Thanh Khoản Là Gì? Thông Tin Cần Biết Về Tính Thanh Khoản

Thanh Khoản Là Gì? Thông Tin Cần Biết Về Tính Thanh Khoản

thanh-khoan-la-gi

1. Ý Nghĩa Của Tính Thanh Khoản Là Gì? 

Ý nghĩa của tính thanh khoản đối với nhà đầu tư thể hiện ở khả năng chuyển đổi nhanh chóng, mức độ an toàn khi chuyển đổi của tài sản:

  • Thể hiện mức độ năng động, hiệu quả của thị trường. Thị trường càng sôi động thì tính thanh khoản càng cao do có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia.
  • Khả năng dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư.

2. Xếp Loại Tài Sản Có Tính Thanh Khoản 

Mức độ thanh khoản từ cao đến thấp của các loại tài sản, tiền tệ được đánh giá từ cao đến thấp như sau:

  • Tiền mặt
  • Đầu tư ngắn hạn
  • Khoản phải thu
  • Ứng trước ngắn hạn
  • Hàng tồn kho

Trong danh sách trên, tiền mặt được xem là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì nó là công cụ dùng trực tiếp khi thanh toán, lưu thông, dễ dàng tích trữ hàng hóa, tài sản.

Cũng vì lý do này, tiền mặt cũng trở thành thước đo cho tính thanh khoản của các loại tài sản.

Một tài sản càng dễ dàng chuyển thành tiền mặt thì càng có tính thanh khoản cao.

Hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất, tức là không dễ dàng để chuyển đổi thành tiền mặt. Thông thường, hàng tồn kho phải trải qua phân phối, tiêu thụ, thu của khách hàng rồi mới trở thành tiền mặt.

cac-tai-san-co-tinh-thanh-khoan

3. Tính Thanh Khoản Trong Ngân Hàng 

Tính thanh khoản là chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá một ngân hàng. Ngân hàng cần có khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu giải ngân, rút tiền mặt như cam kết với khách hàng. Điều này thể hiện ngân hàng có tính thanh khoản tốt.

3.1. Đặc Điểm Của Thanh Khoản Ngân Hàng 

Tính thanh khoản của ngân hàng sở hữu những đặc điểm quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ:

  • Cung – cầu tiền mặt không cân bằng. Ngân hàng khó có thể kiểm soát được nhu cầu rút gửi, vay vốn của khách hàng, vì vậy, thường ở trong trạng thái thặng dư hoặc thâm hụt.
  • Khi nguồn vốn được giữ lại để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng cao thì đồng nghĩa với lợi nhuận của ngân hàng càng thấp và ngược lại.

3.2. Tiêu Chí Đánh Giá Khả Năng Thanh Khoản Của Tổ Chức Tín Dụng 

Để đánh giá khả năng thanh khoản thông thường sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu định lượng, định tính sau:

  • Các chỉ tiêu định lượng có thể tính toán được các tỷ lệ đối với:  Tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng tài sản bình quân; Nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; Dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; Tiền gửi của khách hàng có số dư tiền gửi lớn so với tổng tiền gửi.
  • Các chỉ tiêu định tính bao gồm mức độ tuân thủ pháp luật về: tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; ban hành, rà soát, sửa đổi, bổ sung và báo cáo quy định nội bộ về quản lý thanh khoản và tuân thủ các quy định pháp luật khác về quản lý rủi ro thanh khoản.

thanh-khoan-ngan-hang

3.3. Nguồn Cung Cấp Thanh Khoản

Nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng đến từ:

  • Các khoản tiền gửi nhận được
  • Phí thu từ việc cung cấp các dịch vụ
  • Các khoản tín dụng thu về
  • Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng
  • Vay mượn từ thị trường tiền tệ

3.4. Nhu Cầu Tạo Ra Thanh Khoản

Các hoạt động tạo ra nhu cầu về thanh khoản cho ngân hàng bao gồm:

  • Khách hàng rút tiền từ các khoản tiền gửi
  • Khách hàng đề nghị vay vốn
  • Thanh toán các khoản phải trả khác
  • Chi phí để tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng
  • Thanh toán cổ tức cho cổ đông

3.5. Nguyên Nhân Gây Ra Rủi Ro Thanh Khoản 

Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng trong trường hợp ngân hàng không hoặc chậm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng. Ngân hàng thiếu hụt ngân quỹ, hoặc tài sản ngắn hạn. Vì vậy, ngân hàng thiếu dự trữ tiền mặt và không thể huy động vốn ngay.

Điểm c Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN đã nêu rõ rủi ro thanh khoản là rủi ro do:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó.”

3.6. Thiệt Hại Từ Rủi Ro Thanh Khoản 

Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản tác động đến cả ngân hàng, khách hàng. Cụ thể là:

  • Đối với ngân hàng: buộc phải tăng lãi suất để huy động thêm vốn. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay không thay đổi có thể khiến doanh thu từ hoạt động của ngân hàng giảm sút hoặc phải tăng lãi suất cho vay.
  • Đối với khách hàng: có thể sẽ phải vay với mức lãi suất cao hơn.
  • Đối với nền kinh tế: gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp vay.

3.7. Khuyến Nghị Giải Pháp Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản 

Các biện pháp để quản lý rủi ro thanh khoản:

  • Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, để đang dạng hóa, thu hút nguồn vốn.
  • Sử dụng các công cụ tái cấp vốn.
  • Quản lý, thực hiện nghiêm túc các quy định về hoạt động tín dụng của Nhà nước.
  • Cơ cấu các nguồn vốn huy động, vốn vay hợp lý giữa trung hạn và ngắn hạn.
  • Duy trì tỷ lệ dự trữ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng ở tỷ lệ hợp lý.
  • Quản lý tốt rủi ro thanh khoản.

4. Thanh Khoản Chứng Khoán 

Tính thanh khoản của chứng khoán thể hiện ở khả năng dễ dàng mua bán, giá cả tương đối ổn định trong ngắn hạn. Thông qua thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư dễ dàng chuyển đồi từ chứng khoán sang tiền mặt và ngược lại. Điều này thể hiện sự linh hoạt, an toàn của vốn.

4.1. Rủi Ro Trong Thanh Khoản Chứng Khoán 

Tính thanh khoán của chứng khoán được đo lường bằng thời gian và chi phí để chuyển đổi thành tiền mặt.

Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán là khi mất nhiều thời gian, chi phí để thu hồi vốn của nhà đầu tư. Điều này có nghĩa là khó tìm được người mua ở mức giá kỳ vọng, hoặc phải chấp nhận mức giá thấp hơn để đổi sang tiền mặt.  Trường hợp này nhà đầu tư sẽ chịu mức lỗ nhất định.

4.2. Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Tính Thanh Khoản Chứng Khoán 

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của Chứng khoán

  • Các chỉ số tài chính phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có khá nhiều chỉ số tài chính phản ánh kết quả sử dụng vốn của doanh nghiệp như: tỷ lệ P/E, lợi nhuận…
  • Các chính sách của Nhà nước tác động đến doanh nghiệp. Tùy chính sách phát triển chung của đất nước mà Chính phủ có thể ban hành những quy định hành chính áp dụng với ngành, nghề kinh doanh.
  • Các quy định về đầu tư nước ngoài.
  • Tâm lý của các nhà đầu tư. Trên thị trường luôn có những nhà đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Hoạt động của các nhà đầu tư ngắn hạn thường phụ thuộc và biến động chung của thị trường. Qua đó tác động đến tính thanh khoản của thị trường.

4.3. Cách Hạn Chế Rủi Ro 

Các sản phẩm đầu tư tài chính như chứng khoán phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố nội tại của doanh nghiệp và tình hình thị trường chung. Vì vậy, các để hạn chế rủi ro thanh khoản chứng khoán bao gồm:

  • Xem xét đến khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
  • Đánh giá được xu hướng biến động của ngành, của thị trường nói chung.
  • Thực hiện phân bổ nguồn lực hợp lý.

5. Kết Luận

Tính thanh khoản là gì đã được trả lời khá đầy đủ bằng bài viết trên. Chứng khoán và tiền gửi ngân hàng là những khoản đầu tư có tính thanh khoản khá cao, vì vậy được các nhà đầu tư ưa thích.

Share this post