FOMO là gì? FUD là gì? Cách nhận biết thị trường đang bị FOMO

FOMO là gì? FUD là gì? Cách nhận biết thị trường đang bị FOMO

Hội chứng FOMO là gì? FUD là gì? Mà khiến cho nhiều nhà đầu tư đu đỉnh trong các quyết định đầu tư của mình. FOMO và FUD là một thuật ngữ có thể rất xa lạ với người khác, nhưng với những người tham gia thị trường đầu tư tài chính như chứng khoán, Forex, crypto thì không ai mà không nghe đến từ khoá này.

Đặc biệt là thị trường Crypto là một thị trường mà hội chứng FOMO diễn ra một cách thường xuyên. Đó là nguyên nhân khiến nhà đầu tư nhỏ lẽ mất tiền từ thị trường này.

1. FOMO là gì?

FOMO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Fear Of Missing Out là một hội chứng sợ vụt mất cơ hội, sợ bị bỏ lỡ lại phía sau. Chính nổi sợ này đã khiến nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường mà chưa tìm hiểu kỹ. Họ sợ rằng nếu mình không nắm bắt cơ hộ này thì mình vuột mất cơ hội trở lên giàu có.

Chình vì yếu tố đã khiến nhiều người bị cảm xúc kiểm soát lý trí và đưa ra nhiều quyết định chạy theo đám đông. Những quyết định có phần hấp tấp và thiếu cơ sở để đánh giá và phân tích rồi dẫn đến hậu quả là mất tiền.

2. FUD là gì?

fud-la-gi-1024x576

FUD là từ viết tắt của cụm từ Fear – Uncertainty – Doubt, có nghĩa là Sợ hãi – Không chắc chắn – Nghi ngờ. Đây là hội chứng của những nhà đầu tư luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi. Họ dường như rất nhạy cảm khi nghe một thông tin gì đó bất lợi đến danh mục đầu tư là liền quyết định bán tháo thứ mình đang sở hữu.

Đặc biệt, trong bối cảnh fake news (tin giả) có mặt rải rác trên khắp các trang mạng xã hội. Những fake news này được tung ra có mục đích của những người muốn thao túng thị trường. Họ có đội ngũ để lan truyền những tin như thế ra cộng đồng và trục lợi từ nó.

Bạn xem lại bản thân đã từng mắc hội chứng FUD này chưa nhé, mình thì từng có rồi đó.

3. Đặc điểm nhận dạng bạn đang bị hội chứng FOMO, FUD

dau-hieu-nhan-biet-fomo-la-gi-1024x576

Không biết phải vô tình trùng hợp hay sao mà những người mắc hội chứng FOMO và FUD sẽ có những suy nghĩ trong đầu hoặc những câu nói mang hàm ý tương tự dưới đây:

  • “Tôi thấy rất nhiều người giàu có tham gia mà, không lý nào họ lại đi lừa đảo.”

Việc nhiều người nổi tiếng tham gia vào một mô hình nào đó không đồng nghĩa rằng mô hình đó tốt. Có rất nhiều trường hợp người giàu có bị lợi dụng hình ảnh cho mục đích xấu. Lừa đảo hay không, hãy tự mà đi phân tích mô hình kinh doanh. Tiền là của bạn cơ mà.

  • “Nếu như lần này mình không đầu tư với nó, nhỡ nó trúng mánh nó giàu hơn mình sao ta?”

Đây là điều trong đầu của những người mắc hội chứng FOMO khi có ai đó rủ họ đầu tư một cái gì đó. Ví dụ như đầu tư coin chẳng hạn. Việc sợ người khác giàu hơn mình rất tai hại, nó sẽ khiến bạn nắm bắt tất cả các cơ hội mà không cần biết đúng sai.

  • “Chỉ cần giá của nó đạt mức 100 USD thì tôi giàu to. Tôi sẽ mua nhà lầu, tậu xe xịn.”

Bạn cần phải có kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu là khi nào nó lên giá, và giá lên bao nhiêu. Để trả lời được câu hỏi đó bạn phải quay lại những vấn đề cốt lõi và cơ bản của một dự án. Triển vọng, tiềm năng và năng lực thực thi của những người dẫn dắt như thế nào. Không thể nói khơi khơi rồi trông chờ thành quả đến được.

  • “Dự án này được lên báo Tuổi Trẻ kìa, đầu tư nhanh thôi.”

Một số nhà đầu tư lão làng khi thấy một dự án nào đó mà được lên báo thì họ bắt đầu bán ra chứ không phải mua vô. Có một câu nói vui như thế này: “Nếu như bà bán tạp hoá đầu ngõ bàn về Bitcoin thì bạn nên thoát ra được rồi.”

Cũng giống như được lên báo vậy, khi mà tất cả mọi người đều biết thì nó không còn là cơ hội nữa. Chia sẻ với bạn luôn để đăng 1 bài lên báo Tuổi Trẻ chỉ cần 10 triệu đồng.

4. Một số ví dụ về FOMO ở trong thời gian vừa qua

dogecoin-vs-elon-musk-1024x576

4.1. Thị trường Crypto

Các bạn có nhớ đồng Dogecoin không? Theo số liệu thống kê thì hết 67% số lượng Dogecoin đang lưu hành nằm trong tay những cá mập. Việc thổi giá lên hoặc đạp giá xuống là việc làm dễ như trở bàn tay. Chỉ cần bán tháo các coin đang sỡ hữu thì sẽ tạo hiệu ứng FUD, khiến nhiều người lo lắng và bán tháo theo. Sau đó, các cá mập này lại bơm tiền để mua vô lại hoặc đăng tweet như Elon Musk chẳng hạn sẽ tạo được hiệu ứng FOMO kéo giá lên lại.

4.2. Thị trường chứng khoán

Cách đây vài tháng, cổ phiếu của các ngân hàng như Techcombank, MBBank sốt sình sịt khi chúng được nâng giá không phanh. Rồi sau đó liên tục báo cáo lợi luận lời liên tục khiến nhiều người đổ sô vào mua cổ phiếu của các ngân hàng. Sau đó, giá trị của các cổ phiếu này rớt thê thảm, khiến nhiều người lao vào theo hiệu ứng FOMO đang đu đỉnh. Không gồng lỗ nổi và phải cắt lỗ.

4.3. Thị trường Forex

Thị trường Forex là một trong những thị trường bị ảnh hưởng rất lớn bởi tin tức. Tin tức được đưa ra liên tục, tin thật có và tin giả có. Những người trade theo trường phái dài hạn nếu không giữ vững lập trường rất có thể vì FUD mà dừng giao dịch phá vỡ các quy tắc đặt ra ban đầu.

Ví dụ như tin Mỹ ngưng mua dầu ở Trung Đông cũng khiến giá dầu trên thị trường CFD lao dốc không phanh.

5. Tại sao nhà đầu tư dễ bị FOMO chi phối?

tai-sao-lai-bi-fomo-chi-phoi-1024x576

5.1. Sợ bị bỏ lỡ

Sợ bị bỏ lỡ là một trong những nguyên nhân chính gây nên hội chứng FOMO. Khi giá cổ phiếu đang lên cao, nhiều người lo sợ rằng nó sẽ lên cao nữa và không còn cơ hội để mua. Nên dồn hết tiền để mua nó và kết cục giá tại thời điểm họ thực hiện lại là giá đỉnh của thị trường.

5.2. Kỳ vọng thái quá

Việc bạn đặt kỳ vọng thái quá tiềm năng của một danh mục đầu tư sẽ khiến bạn lúc nào cũng ở trên mây. Kỳ vọng lớn rất có khả năng là do bạn đã tiếp nhận quá nhiều nguồn thông tin tốt về dự án đó. Những thông tin này phần lớn là từ những cá voi tung ra.

Hãy luôn nhớ rằng, thị trường lên được thì cũng xuống được. Nếu không vào giá được lúc hoàn hảo thì không nên vào, có thể chờ đợt sau.

5.3. Tự mãn

Bạn được quyền tự tin vào bản thân mình nhưng không được tự mãn. Tự mãn khiến cho bản thân nhà đầu tư tự đưa mình vào trạng thái đứng trên tất cả. Cho rằng tất cả các quyết định của mình đều chính xác. Điều đó khiến cho nhà đầu tư như con thiêu thân lao vào thị trường mà chưa tìm hiểu tường tận của một đồng coin hoặc cổ phiếu đó.

5.4. Tham là thâm

Lòng tham là thứ đáng sợ nhất, vì nó dễ đưa bạn trở lại mặt đất nếu đã có lời mà chưa chịu chốt. Nhiều nhà đầu tư có tâm lý kiểu giá đã qua vùng giá này rồi, chắc chắn sẽ còn lên nữa. Mặc dù giá hiện tại đã đúng kế hoạch ban đầu đề ra.

Việc này khiến bạn phá vỡ đi kế hoạch ban đầu và kết quả là kiếm thêm chẳng được mà còn mất luôn những gì đang có. Tham thì thâm thôi chứ biết trách ai bây giờ.

6. Cách đứng ngoài cuộc nhìn hiệu ứng FOMO lùa gà

cach-dung-ngoai-moi-cuoc-fomo-1024x576

Hiểu được FOMO là gì, FUD là gì chưa chắc đã khiến bạn luôn đứng ngoài cuộc khi thị trường đang có dấu hiệu bị FOMO. Chỉ cần tập trung thực hiện các nguyên tắc dưới đây sẽ làm cho bạn bình tĩnh trước mọi up trend.

6.1. Phân tích thị trường

Phân tích thị trường là thứ mà mình luôn khuyên các bạn phải thực hiện trước khi bắt đầu rót tiền vào bất kỳ một danh mục đầu tư nào.

Nếu như bạn đang trade coin trong dài hạn thì hãy phân tích thị trường xem tiềm năng của dự án này như thế nào? Năng lực triển khai của đội ngũ lãnh đạo ra sao? Từ đó mới đưa ra được nhận định cho bản thân, đồng thời chia sẻ nhận định này lên một nhóm chat hoặc cộng đồng xem họ có đồng quan điểm với mình hay không?

6.2. Có kế hoạch ngay từ đầu

Bạn nên đặt ra kế hoạch đầu tư ngay từ đầu như danh mục đầu tư này đầu tư ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Đồng thời, khi đã có kế hoạch rồi thì hãy luôn cam kết với kế hoạch đó. Tránh bị hiệu ứng FOMO, FUD làm thay đổi kết hoạch ban đầu.

Một khi thị trường đi đúng và đạt được kế hoạch đề ra thì nhanh chóng đóng giao dịch. Xem như phần lợi nhuận còn lại không dành cho mình. 

6.3. Tiếp nhận thông tin có chọn lọc

Trader không thể nào không tham gia vào các hội nhóm trên Facebook, Zalo, Telegram. Chính điều đó khiến bạn tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau. Do đó, hãy tiếp nhận thông tin có chọn lọc và lọc được cái nào là tin tức và cái nào là tin giả.

Nếu bạn đầu tư coin, hãy cố gắng follow Twitter của những Founder dự án, vì họ sẽ đưa ra những thông tin chính xác nhất về đồng tiền đó.

6.4. Cắt lỗ, chốt lời đúng thời điểm

Cắt lỗ, chốt lời đúng thời điểm sẽ giúp bạn đứng ngoài cuộc các đám đông đang bị FOMO. Nếu như kế hoạch đang bị lung lây và cần điều chỉnh lại mục tiêu. Hãy quay lại cách số 1 phân tích lại thị trường để xem thời điểm này có nên thoát lệnh hay không.

Tuy nhiên, hãy phân tích thật kỹ, tránh bị hội chứng sợ hãi FUD tiêu khiển bạn như một con rối.

6.5. Tự xây dựng phong cách đầu tư cho riêng mình

Nên xây dựng cho mình một phong cách đầu tư không trộn lẫn vào ai. Đừng cố gắng làm cho bản thân mình giống một ai đó. Bất kể bạn có hâm mộ người đó đi chăng nữa, tránh biến mình thành một nồi lẩu thập cẩm khi biết quá nhiều phương pháp trade khác nhau.

Biết là một chuyện và theo đuổi phương pháp của riêng mình là chuyện khác.

6.6. Luôn luôn quản lý vốn

Luôn luôn quản lý vốn thậm chí là tuần, tháng, năm sẽ khiến bạn hiểu rõ bản thân mình hơn. Cơ hội đến nhưng vượt quá khả năng vốn của bạn thì tuyệt đối không tham gia. Việc vay mượn tiền để đầu tư là đấu hiện bạn đang bị hội chứng FOMO điều khiển.

7. FOMO không xấu xa như bạn nghĩ

Tuy nhiên, FOMO và FUD không xấu xa như bạn nghĩ đâu. Nếu như bạn biết dùng lý trí để quan sát và nhận định thì bạn có thể tận dụng FOMO và FUD để kiếm lợi nhuận cho bản thân.

Nếu như bạn nhận định các tin tức trên thị trường đang có sẽ khiến đồng coin này tăng giá. Hãy lướt sóng và nhanh chóng thoát khỏi thị trường trước khi giá đạt đỉnh. Hoặc bạn có thể tận dụng lúc mọi người đang lo sợ với FUD thì nhanh chóng mua vào và bán ra khi cá mập nhảy vào thao túng giá.

Đương nhiên, để áp dụng được cách này đòi hỏi bạn phải chịu khó quan sát một đồng crypto đó trong một thời gian dài. Thậm chí là bỏ qua cơ hội một vài lần trước khi quá hiểu về cách thị trường vận động.

Mong là sau bài viết này, bạn sẽ hiểu được bản chất của FOMO là gì? FUD là gì? Từ đó đưa ra được những lựa chọn khôn ngoan của bản thân tránh bị FOMO lâm vào cảnh nợ nần.

Share this post