Thanh Toán TT Là Gì? Ưu – Nhược Điểm Và Quy Trình Thanh Toán

Thanh Toán TT Là Gì? Ưu – Nhược Điểm Và Quy Trình Thanh Toán

Giao thương phát triển kéo theo các hình thức thanh toán cũng được phát triển theo. Các doanh nghiệp ngày càng có nhiều lựa chọn về các phương thức thanh toán. Thanh toán TT là một phương thức giao dịch phổ biến hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu về phương thức này qua bài viết sau.

1. Thanh Toán TT Là Gì?

Thanh toán TT là viết tắt của cụm từ tiếng anh Telegraphic Transfer nghĩa là thanh toán bằng điện. Đây là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến trên thế giới. Phương thức thanh toán TT diễn ra nhanh chóng và thuận tiện.

phuong-thuc-thanh-toan-TT

Hiện nay, phương thức thanh toán TT được thực hiện theo lệnh của người trả tiền. Theo quy ước chung của thế giới, thanh toán TT được chia thành 3 loại chính bao gồm:

  • TT in advance nghĩa là chuyển điện tiền trả trước. Người mua hàng sẽ trả tiền trước cho người mua một khoản trước khi nhận hàng.
  • TT at sight nghĩa là chuyển tiền trả ngay. Người mua hàng sẽ trả tiền cho người bán khi người bán tiến hành giao hàng.
  • TT at X days nghĩa là chuyển tiền trả sau X ngày. Người mua hàng sẽ nhận hàng trước và thanh toán tiền sau X ngày như thỏa thuận.

2. Các Bên Tham Gia Vào Phương Thức Thanh Toán TT

Trong phương thức thanh toán TT có sự tham gia của 4 bốn tham gia chính bao gồm:

  • Người chuyển tiền: là người nhập khẩu hay người mua hàng cần thanh toán tiền hàng.
  • Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng thay mặt người mua hàng thanh toán nhả điện cho nhà xuất khẩu.
  • Ngân hàng đại lý: là ngân hàng nhận tiền từ ngân hàng chuyển tiền và thông báo cho nhà xuất khẩu.
  • Người nhận tiền hay là người xuất khẩu hàng hóa. Bên nhận tiền sẽ chuyển hàng hóa cho khách hàng và đợi lệnh nhận tiền.

3. Quy Trình Chuyển Tiền Theo Phương Thức Thanh Toán TT (Telegraphic Transfer)

Phương thức thanh toán Telegraphic Transfer là một trong những phương thức thanh toán quốc tế đơn giản nhất hiện nay. Quy trình thanh toán bằng điện bao gồm 4 giai đoạn chính sau:

  • Giai đoạn 1: Người bán bàn giao chứng từ hàng hóa cho người mua qua email hoặc chuyển tận tay.
  • Giai đoạn 2: Người mua làm thủ tục hồ sơ thanh toán tại ngân hàng đại diện của mình.
  • Giai đoạn 3: Ngân hàng kiểm tra thông tin trên hồ sơ giấy tờ của người mua. Sau khi các giấy tờ hợp lệ, ngân hàng sẽ chuyển tiền đến ngân hàng thụ hưởng.
  • Giai đoạn 4: Ngân hàng thụ hưởng chuyển tiền cho người thụ hưởng.

4. Vai Trò Của Ngân Hàng Trong Phương Thức Thanh Toán Điện Chuyển Tiền TT

So với các phương thức thanh toán quốc tế khác thì trong thanh toán TT ngân hàng giữ ít vai trò hơn. Ngân hàng chủ yếu đóng vai trò là trung gian hỗ trợ chuyển tiền. Cụ thể, vai trò của ngân hàng được thể hiện như sau:

  • Phụ trách kiểm tra thông tin của người mua hàng, hỗ trợ giao dịch chuyển tiền.
  • Không có trách nhiệm theo dõi và đốc thúc công nợ thanh toán.
  • Quy trình giao dịch tiền diễn ra đơn giản, nhanh chóng.
  • Chi phí của thanh toán tương đối thấp, chủ yếu là phí chuyển tiền.

5. Đánh Giá Quy Trình Thanh Toán TT

Thanh toán quốc tế là một lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao. Mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu nhược điểm riêng. Nhìn chung phương thức thanh toán bằng điện có nhiều ưu điểm hơn nhược điểm.

cach-thanh-toan-TT

5.1. Ưu Điểm

Ưu điểm lớn nhất của phương thức thanh toán TT là thanh toán nhanh chóng. Chỉ cần bên nhập khẩu gửi lệnh thanh toán thì lệnh chuyển tiền có thể hoàn thành trong 1 ngày làm việc. Ngoài ra, thanh toán bằng điện có chi phí tương đối thấp.

5.2. Nhược Điểm

Bên cạnh các ưu điểm của mình thì phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền cũng mang một số nhược điểm. Thanh toán chuyển điện không có sự đảm bảo của ngân hàng nên cũng tiềm tàng rủi ro cho bên xuất khẩu. Hơn nữa, thanh toán bằng điện diễn ra trong thời gian ngắn nên nếu có sai sót sẽ khó chỉnh sửa.

6. Rủi Ro Cần Biết Khi Sử Dụng Hình Thức Thanh Toán T/T

Nhìn chung, thanh toán bằng điện chuyển tiền tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các phương thức thanh toán quốc tế khác. Thanh toán có rủi ro trong cả trường hợp trả trước hay trả sau. Cụ thể:

  • Đối với thanh toán TT trả trước: người mua hàng sẽ chịu nhiều rủi ro hơn. Khi khách hàng chưa nhận được hàng đã phải thanh toán trước. Nếu khách thanh toán toàn bộ tiền hàng mà người bán không giao hàng thì sẽ khó thu hồi. Hơn nữa, khoản thanh toán trước sẽ mất một khoản vốn đặt trước.
  • Đối với thanh toán TT trả sau: người bán hàng sẽ nhận nhiều rủi ro hơn. Khi hàng đã được giao mà khách hàng không thanh toán sẽ rất rủi ro. Khi thu hồi vốn chậm sẽ ảnh hưởng tới vòng quay của vốn, ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính.

7. Phân Biệt TT Và TTR

Thanh toán TTR (Telegraphic Transfer Reibursement) nghĩa là một phương thức điện chuyển tiền theo LC. Thanh toán LC (Letter Credit) là một phương thức thanh toán mà lệnh chuyển tiền chỉ được ngân hàng phê duyệt thì bên xuất khẩu làm theo chỉ dẫn của LC.

thanh-toan-TT-nhanh-gon

Nếu trong LC quy định cho phép thanh toán TTR thì bên xuất khẩu chỉ cần xuất trình chứng và được nhận thanh toán trong vòng 36 giờ. Nếu LC không chấp nhận TTR thì bên xuất khẩu cần đợi ngân hàng check và chấp nhận thanh toán để nhận tiền.

8. Kết Luận

Thanh toán TT đang được sử dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế hiện nay. Nhờ ưu điểm nhanh chóng và thuận lợi đã thúc đẩy kinh tế quốc tế. Hi vọng bài viết đã giúp bạn học hỏi được kiến thức hữu ích về phương thức thanh toán bằng điện.

Share this post