Cách viết bảo hiểm xe máy sao cho đúng, không bị phạt?

Cách viết bảo hiểm xe máy sao cho đúng, không bị phạt?

Nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi người mua bảo hiểm trót tin vào người bán ghi thông tin gì trên bảo hiểm xe máy. Đến khi gặp phải CSGT thì mới vỡ lẽ ra là thông tin trên Giấy chứng nhận bảo hiểm không khớp với Giấy đăng ký xe. Vậy cách viết bảo hiểm xe máy như thế nào cho đúng, để không bị phạt?

1. Sai sót thông tin, CSGT vẫn phạt như thường

Theo điểm d khoản 5 điều 6 Thông tư 22/2016/TT-BTC, thông tin trên Giấy chứng nhận bảo hiểm phải đúng với thông tin trên giấy đăng ký xe. Nếu có một thông tin nào đó khác nhau thì CSGT có quyền từ chối bảo hiểm này và tiến hành xử phạt hành chính đối với phương tiện này. Lúc này, bạn sẽ bị quy vào lỗi không có bảo hiểm xe máy trách nhiệm dân sự bắt buộc theo quy định.

Nhung-sai-pham-cua-Canh-sat-giao-thong-1

2. Cách viết bảo hiểm xe như thế nào cho đúng?

Để viết bảo hiểm xe một cách đúng và đẩy đủ, bạn cần quan tâm đến các thông tin bên dưới đây:

2.1. Thông tin chủ xe và phương tiện

  • Chủ xe là người đứng tên trên Giấy đăng ký xe. Chủ xe KHÔNG phải là người điều khiển phương tiện hay người mua bảo hiểm xe máy.
  • Số khung, Số máy: Phải viết đúng từng chữ cái một, kể cả in hoa và chữ thường. Tuyệt đối không được viết tắt hay viết rút gọn 2 dãy số này. Có bao nhiêu, viết bấy nhiêu.
  • Biển kiểm soát: Viết cả dãy số mã vùng, ví dụ như 59P1 – 5391. Mình thấy nhiều người chỉ viết 5391. Trường hợp này CSGT có quyền từ chối bảo hiểm xe máy này.
  • Loại xe: Phải được tích chọn là “Dưới 50cc” hay “Trên 50cc”
  • SĐT: Có thể để trống ô này cũng được.

2.2. Thời hạn hiệu lực của bảo hiểm

Bảo hiểm được coi là hợp lệ khi có ngày bắt đầu và ngày kết thúc hợp lệ. Nên viết chính xác từng ngày theo định dạng dd/mm/yyyy.

Ví dụ: 23/11/2020 được hiểu là ngày 23 tháng 11 năm 2020.

giay-chung-nhan-bao-hiem-xe-may

2.3. Chữ ký và con dấu công ty bảo hiểm

Phần này quan trọng tuy nhiên nhiều người lại bỏ qua. Nếu bảo hiểm xe mà không có chữ ký với con dấu của công ty bảo hiểm thì coi như bảo hiểm không có giá trị. Kể cả bạn mua để đối phó với CSGT đi chăng nữa thì cũng có giá trị gì.

Phần về công ty bảo hiểm phải có ngày tháng năm ký, có chữ ký, họ và tên người đại diện, có con dấu của công ty bảo hiểm.

Chúc bạn có một trải nghiệm tại MoneyHub!

Share this post