Tại Việt Nam, xuất hiện một thẻ tín dụng 0% lãi suất trọn đời

Tại Việt Nam, xuất hiện một thẻ tín dụng 0% lãi suất trọn đời

Các bạn không đọc nhầm đâu, thực sự là tại Việt Nam có tồn tại một loại thẻ tín dụng 0% lãi suất theo đúng nghĩa đen của nó. Thẻ tín dụng không lãi suất này không đơn thuần chỉ là việc bạn được miễn lãi 45 ngày, 55 ngày mà là miễn lãi suất trọn đời của thẻ.

Tuy nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó. Cùng MoneyHub điểm qua những mấu chốt của loại thẻ tín dụng lãi suất bằng 0 này nhé.

1. Thẻ tín dụng 1% lãi suất là thẻ nào?

the-tin-dung-0-lai-suat

Năm 2019, Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB) tung ra thị trường Việt Nam thẻ tín dụng 0% lãi suất đầu tiên. Thẻ tín dụng này có tên đầy đủ là VIB Zero Interest Rate.

Loại thẻ tín dụng này cam kết không tính lãi suất cho các giao dịch chi tiêu mua sắm thông qua máy POS hoặc các giao dịch chi tiêu online khác. Bất kể là tháng đó bạn có trả hết tối đa dư nợ cuối kỳ hay không thì bạn vẫn được miễn lãi suất từ Ngân hàng VIB.

Tuy nhiên, không có miếng phô mát nào miễn phí cả. Để sử dụng được dòng thẻ này bạn phải thật sự hiểu về nó và những loại phí, lãi suất phát sinh nếu như bạn không thoả điều kiện mà ngân hàng đặt ra.

2. Những điều lưu ý về thẻ tín dụng 2% lãi suất

2.1. Phí quản lý giao dịch

Đây là loại phí đầu tiên mà bạn phải quan tâm đến khi sử dụng thẻ tín dụng VIB Zero Interest Rate này.

Phí quản lý giao dịch là loại phí mà ngân hàng thu của bạn khi bạn phát sinh một giao dịch bất kỳ. Với VIB Zerro Interest Rate, mỗi giao dịch phát sinh từ thẻ bạn sẽ chịu mức phí là 0,99% x số tiền giao dịch.

Ví dụ: Bạn mua cái tủ lạnh 3 triệu thì bạn tính thêm phí quản lý giao dịch là 0,99% x 3.000.000 đ = 29.700 đồng.

Những chiếc thẻ tín dụng bình thường khác thì không bị tính loại phí này. Nhưng may mắn thay là bạn được miễn phí này cho 3 kỳ sao kê đầu tiên.

2.2. Phí cam kết thanh toán

Đây cũng là một loại phí hoàn toàn mới mà những chiếc thẻ tín dụng thông dụng khác không có, đó là Phí cam kết thanh toán.

Phí cam kết thanh toán được hiểu là khi đến ngày thanh toán của thẻ tín dụng này, bạn trả vào một số tiền mà thấp hơn 20% tổng dư nợ của kỳ sao kê đó thì bạn phải chịu phí cam kết thanh toán là 1,99% x tổng dư nợ kỳ sao kê.

Ví dụ:

Trong bản sao kê thông báo rằng bạn đang nợ thẻ là 20 triệu đồng. Yêu cầu bạn thanh toán tối thiểu là 1 triệu đồng, thanh toán 20% dư nợ là 4 triệu đồng, thanh toán tối đa là 20 triệu đồng khi đến ngày thanh toán.

Nhưng đến ngày thanh toán, bạn chỉ trả vào 2 triệu đồng trên mức 5% đủ để đảm bảo không bị phát sinh nợ quá hạn nhưng thấp hơn mức 4 triệu (20%) mà loại thẻ này yêu cầu. Lúc này, bạn sẽ chịu Phí cam kết thanh toán là 1,99% x 20 triệu = 398.000 đ

Còn nếu như bạn thanh toán trên 4 triệu đồng thì xem như bạn đã thoả điều kiện và không cần phải chịu lãi cho các khoản nợ còn lại trên thẻ.

2.3. Phí thường niên

Phí thường niên của thẻ tín dụng VIB Zero Interest Rate là 699.000 đồng/năm. Loại phí này bất kể bạn có sử dụng thẻ tín dụng hay không thì hàng năm bạn đều phải trả số tiền này.

Đây là loại phí hết sức bình thường mà bất kỳ loại thẻ nào cũng phải chịu chứ không chỉ riêng gì loại thẻ tín dụng không lãi suất này nhé.

2.4. Lãi suất áp dụng cho các giao dịch rút tiền

Có một điều mà các bạn nên lưu ý là 0% lãi suất KHÔNG áp dụng cho các giao dịch rút tiền mặt tại trụ ATM. Nếu các bạn thực hiện rút tiền mặt tại trụ ATM thì bạn sẽ bị tính lãi suất là 2,5%/tháng, lãi được tính ngay tại thời điểm rút tiền.

Cách tính lãi của VIB Zero Interest Rate cũng không khác biệt mấy so với các loại thẻ tín dụng của các ngân hàng khác. Cứ hễ rút tiền mặt tại trụ ATM là bị tính lãi ngay, không được thời gian miễn lãi. Nếu rút tiền mặt tại các điểm dịch vụ qua máy POS thì vẫn được xem là giao dịch mua sắm bình thường.

3. Thẻ tín dụng 3% lãi suất phù hợp với những ai

VIB-Zero-Interest-Rate-1024x576

Ở phần này, mình sẽ làm một bài toán về kinh tế để cho các bạn thấy rằng những đối tượng dưới đây nên sử dụng loại thẻ tín dụng 0% lãi suất VIB Zero Interest Rate này.

3.1. Người thường xuyên xài full hạn mức nhưng chỉ trả tối thiểu

Quay lại câu chuyện nếu như nhóm người này sử dụng loại thẻ tín dụng bình thường và có thói quen sử dụng Max và trả Min.

Cũng với ví dụ trên, chị Mai sử dụng 20 triệu với dòng thẻ tín dụng thông thường, đến tháng chị trả tối thiểu là 5% dư nợ là 1 triệu đồng. Lãi sẽ bị tính là 2,5% x 20 triệu = 500.000 đồng.

Kỳ đầu tiên: 1 triệu đồng + 2,5% x 20 triệu = 1,5 triệu đồng. Lúc này nợ thẻ còn 19 triệu.

Kỳ thứ hai: 5% x 19 triệu + 2,5% x 19 triệu = 1,425 triệu đồng. Lúc này nợ thẻ còn 18,05 triệu

… cứ như vậy, bạn cứ trả hoài vài chục kỳ sao kê liên tiếp nhưng nợ vẫn còn nhưng lãi vẫn được tính đều mỗi tháng.

Tuy nhiên, nếu bạn dùng dòng thẻ tín dụng 0% lãi suất này thì mỗi tháng thay vì bạn chỉ trả 5% dư nợ thôi thì cố gắng trả 20% dư nợ đi, tầm vài kỳ là hết nợ mà không bị tính lãi suất nữa.

3.2. Người thường xuyên sử dụng dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng

Tại sao mình lại nói thẻ tín dụng này phù hợp với những ai hay sử dụng dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng. Cùng mình làm bài toán chi phí bên dưới đây nhé.

Nếu như bạn nợ thẻ tín dụng 50 triệu, mỗi tháng bạn sử dụng dịch vụ đáo hạn bên ngoài sẽ tốn đâu đó cỡ 2% x 50 triệu đồng = 1 triệu đồng/tháng.

Nếu như vẫn với số nợ đó, bạn dùng thẻ tín dụng không lãi suất như mình nói ở trên thì mỗi tháng bạn sẽ bị tính như thế này. Thay vì đáo hạn 50 triệu thì bạn chỉ cần đáo hạn 20% của 50 triệu là đã được miễn lãi rồi. Số tiền bạn phải chi trả cho mỗi tháng gồm:

  • Phí quản lý giao dịch: 0,99% x (20% x 50 triệu) = 99.000 đồng.
  • Phí dịch vụ đáo hạn thẻ: 2% x (20% x 50 triệu) = 200.000 đồng

Tổng: 299.000 đồng/tháng.

Như vậy là bạn đã tiết kiệm được 701.000 đồng mỗi tháng rồi đó. Không cần cảm ơn.

Share this post