài chính thủ tục sẽ phức tạp, đời hỏi bạn phải chứng minh thu nhập, có những tài sản thế chấp ràng buộc nhưng vay nặng lãi thì các bước sẽ được rút gọn đến mức tối đa. Chỉ cần có CMND là bạn có thể vay được tiền ngay mà không cần phải chuẩn bị thủ tục hay chờ đợi. 

1.1. Ưu điểm

Nhanh chóng và tiện lợi, bạn không cần chứng minh thu nhập và tài sản thế chấp. Chỉ cần 1 tiếng hoặc 30 phút sẽ có tiền ngay. Số tiền vay được có thể từ 3 đến vài trăm triệu. Đối với dịch vụ cho vay này bạc chỉ cần có CMND, giấy tờ đăng kí xe hoặc đối với sinh viên chỉ cần thẻ sinh viên để các tổ chức cho vay ghi lại các thông tin là có thể vay tiền.

vay-nang-lai

1.2. Nhược điểm

Bởi vì những lợi ích trên mà một số người bất chấp mức lãi suất rất lớn để có thể vay được một khoản tiền, thông thường mức lãi suất rất cao thậm chí lên đến 25%/tháng, mức lãi suất này cao hơn rất nhiều so với mức lãi nhà nước quy định tại các ngân hàng và tổ chức cho vay.

1.3. Lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi?

Thông thường lãi suất của cho vay lãi sẽ do 2 bên thỏa thuận với nhau, nếu như bên vay đồng ý các quy định cũng như mức lãi suất bên cho vay đưa ra sẽ tiến hành kí kết hợp đồng hoặc viết giấy vay tiền.

Theo quy định của luật pháp thì mức lãi suất các bên thỏa thuận không được viết quá 20%/ năm, như vậy mức lãi suất tối đa sẽ là 1,66/ tháng, nếu như vượt quá mức lãi suất thỏa thuận mà pháp luật đã cho phép này thì khi xảy ra tranh chấp thì phần lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 

Theo điều 201 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017 quy định rằng cá nhân hoặc tổ chức nào cho vay lãi suất cao gấp 5 lần theo mức quy định và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đến 100 triệu đồng có thể sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp lật, mức phạt có thể là phạt hành chính hoặc cải tạo theo hình thức giam giữ hoặc không giam giữ.

2. Cho vay nặng lãi có thất đức không?

Với hình thức vay nặng lãi chúng ta không thể xét theo phương diện thất đức hay không mà hiện nay có cung thì ắt có cầu. Hình thức này các cá nhân hoặc tổ chức họ không ép buộc bạn phải vay mà tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân khách hàng có nhu cầu vay hay không.

cho-vay-nang-lai-co-that-duc-khong

Nếu như bạn xem xét và suy nghĩ về mức lãi suất nếu đồng ý thì bạn vay còn không sẽ không ai ép buộc bạn phải vay. Đối với người đi vay cần xem xét kĩ về khoản vay và nhu cầu của mình, tính toán kĩ các khoản để có thể thanh toán nhanh nhất tránh các trường hợp lãi chồng lãi sẽ gặp rắc rối về sau.

Đối với cá nhân và tổ chức cho vay nên đưa ra mức lãi suất phù hợp nhất theo quy định của pháp luật để tránh vi phạm pháp luật và bị xử phạt đúng theo quy định đưa ra.

3. Cho vay nặng lãi bị xử phạt thế nào?

Nếu như cho vay tiền mà mức lãi suất vượt quá 1,66%/tháng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Theo điều 163 bộ luật hình sự năm 1999 và đã được sửa đổi năm 2009 có quy định về tội cho vay nặng lãi như sau:

luu-ban-nhap-tu-dong-5-14

Nếu như cho vay nặng lãi mức lãi suất cao hơn quy định của pháp luật 10 lần sẽ bị gán vào tội chuyên bóc lột có thể bị xử phạt tiền từ 1 đến 10 lần số tiền lãi, trong một số trường hợp sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong thời hạn 1 năm.

Nếu như tổ chức cho vay nặng lãi quá số lãi quy định không có giấy phép có thể bị phạt tù từ 1 đến 5 năm. Đồng thời có thể bị phạt hành chính từ mức 1.000.000 đến 2.000.000 với một trong những hành vi sau:

  • Trộm cắp tài sản cá nhân hoặc của công
  • Chiếm đoạt tài sản của người khác
  • Dùng các thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản
  • Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

4. Vay tiền ở các tổ chức tín dụng có phải vay nặng lãi không?

Căn cứ vào điều 91 cảu luật tổ chức tín dụng năm 2010 đã quy định về mức lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh, tổ chức tín dụng có quyền được ấn định hoặc niêm yết giá, công khai mức lãi suất. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn họ sẽ tư vấn những mức lãi suất phù hợp, nếu như bạn đồng ý với điều khoản và mức lãi suất đưa ra sẽ tiến hành kí kết hợp đồng và giải ngân.

Như vậy khi vay tiền tại các công ty tín dụng không phải là hình thức vay nặng lãi vì mức lãi suất này được ấn định và niêm yết, được cấp phép và sự đồng ý của pháp luật và hệ thống ngân hàng nhà nước.

Giải pháp mà chúng tôi giới thiệu: Vay tiền bằng CMND 1-10 triệu

Với những thông tin trên bài viết trên chúng tôi hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản chất của vay nặng lãi, nếu như trong những trường hợp không quá cần thiết bạn không nên vay vì mức lãi cao nếu như không tính toán kĩ khả năng chi trả sẽ rất dễ vướng vào “Lãi mẹ đẻ lãi con”. Chúc các bạn thành công.

Share this post