Token là gì? Cơ chế hoạt động của Token
Token là gì?
Token là 1 loại chữ ký số hay chữ ký điện tử được mã hóa thành những con số (mã OTP) với thiết bị chuyên biệt.
Tuy nhiên, Token không chỉ dừng lại ở những khái niệm đơn giản. Dưới đây sẽ là những thông tin cụ thể về Token mà bạn cần biết.
1. Token là gì?
Có rất nhiều khái niệm về Token, nhưng chính xác nhất thì Token là chữ ký số hay còn được gọi là chữ ký điện tử được mã hoá thành những con số trên thiết bị chuyên biệt, nhằm mục đích tăng cường bảo mật trong các giao dịch tài chính.
Mã Token chỉ được sử dụng một lần duy nhất và được tạo ra ngẫu nhiên mỗi khi giao dịch.
Mã Token có thể được thay thế như chữ ký của bạn vì nó hoàn toàn có giá trị pháp lý.
Điều đó, giúp bạn không tốn quá nhiều thời gian trong việc làm giấy tờ chứng minh.
Ngoài ra, Token được mọi người quan tâm vì sự tiện lợi của nó.
Vì thế mà Token không chỉ được sử dụng trong các giao dịch của ngân hàng, mà còn được sử dụng rộng rãi ở ứng dụng mạng xã hội như Facebook hay các cơ quan thuế, giao dịch tài chính hoặc dùng trong các dịch vụ vay tiền nhanh online để xác thực tài khoản hồ sơ vay.
Tiếp đến, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các loại Token. Token gồm 2 dạng: Hard Token và Soft Token.
1.1. Hard Token là gì?
Hard Token hiểu đơn giản là 1 thiết bị hỗ trợ tạo mã Token mà bạn có thể cầm nắm được.
Các loại Hard Token hiện nay đa phần đều có kích thước khá nhỏ gọn cỡ 1 chiếc USB, rất thuận tiện khi mang theo và bạn sẽ cần thiết bị này để lấy mã khi giao dịch.
1.2. Soft Token là gì?
Soft Token là một phần mềm được cài đặt trên các thiết bị di động hay máy tính và cũng có nhiệm vụ cung cấp mã Token mỗi khi giao dịch.
2. Cơ chế hoạt động của Token
Như bạn đã biết, mã Token được tạo ra từ thiết bị tạo mã Token như Hard Token (máy Token) hoặc Soft Token (phần mềm máy tính hoặc phần mềm trên điện thoại di động).
Để tăng tính bảo mật cho bạn trong các giao dịch tài chính như mua hàng online, chuyển tiền online, thanh toán hóa đơn thì tài khoản ngân hàng của bạn sẽ được gắn với một thiết bị Token và bạn sẽ đặt mã PIN cho thiết bị Token của mình.
Khi bạn cần giao dịch thì thiết bị tạo mã Token sẽ gửi cho bạn một mã số để xác nhận hay còn gọi là mã OTP.
Mã OTP có 6 đến 8 chữ số, chỉ được sử dụng một lần duy nhất trong một khoảng thời gian tầm 60s.
Để tăng tính bảo mật cao hơn nữa cho các thiết bị Token thì bạn cần phải nhập mã PIN của mình trước khi lấy mã OTP.
Hiện nay, đa phần các giao dịch online đều được các ngân hàng có hệ thống E-Banking áp dụng miễn phí để bảo mật cho khách hàng thông qua hình thức gởi mã OTP qua tin nhắn sms.
Các giao dịch với máy Token (hard token) thì ít phổ biến hơn và bạn sẽ phải trả thêm chi phí từ 200.000đ – 400.000đ để được cung cấp máy Token.
3. Phân biệt các loại Token
Có 3 loại mã token phổ biến nhất hiện nay: Token Facebook, Token Coin và Token key ngân hàng.
Mỗi loại token sẽ có những thông tin và chức năng khác nhau, cùng HoTroVay.Vn đi tìm hiểu tiếp nhé.
3.1. Token Facebook
Token facebook hay còn gọi là Access Token hiểu đơn giản là một đoạn mã hóa được Facebook tạo ra ngẫu nhiên và có chứa dữ liệu tài khoản Facebook của bạn.
Khi có mã Token Facebook, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản Facebook của mình mà không cần phải nhập User name và mật khẩu.
Các ứng dụng phần mềm từ 1 bên thứ 3 cũng sẽ cần mã Token Facebook thì mới có thể thể hoạt động tương tác như like, share hoặc đăng bài viết.
3.2. Token Coin
Token Coin là 1 thuật ngữ dùng để chỉ các đồng tiền ảo hay còn gọi là các đồng tiền kỹ thuật số.
Thuật ngữ Token cũng thường được sử dụng nhiều trong các giao dịch tiền điện tử nên bạn cần phân biệt rõ về Token trong giao dịch ngân hàng hay là Token trong các giao dịch tiền điện tử nhé.
3.3. Token Key ngân hàng
Token key ngân hàng là tên gọi để chỉ các loại thiết bị tạo mã Token (bao gồm cả hard Token và soft Token) với mục đích bảo mật cho các giao dịch tài chính của khách hàng tại hệ thống ngân hàng.
4. Cách sử dụng mã Token trong giao dịch ngân hàng
Dưới đây là 5 bước cực kỳ đơn giản giúp bạn sử dụng giao dịch Online một cách dễ dàng nhất.
- Bước 1: Đăng nhập vào Internet banking hoặc Mobile banking.
- Bước 2: Nhập tên đăng nhập và mật khẩu.
- Bước 3: Thực hiện giao dịch như chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại, thanh toán các hóa đơn hằng ngày…
- Bước 4: Khi được Token cung cấp mã OTP, bạn chỉ cần nhập vào để xác nhận.
- Bước 5: Hoàn thành giao dịch.
5. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Token
Token có nhiều ưu điểm nổi bật và đó cũng là lý do mà Token được sử dụng rộng rãi nhưng cũng có những hạn chế mà bạn cần lưu ý.
5.1. Ưu điểm
- Token được sử dụng đơn giản.
- Máy Token được thiết kế nhỏ gọn và tiện lợi cho việc mang theo.
- Khi thêm một lớp bảo mật nữa thì tính an toàn trong giao dịch được tăng cao và hiếm có khả năng bị mất tiền.
- Mã OTP chỉ được sử dụng cho một lần và chỉ tồn tại 60s, vì vậy OTP sẽ vô hiệu hoá khi bị lộ ra ngoài.
5.2. Nhược điểm
- Chi phí dịch vụ khi bạn cài đặt thiết bị Token khá cao từ 200.000 đến 400.000 đồng.
- Mã OTP chỉ có hiệu lực trong 60s nên bạn sẽ cần xác thực nhanh khi giao dịch nếu không sẽ phải làm lại.
- Để có thể giao dịch được thì bạn cần phải có máy Token.