Có nên mua xe máy cũ ở tiệm cầm đồ: Thủ tục sang tên và lưu ý

Có nên mua xe máy cũ ở tiệm cầm đồ: Thủ tục sang tên và lưu ý

Những chiếc xe máy cũ được bày bán tại các cửa tiệm cầm đồ thường có giá rất rẻ so với giá gốc. Vậy câu hỏi đặt ra là có nên mua xe máy cũ ở tiệm cầm đồ không? Nếu mua thì thủ tục sang tên sẽ như thế nào? Khi mua xe máy cũ tại tiệm cầm đồ cần lưu ý những gì? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết tại bài viết này.

Nếu bạn hay người thân của bạn đang có nhu cầu mua xe máy cũ tại các cửa hiệu cầm đồ. Và đang gặp phải những thắc mắc nêu trên. Vậy thì bạn tìm đúng “nơi” gãi ngứa giúp bạn rồi đó, “chúng” nằm ngay trong bài viết bên dưới này nè.

Nội dung bài viết mình sẽ phân ra thành từng phần, giải đáp lần lượt từng thắc mắc, nội dung nào bạn quan tâm thì cứ đọc còn không thì cho qua.

Để tránh làm mất thời gian của bạn, hãy kéo ngay xuống và đọc ngay nha.

1. Khi mua xe máy cũ ở tiệm cầm đồ cần lưu ý gì?

Xe máy cũ tại tiệm cầm đồ thì lúc nào giá cũng khá “mềm”, điều này đánh trúng tâm lý của nhiều người. Bởi vì đâu phải ai cũng có dư giả kinh tế để sắm một chiếc xe mới, cho nên họ thường tìm mua những chiếc xe máy cũ để xài tạm.

Nhưng dù là các bạn mua xe mới hay xe cũ thì các bạn cũng phải quý đồng tiền mình bỏ ra, đó là mồ hơi công sức của các bạn đó.

mua-xe-may-cu-1440486910-9571277

Do đó, khi các bạn đã quyết định mua xe máy cũ tại tiệm cầm đồ, thì cần phải nhớ thật kĩ những điều sau đây nha. Cực kì quan trọng nhé các bạn, nếu bạn là người đi mua xe máy thì không được quên những gì mình sắp nói bên dưới này nhé.

  • Tài sản (chiếc xe máy) có giấy tờ, văn bản minh chứng cho việc cầm cố thế chấp hay không?
  • Hiệu lực về tài sản được mang cầm cố đã hết hiệu lực hay chưa? Phía tiệm cầm đồ có được toàn quyền quyết định tài sản đang cầm cố hay không?
  • Giữa bên cầm tài sản và bên tiệm cầm đồ đã có những trao đổi thỏa thuận về hình thức “giải quyết” về món tài sản mang ra cầm cố hay không?

Nếu như phía tiệm cầm đồ có toàn quyền mua bán tài sản mang đi cầm cố thì chúng ta sẽ lưu ý thêm 2 điểm sau:

  • Trường hợp mua xe máy qua các phiên bán đấu giá: Hình thức này được phía tiệm cầm đồ thực hiện công khai căn cứ theo những quy định pháp luật ban hành về luật bán đấu giá tài sản, nếu bạn có nhu cầu mua thì bạn có quyền tham gia đấu gia để sở hữu tài sản đó. Nhưng trên thực tế, hình thức này hầu như không hề có và cửa tiệm cầm đồ hầu như quyết định toàn bộ mọi chuyện.
  • Trường hợp mua xe máy thông qua chủ sở hữu xe máy: Nếu như giữa bên cầm tài sản và tiệm cầm đồ đã cùng nhau thỏa thuận về việc bán chiếc xe máy thì chủ xe máy sẽ phải có mặt để làm giấy tờ, thủ tục mua bán xe với bên mua xe, và số tiền bán được sẽ phải trao lại cho phía bên tiệm cầm đồ theo đúng nguyên tắc đã thỏa thuận.

Đó là một số lưu ý quan trọng khi mua xe máy cũ tại tiệm cầm đồ mà mình biết và tổng hợp trên mạng.

2. Thủ tục sang tên khi mua xe máy cũ ở tiệm cầm đồ

Khi bạn đã xác định được trường hợp bạn mua xe trực tiếp với tiệm cầm đồ hay thông qua người chủ sở hữu. Lúc này chúng ta sẽ nói tiếp về vấn đề làm thủ tục mua bán xe, mọi chuyện sẽ diễn ra cực kì đơn giản luôn.

Đi công chứng thủ tục mua bán: bạn có thể đến một số cơ quan công chứng, văn phòng hoặc phòng công chứng tại quận/huyện bạn sinh sống, nhằm xác thực về hợp đồng mua bán xe máy hoặc cho/tặng xe máy…

Chuẩn bị sẵn đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ, dựa theo điều số 35 của luật Công chứng, bao gồm:

MAU-TO-KHAI-HO-CHIEU-TRE-EM-2022-5

  • Một tờ phiếu yêu cầu công chứng về các bản hơp đồng, giao dịch mua bán theo mẫu được cấp sẵn.
  • Một bản hợp đồng dự thảo về việc mua bán xe máy (nếu có thì càng tốt nha)
  • Các loại giấy tờ tùy thân cần thiết như thẻ căn cước (CMND), thẻ hộ chiếu của cả bên mua và bên bán.
  • Giầy tờ đăng ký xe máy (cà vẹt xe máy)
  • Và một số loại giấy tờ khác có điều khoản ràng buộc dính dáng đến hợp đồng mua bán và giao dịch xe máy. Miễn là trong luật pháp quy định thì phải có hết nha, nhằm tránh kiện tục và tranh chấp xảy ra.

Về mặt thủ tục: đôi bên hãy chuẩn bị trước các bản hợp đồng thủ tục mua bán/ giao dịch xe máy, nhớ phải trình bày và soạn thảo đúng mẫu ban hành. Sau đó, cả hai bên cần phải xem qua thật kĩ rồi cùng nhau ký tên vào bản hợp đồng mua bán. Rồi mang ra cơ quan công chứng để xác minh về bản hợp đồng mua bán này.

Đặc biệt khi bạn mua xe máy cũ tại tiệm cầm đồ, thì bạn cần phải làm thủ tục mua bán xe máy với tiệm cầm đồ nhé. Hãy lưu ý kĩ điều này nha các bạn!

Nếu trường hợp phía tiệm cầm đồ đã có sự thỏa thuận trước đó với bên cầm cố tài sản, về vấn đề món tài sản đó sẽ thuộc quyền hoàn toàn về bên tiệm cầm đó hoặc tiệm cầm đồ sẽ thay mặt chủ sở hữu tài sản đó đứng ra làm thủ tục mua bán/ giao dịch tài sản. Tài sản ở đây là đang nói về chiếc xe máy cũ đang được cầm cố tại tiệm cầm đồ nhé mọi người.

Quay lại vấn đề chính, khi người mua đã quyết định mua chiếc xe máy cũ này, thì người mua với tiệm cầm đồ cần phải làm một thủ tục hợp đồng mua bán xe máy. Phía người mua cần phải yêu cầu tiệm cầm đồ trình ra một số loại giấy tờ như sau:

  • Bản hợp đồng biên nhận về món đồ đang được cầm cố – Tức là hợp đồng cầm chiếc xe máy của người chủ xe với tiệm cầm đồ.
  • Giầy tờ chứng minh về việc tiệm cầm đồ có quyền định đoạt 100% về tài sản đang được cầm cố.
  • Giầy tờ chứng mình phía tiệm cầm đồ có quyền thay mặt bên cầm tài sản bán tài sản bất cứ lúc nào.

3. Quy trình đăng ký sang tên khi mua xe máy cũ tại tiệm cầm đồ

Khi các bạn đã hiểu rõ về các thủ tục mua bán xe máy cũ và đã hoàn tất xong thủ tục mua bán xe cũ với tiệm cầm đồ. Lúc này, người mua xe buộc phải tới cơ quan công an gần nhất để tiến hành làm thủ tục sang tên xe máy. Chúng ta sẽ có 2 trường hợp sau đây:

3.1. Thủ tục sang tên và di chuyển xe sang tỉnh mới

Tức là chiếc xe máy cũ bạn mua ở tiệm cầm đồ là của tỉnh khác, và bạn muốn làm thủ tục sang tên xe máy sang tỉnh hiện tại bạn đang cư trú. Nếu chiếc xe bạn tính đi đăng ký sang tên mà cùng với nơi bạn đang cư trú thì bạn không cần xem phần này.

  • Nơi tiếp nhận: Chủ xe cũ đăng ký xe ở trụ sở công an nào thì bạn cần phải đến nơi đó nhé. Thông tin có ghi rõ trên giấy đăng ký xe đó các bạn (giấy cà vẹt xe máy).
  • Hồ sơ chuẩn bị: Dựa vào điều số 10 thông tư 36 do bộ công an ban hành “36/2010/TT-BCA”. Nội dung của thông tư này có ghi rõ về vấn đề đăng ký xe máy thì phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
  • Giầy tờ tùy thân của chủ sở hữu xe máy như thẻ căn cước, chứng minh nhân dân
  • Giấy đăng ký xe máy (cà vẹt xe máy)
  • Hai mẫu giấy kê khai thông tin về việc sang tên phương tiện
  • Giấy tờ, hợp đồng xác minh việc chuyển nhượng/mua bán xe, tức là nói về bản hơp đồng mua bán xe.

Về phần thủ tục: Áp dụng dựa theo thông tư ban hành của bộ công an số 37 vào năm 2010, nói về việc tiến hành đăng ký xe. Khi hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ thì sẽ được phía cán bộ công an tiếp nhận và giải quyết:

Thu-tuc-sang-ten-xe-thanh-ly-cam-do-ban-can-biet

  • Nhân viên tiếp nhận sẽ kiểm tra lại một lần nữa về hồ sơ xin đăng ký xe, thu hồi lại biển số xe, giấy phép đăng ký xe máy của chủ sở hữu cũ.
  • Khi mọi thứ đã được kiểm duyệt xong hết thì nhân viên bên cơ quan sẽ trả lại tờ phiếu sang tên, tờ giấy kê khai sang tên phương tiện và phần còn lại của bộ hồ sơ gốc lại cho chủ phương tiện. Đồng thời, bạn sẽ phải đợi trong vài phút để được cấp thêm một tờ giấy chứng nhận đăng ký xe máy tạm thời.

3.2. Đăng ký sang tên chủ mới trên giấy đăng ký xe

Nơi tiếp nhận: Các đơn vị, trụ sở công an quận, huyện nơi người mua xe máy đăng ký.

Hồ sơ chuẩn bị: Dựa theo thống tư số 36 của bộ công an ban hành vào năm 2010, ở điều số 9 có quy định như sau:

  • Giầy tờ tùy thân của chủ xe máy: tức là thẻ căn cước hoặc giấy chứng minh thư.
  • Giấy kê khai thông tin đăng ký xe
  • Các khoản chứng từ mức lệ phí trước bạ xe: Ví dụ như giấy nộp tiền, tờ biên lai về việc nộp lệ phí trước bạ dựa theo quy định do Bộ tài chính ban hành. Trường hợp xe được miễn loại phí trước bạ thì cần phải có tờ giấy kê khai lệ phí trước bạ được chi cục thuế xác thực.
  • Tờ giấy kê khai về việc sang tên và một tờ sang tên di chuyển
  • Hợp đồng chuyển nhượng và hồ sơ gốc của xe máy.

Về phần thủ tục: Dựa theo thông tư 37 của Bộ công an ban hành vào năm 2010, ở điều số 37 có quy định về việc người mua khi nộp hồ sơ đăng ký xe thì bên tiếp nhận hồ sơ sẽ phải thực hiện những điều sau đây:

  • Kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ của chủ xe và cả những giấy tờ liên quan về chiếc xe đó.
  • Xem xét lại hồ sơ đăng ký xe một lần nữa, tiến hành cấp biển số xe mới.
  • Nếu người mua xe đã nộp đầy đủ các khoản lệ phí đăng ký xe thì sẽ được bên cơ quan phụ trách cấp giấy hẹn nhận biển số xe mới.

4. Vậy có nên mua xe máy cũ ở tiệm cầm đồ không?

Đáng lẽ ra, nội dung này mình sẽ trình bày ở đầu bài viết. Nhưng mình cố tình giải thích vấn đề này ở cuối bài viết, tất cả là cũng có lý do riêng nhé. Nếu mình để ở đầu bài viết thì có thể các bạn đọc xong là không cần xem những thông tin còn lại. Mà các thông tin đó toàn là những điều mà ít người quan tâm nhưng lại vô cùng quan trọng!

Ví dụ, với câu hỏi này, nếu mình trả lời là không nên mua thì coi như đọc xong đoạn này là các bạn đã thoát ra và không cần xem những gì được chia sẻ ở phía dưới.

Quay trở lại nội dung câu hỏi nhé!

Ở các tiệm cầm đồ thường bán rất nhiều loại xe khác nhau, giá cả cũng vậy, từ rẻ đến mắc, đầy đủ các loại xe. Cho nên, tâm lý người mua thường hay rất lo lắng, không biết chiếc xe này còn mới không? Còn chạy được không? Giá bán của nó có rẽ không? Mua rồi có thể sang tên được hay không?… Vô vàng câu hỏi luôn nha các bạn.

  • Trường hợp xe bạn mua là xe không chính chủ hoặc xe bị mất trộm

Nếu không may, các bạn mua phải chiếc xe cũ tại tiệm cầm đồ thuộc trường hợp này thì coi như bạn đang đùa với “lữa” đó nha. Hãy cẩn thận, vì chiếc xe của bạn sẽ không thể làm giấy tờ sang tên và dễ bị CSGT hốt đó nha.

xe-may-cu-2

  • Trường hợp mua phải xe chất lượng kém

Đó là chưa kể chất lượng xe không đảm bảo, có khi đã bị luộc hết đồ zin. Những loại xe này giá cầm thường rất rẻ, và tiệm cầm đồ sẽ hồ biến, bán nó cho bạn với giá trên trời dưới biển. Ở một số tiệm cầm đồ hiện nay thì lương xe gian còn nhiều hơn là xe “chính chủ”.

Như vậy, chúng ta có nên mua xe máy cũ ở tiệm cầm đồ không? Câu trả lời sẽ là tùy vào sự quyết định của bạn!

Nếu bạn vẫn muốn mua xe cũ ở tiệm cầm đồ, thì tốt nhất bạn phải có chút kinh nghiệm trong việc xem xe hoặc mua ở tiệm cầm đồ nào uy tín. Không thì bạn nhờ ai đó rành về xe, rủ họ đi xem xe chung với bạn.

Nhiều khi kẹt tiền, cần một chiếc xe máy cũ chạy đỡ cũng là một giải pháp cần thiết, mình cũng từng vào tiệm cầm đồ mua một chiếc xe máy cũ chạy đỡ trong vài năm. Nói chung cũng hiểu được cảm giác của nhiều người hiện nay, cho nên mình mới chia sẻ thật tâm về điều này.

Tóm lại, chỉ với những thông tin nêu trên, mình tin chắc các bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Có nên mua xe máy cũ ở tiệm cầm đồ? Thủ tục sang tên và lưu ý”. Nếu bạn có thắc mắc gì không hiểu hoặc muốn dược tư vấn thêm thì cứ bình luận dưới này nha, khi có thời gian rãnh thì mình sẽ giải đáp cho các bạn.

Share this post